Ukraine tuyên bố sẽ chiến đấu quyết liệt sau khi phương Tây đồng ý viện trợ xe tăng - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Ukraine tuyên bố sẽ chiến đấu quyết liệt sau khi phương Tây đồng ý viện trợ xe tăng


Khung cảnh những ngôi nhà bị hư hại sau các cuộc không kích của Nga vào khu định cư Hlevakha, ngoại ô Kyiv, Ukraine, hôm 26/1/2023. (Ảnh: Roman Pilipey/Getty Images)

Hôm thứ Sáu (27/1), Ukraine đã chiến đấu với quân đội Nga - lực lượng đang cố gắng chọc thủng phòng tuyến của nước này ở phía đông và đông bắc - trước khi Kyiv nhận được xe tăng từ các đồng minh phương Tây. Ukraine nói rằng cuộc giao tranh cho thấy họ cần có thêm vũ khí để đẩy lùi các lực lượng Nga.

Kyiv cho biết, các trận chiến khốc liệt đang diễn ra chỉ một ngày sau khi ít nhất 11 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Moscow. Đây được coi là đòn trả đũa của các lực lượng Nga ở Ukraine để đáp trả việc các đồng minh then chốt hứa hẹn chuyển giao xe tăng cho Ukraine.

Sau nhiều tuần tranh cãi, tuần này Đức và Mỹ tuyên bố sẽ gửi hàng chục xe tăng tiên tiến tới Ukraine để hỗ trợ đẩy lùi lực lượng Nga và mở đường cho các nước khác làm theo.

Cũng trong hôm 27/1, Ba Lan đã tiếp thêm động lực cho Ukraine khi hứa hẹn sẽ cung cấp thêm 60 xe tăng, cùng với 14 xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất cho Ukraine.

Cả hai bên tham chiến đều được cho là sẽ phát động cuộc tổng tấn công mùa xuân, mặc dù Washington đã khuyên Kyiv không nên tiến hành cuộc tấn công như vậy cho đến khi nước này nhận được vũ khí mới nhất và lực lượng quân sự của nước này đã hoàn tất quá trình huấn luyện. Tuy nhiên, quá trình này dự kiến ​​sẽ mất vài tháng.

Nga cho biết, Hoa Kỳ đang “bơm vũ khí vào Ukraine”. Đồng thời, Moscow cũng khiển trách Tổng thống Joe Biden và nói rằng, ông Biden đã nắm giữ chìa khóa để chấm dứt cuộc xung đột nhưng ông đã không sử dụng nó.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã cảm ơn sự hỗ trợ của các đồng minh, đồng thời kêu gọi phương Tây áp đặt thêm các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Moscow, cũng như tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine trong tháng thứ 12 của cuộc chiến.

Vài giờ sau bài phát biểu của ông, giới chức Ukraine đã báo cáo về các trận chiến khốc liệt ở phía đông bắc và phía đông của đất nước, nơi diễn ra một số trận chiến khốc liệt nhất kể từ cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24/2/2022.

Ông Oleh Synehubov, Thống đốc vùng đông bắc Kharkiv cho biết: “Giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn dọc theo tiền tuyến”. Đồng thời, ông Oleh Synehubov cũng tuyên bố rằng, các lực lượng Ukraine hiện đang cầm cự.

Ukraine đối mặt với tình trạng thiếu điện Hàng triệu người dân Ukraine hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện sau cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga hôm thứ Năm (26/1).

Ukraine đã nhiều lần cáo buộc Nga nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự của nước này. Tuy nhiên, phía Moscow đã bác bỏ cáo buộc này.

Nga cho biết, các cuộc không kích tập trung vào “các cơ sở vận hành hệ thống giao thông và tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Ukraine”. Đồng thời, giao tranh cũng khiến Ukraine gặp khó khăn trong việc sửa chữa máy móc hoặc vũ khí hạng nặng (military hardware), cũng như vận chuyển vũ khí do các đồng minh viện trợ.

“[Ukraine đã đạt được] các mục tiêu của cuộc tấn công ồ ạt. Tất cả các mục tiêu được chỉ định đã bị vô hiệu hóa", phía Ukraine cho hay.

Reuters không thể xác minh các báo cáo chiến trường.

Các chiến tuyến phần lớn đã bị đóng băng trong hai tháng. Trong khi đó, Nga đang cố gắng giành lấy phần lãnh thổ ở phía đông sau khi chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ ở khu vực này và bảo vệ một hành lang lãnh thổ mà nước này đã chiếm giữ ở miền nam Ukraine.

Ông Oleskandr Musiyenko, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quân sự của Ukraine, cho biết, Nga đang điều động thêm quân tiếp viện, chủ yếu là lính nghĩa vụ, để ngăn chặn bước tiến của Ukraine.

Trong một diễn biến khác, Nhật Bản đã thắt chặt các biện pháp trừng phạt vào hôm 27/1, mở rộng danh sách cấm xuất khẩu và đóng băng tài sản của các quan chức và thực thể của Nga.

Trong khi Ukraine hy vọng rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt về năng lượng hạt nhân thì Hungary đã giáng một đòn mạnh vào nước này khi tuyên bố rằng, họ sẽ phủ quyết các động thái như vậy. Hungary hiện đang sở hữu một nhà máy hạt nhân do Nga xây dựng và cũng đang có kế hoạch mở rộng nhà máy này.

Nga đang thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể phương Tây, trong đó cơ quan giám sát truyền thông nhà nước Roskomnadzor của Nga đưa tin rằng, họ đã chặn các trang web của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Roskomnadzor đã cáo buộc hai cơ quan trên của chính phủ Hoa Kỳ vì truyền bá thông tin sai lệch.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đến thăm Eritrea - cũng là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du châu Phi bắt đầu từ Nam Phi của ông. Quốc gia này đang lên kế hoạch tập trận quân sự chung với Nga và Trung Quốc.

Kết thúc chuyến công du của mình tới các quốc gia châu Phi, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết, bà đã thảo luận về các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga trong mỗi điểm dừng chân và hy vọng sẽ sớm đạt được thỏa thuận về mức trần tiếp theo đối với giá dầu của Nga.

   Mời xem thêm »


© Lam Giang biên dịch
    The Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages