Nhìn Hongkong Chúng Ta Đừng GATO - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Nhìn Hongkong Chúng Ta Đừng GATO


Người dân xuống đường biểu tình tại Hà Nội với biểu ngữ "Ai đầu độc biển miền Trung?", ngày 1/5/2016.

Nhiều người thấy 1/7 dân số HongKong xuống đường biểu tình cứ suýt xoa, ước gì dân Đông Lào nhà mình có được chỉ cần 1/10 của họ bala bala …

Thưa các anh chị rằng, HongKong họ đã có hơn 120 năm sống trong nền tư bản giãy mãi mà không chết, hiện nay họ còn là trung tâm thương mại tài chính nhất nhì thế giới, …. Biểu tình vậy mà đạo luật vẫn bấm nút thông qua he he không có gì là lạ bởi hiện nay HongKong đã rơi về tay cộng sản Trung Quốc.

Còn Đông Lào thì sao, sự kìm kẹp của chế độ cộng sản sau 44 năm đã có gì gọi là mở mang tầm mắt chưa? Đến anh hùng bàn phím còn phải dặt dè, đánh rắm không dám kênh đít để thoả mãn sự sung sướng cuộc đời thì đừng có mà gato với họ.

Với tôi, là một thế hệ sinh sau đẻ muộn, nhưng tôi thấy mới trải qua vài cuộc biểu tình ngày một rầm rộ và lớn mạnh hơn. Còn nhớ hồi tôi mới xuống đường lần đầu, cả đám chúng tôi ở Hà Nội người dân xung quanh nhìn chúng tôi bằng những ánh mắt như người ở hành tinh khác trở về, và râm ran xa gần đều nghe được hai chữ

“Phản động” he he không có gì là lạ. Bởi đám chúng tôi quá ít, quá cô đơn, cả đoàn chưa nổi 50 người.

Đến năm 2015, phong trào phản đối chặt 6.700 cây xanh Hà Nội đã dần khả quan hơn, lúc đó chúng tôi mừng lắm, vui lắm háo hức vô cùng. Ngày hôm đó tại bờ hồ Thiền Quang đoàn biểu tình chúng tôi không còn cô đơn lạc lõng như những năm trước đây, họ đã hưởng ứng xuống đường khoảng trên 1.000 người.

Ngay năm sau, ngày 1.5.2016 tại bờ hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, đã có khoảng trên 5.000 người cùng đồng thanh phản đối nhà máy Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường làm chết cá hàng loạt ở bờ biển miền trung.

Rồi ngày 10.6.2018 thì sao, một cuộc tổng biểu tình được cho là lớn nhất từ sau năm 1975 trở lại đây, theo ước tính có tới gần 2 vạn người tham gia xuống đường tại Sài Gòn để phản đối Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng.

Trong khi đó, HongKong rầm rộ lớn mạnh như vậy, đạo luật Dẫn độ vẫn được thông qua.

Còn Đông Lào chúng ta thì sao? Sau sự kiện xuống đường ngày 21.3.2015 để phản đối chính quyền Hà Nội chặt hạ 6.700 cây xanh thì việc chặt hạ cây xanh trên quy mô lớn ở Hà Nội được dừng lại. Tiếp đến sự kiện biểu tình ngày 10.6.2018 thì Quốc hội xứ Đông Lào đã phải dừng biểu quyết Luật Đặc Khu.

Vậy cho nên, ở đâu có áp, ở đó có đấu tranh. Ở Đông Lào dưới sự dẫn dắt của đám gọi là “phản động” thì cũng đã có sự thay đổi nhất định của giới chức trách nhà cầm quyền Việt Nam.

Trước thế kỷ 20, tại xứ sở An Nam có rất nhiều phong trào được phát động nhằm thay đổi thể chế, thay đổi an sinh xã hội, thay đổi diện mạo đất nước như: Phong trào Tây Sơn, Phong trào Đông Du, Phong trào Cần Vương, Phong trào Duy Tân, Phong trào Đồng Khởi ….

Thế kỷ 21 tại HongKong hiện nay có Phong trào Dù Vàng được con dân xứ Đông Lào nhắc tới rất nhiều, Phong trào Dù Vàng nhằm mục tiêu của họ là đòi hỏi được

một nền dân chủ thực thụ chứ không thể lệ thuộc hay chi phối bởi chính quyền cộng sản Trung Quốc can thiệp.

Tại sao ở HongKong có Phong trào Dù Vàng họ mạnh mẽ như vậy mà Đông Lào chúng ta không chung tay đoàn kết thành lập một Phong trào gì đó để thay đổi diện mạo đất nước, xoá bỏ thể chế độc tài cộng sản? Hay chăng chúng ta nên thúc đẩy để có một Phong trào Diệt Cộng trong toàn dân xứ Đông Lào.


Thái Văn Đường
SaiGonPost

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages