Nhân chứng hải chiến Gạc Ma: ‘không có kẻ thù hay bằng hữu vĩnh viễn’ - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Nhân chứng hải chiến Gạc Ma: ‘không có kẻ thù hay bằng hữu vĩnh viễn’


Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.

Một nhân chứng hải chiến Gạc Ma nói với VOA rằng Việt Nam cần phải nói rõ sự thật lịch sử trong trận chiến với Trung Quốc và không nên có kẻ thù vĩnh viễn cũng không nên có bằng hữu vĩnh viễn.

Hôm 14/3, nhiều nơi tổ chức kỷ niệm 31 năm ngày hải chiến Gạc Ma, khi ấy 64 binh sĩ của Quân đội Nhân dân đã thiệt mạng lúc các tàu vận tải Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, trên quần đảo Trường Sa, thì bị các tàu chiến của Trung Quốc lao đến nổ súng.

Ông Lê Hữu Thảo, cựu chiến binh Gạc Ma, người sống sót trong trận hải chiến 14/3/1988, nói với VOA:

Chúng ta không có cái gì vĩnh viễn, bạn cũng không vĩnh viễn và thù cũng không vĩnh viễn.

Cựu chiến binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo
“Lịch sử thì phải công bằng. Mình không kích động chiến tranh hay khơi dậy để làm gì, nhưng đó là sự thật của lịch sử và nền hòa bình đã phải trả giá bằng xương máu. Đối với Trung Quốc, thật sự mà nói, chúng ta không có cái gì vĩnh viễn, bạn cũng không vĩnh viễn và thù cũng không vĩnh viễn.”

Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào cuối năm 1991, truyền thông chính thức của Việt Nam hầu như không nhắc đến các xung đột quân sự giữa hai nước trong 3 thập niên cuối thế kỷ 20 ở biên giới và trên Biển Đông.

Báo chí bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ chỉ thỉnh thoảng nói về các sự kiện đó trong vài năm gần đây, mỗi khi có căng thẳng giữa hai nước khi Trung Quốc gia tăng các hành động hung hăng để đòi chủ quyền ở Biển Đông có nhiều tranh chấp.

Đảo nhân tạo của Trung Quốc xây dựng trên Đá Gạc Ma (Ảnh của CSIS)

Mãi cho tới tháng 7/2015, thân nhân của 64 người Việt bị giết ở bãi đá Gạc Ma hồi tháng 3/1988 mới được khóc công khai cho chồng, cho cha, cho anh em của mình. Cũng tới thời điểm đó, người Việt mới biết, mới tìm và bắt đầu hỗ trợ những người may mắn sống sót trong đợt thảm sát ấy.

Theo quan sát của VOA, trong hai năm vừa qua, thảm chiến Gạc Ma được nhắc đến với tầng suất dày đặc khi nhiều cơ quan đoàn thể và thân nhân kỷ niệm ngày các chiến sĩ tử trận trong khi một vài nhà hoạt động chống Trung Quốc vẫn bị ngăn chặn khi tham gia dâng hương.

Đài truyền hình trung ương VTC ca ngợi trận chiến Gạc Ma 1988 là khúc bi tráng của người lính Hải quân trong khi trường THPT Nhân Việt ở Tp. HCM đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm, dàn dựng hoạt cảnh mô phỏng trận chiến này hôm 14/3 với hơn 500 học sinh tham dự.

Theo ông Lê Hữu Thảo, mặc dù truyền thông Việt Nam đã nhắc nhiều đến trận chiến Gạc Ma, nhưng nhiều điểm vẫn chưa rõ ràng và cần được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, ông không tiết lộ những điều này. Ông mong muốn những những sự kiện lịch sử như Gạc Ma cần được đưa vào sách giáo khoa.

“Hiện tại vẫn còn một phần hạn chế nào đó, chưa thật rõ ràng lắm. Nhưng những phần lịch sử của cuộc chiến này nên được ghi vào sách giáo khoa để lưu truyền về sau, để học tập những tấm gương kiên cường, anh dũng. Đây cũng là những mong mỏi của chúng tôi.”

Vào năm ngoái, xuất hiện những tranh cãi trên mạng xã hội giữa thiếu tướng Hoàng Kiền, nguyên tư lệnh Công Binh, và thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên giám đốc Bảo Tàng Quân Đội, cũng là chủ biên của cuốn sách ‘Vòng tròn Bất tử,’ liên quan tới vấn đề có một mệnh lệnh từ cấp cao nhất trong quân đội Việt Nam trong việc nổ súng khi Hải quân Việt Nam bị lực lượng Trung Quốc tấn công trận Gạc Ma.

Một nhân chứng trong cuộc thảm sát này là Trung Tá Nguyễn Văn Lanh kể trong quyển sách rằng có lệnh “không được nổ súng” khi binh sĩ Trung Quốc tiến vào bãi đá. Nhưng Tướng Kiền cho rằng chi tiết đó cùng nhiều chi tiết khác khiến cho cuốn sách có “sai trái nghiêm trọng.” Theo Tướng Kiền, không có lệnh “không được nổ súng” mà chỉ có lệnh “không được nổ súng trước.”

Trong một đoạn video được phát tán trên mạng, tướng Lương đã đề cập đến việc binh lính Việt Nam tại Gạc Ma khi đó nhận được lệnh không được nổ súng, dẫn đến cái gọi là “thảm sát Gạc Ma”. Theo tướng Lương, mệnh lệnh này đã biến hàng chục lính Việt Nam thành bia đỡ đạn cho phía Trung Quốc.

Một tài liệu được giải mật của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA về trận hải chiến Gạc Ma năm 1988 cho biết Việt Nam là bên nổ súng trước.


VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages