Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao là gì? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao là gì?


Trung Quốc đã không tôn trọng các nguyên tắc miễn trừ ngoại giao theo Công ước Vienna. Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ cáo buộc này. Năm ngoái, Trung Quốc đã buộc tội Canada vi phạm chính công ước này bằng cách tổ chức viết một lá thư có chữ ký của 15 vị đại sứ phản đối sự đối xử của Trung Quốc đối với người thiểu số Hồi giáo. Vậy Công ước Vienna là gì?

Trung Quốc và Canada, tranh cãi về việc bắt giữ công dân của họ, cả hai đều tuyên bố người kia vi phạm các quy tắc ngoại giao

Trung Quốc và Canada, tranh cãi về việc bắt giữ công dân của họ, cả hai đều tuyên bố người kia vi phạm các quy tắc ngoại giao.

Hồi đầu tháng này thủ tướng Canada Justin Trudeau đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế bằng cách thẩm vấn Michael Kovrig, người đang được Bộ ngoại giao Canada biệt phái sang làm việc cho một tổ chức quốc tế khi Trung Quốc bắt giữ ông này hồi tháng 12. Các vụ bắt giữ ông Kovrig và Michael Spavor, một doanh nhân người Canada, diễn ra sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính của Huawei, theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Ông Trudeau nói khi thẩm vấn ông Kovrig, Trung Quốc đã không tôn trọng các nguyên tắc miễn trừ ngoại giao theo Công ước Vienna. Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ cáo buộc này. Năm ngoái, Trung Quốc đã buộc tội Canada vi phạm chính công ước này bằng cách tổ chức viết một lá thư có chữ ký của 15 vị đại sứ phản đối sự đối xử của Trung Quốc đối với người thiểu số Hồi giáo. Vậy Công ước Vienna là gì?

Các quy tắc điều chỉnh việc ứng xử với các sứ giả nước ngoài đã được các nhà cai trị và chính phủ đề ra trong nhiều thiên niên kỷ, bởi họ muốn những người đại diện cho mình được trở về nhà nguyên vẹn. Lúc đầu, họ thỏa thuận với nhau trên cơ sở song phương hoặc giữa các nhóm nhỏ. Mãi đến Hội nghị Vienna năm 1815 mới có những nỗ lực nhằm pháp điển hóa các quy tắc này thành luật quốc tế. Bộ quy tắc đầu tiên đó xử lý những gì mà các chính phủ cảm thấy là vấn đề cấp bách nhất lúc đó: thứ tự trên dưới giữa các đại sứ và phái viên. Hội Quốc Liên vốn tồn tại trong một thời gian ngắn cũng đã tìm cách mở rộng các quy tắc này để quy định về các đặc quyền và quyền miễn trừ ngoại giao, nhưng đã phải từ bỏ nỗ lực này vào năm 1927 vì cho rằng chúng không đủ quan trọng để phải theo đuổi. Năm 1952, Liên Hợp Quốc đã coi việc hoàn thiện một bộ quy tắc là ưu tiên hàng đầu. Điều này đã được thực hiện với sự thúc giục của Nam Tư, khi đại sứ của nước này phàn nàn rằng các chính phủ phát xít và chính phủ Liên Xô đang vi phạm các nguyên tắc ngoại giao bất thành văn.

Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao, được thông qua năm 1961 và có hiệu lực vào năm 1964, quy định cách thức các quốc gia có chủ quyền có thể thiết lập, duy trì và, nếu cần, chấm dứt quan hệ ngoại giao với nhau như thế nào. Công ước xác định ai được coi là nhà ngoại giao và theo đó được hưởng các đặc quyền và quyền miễn trừ đặc biệt như thế nào. Các quy định này bao gồm quyền miễn trừ không bị truy tố dân sự và hình sự của nhà ngoại giao tại nước tiếp nhận và được miễn tất cả các loại phí và thuế. Các điều khoản này đã cho phép các đại sứ quán ở London không phải trả 115 triệu bảng tiền phí giao thông giờ cao điểm tính tới tháng 9 năm 2018 và các nhà ngoại giao ở New York không chịu trả tiền phạt đậu xe trị giá ước tính 15,6 triệu đô la Mỹ trước khi thành phố bắt đầu tịch thu biển số của những ai vi phạm vào năm 2002.

Sự miễn trừ của ông Kovrig, mà theo công ước bao gồm quyền miễn trừ không bị bắt hoặc giam giữ, hầu như đã hết hiệu lực khi ông được biệt phái sang làm việc cho Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, một viện nghiên cứu chính sách. Tuy nhiên, một phần quyền miễn trừ vẫn được áp dụng, bao gồm bất kỳ hoạt động nào mà ông ta thực hiện trong vai trò một nhà ngoại giao. Đây là lý do dẫn đến lời buộc tội của ông Trudeau. Trung Quốc thì dựa vào một quy định khác của công ước, nói rằng các nhà ngoại giao không được can thiệp vào công việc nội bộ của nước chủ nhà để làm căn cứ cho tuyên bố rằng Canada đã vi phạm luật pháp quốc tế trong việc tổ chức viết lá thư mà các vị đại sứ đã ký. Cả hai quốc gia đều có thể đưa vụ việc của mình lên Tòa án Công lý Quốc tế, điều mà Hoa Kỳ đã làm vào năm 1979 khi Iran giam giữ hơn 50 con tin người Mỹ trong hơn một năm. Căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc và Canada vẫn chưa đạt đến mức đỉnh điểm đó.


Biên dịch: Phan Nguyên
NCQT
The Economist explainsWhat is the Vienna Convention?

China and Canada, squabbling over the arrests of their citizens, have both claimed the other to be in breach of diplomatic rules


EARLIER THIS month Justin Trudeau, Canada’s prime minister, accused China of violating international law by interrogating Michael Kovrig, who was on leave from the Canadian foreign ministry and working for an international organisation when China detained him in December. The arrests of Mr Kovrig and Michael Spavor, a Canadian businessman, followed Canada’s detaining of Meng Wanzhou, the chief financial officer of Huawei, at the request of the United States. In questioning Mr Kovrig, China did not respect “the principles of diplomatic immunity”, says Mr Trudeau, referring to the Vienna Convention. China not so respectfully disagreed. Last year it accused Canada of violating that same convention by organising a letter signed by 15 ambassadors protesting against China’s treatment of its Muslim minority. What is the Vienna Convention?

Rules governing the care of foreign emissaries have been worked out over millennia by rulers and governments who wanted their representatives returned to them in one piece. At first they were agreed on a bilateral basis or among small groups. It was not until the Congress of Vienna of 1815 that a start was made on

codifying them as international law. That first set of rules dealt with what governments felt was the most pressing matter: the order of precedence among ambassadors and envoys. The short-lived League of Nations took a stab at expanding the rulebook to cover diplomatic privileges and immunities, but dropped the effort in 1927 as not important enough to pursue. In 1952 the United Nations decided that writing a comprehensive rulebook was a priority. This was done at the urging of Yugoslavia, whose representative complained that Nazi and fascist governments and the Soviet Union were violating diplomacy’s unwritten tenets….


The Economist explains

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages