Tham vọng và chiến thuật của Bắc kinh để kiểm soát Đông Nam Á - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Tham vọng và chiến thuật của Bắc kinh để kiểm soát Đông Nam Á


Nguồn:Wang He, Beijing’s Ambitions and Tactics to Control Southeast Asia | The Epoch Times, July 4, 2021
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu qua video tại lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư và Kinh doanh Trung Quốc-ASEAN, ở Nam Ninh, miền nam Quảng Tây, Trung Quốc, vào ngày 27 tháng 11 năm 2020. (STR/AFP via Getty Images)

Lãnh đạo Trung Hoa Xi Jinping (Tập Cận Bình) đọc diễn văn qua truyền hình tại buổi lễ khai mạc Thượng đỉnh Doanh nghiệp và Đầu tư Trung Hoa-ASEAN, ở Nanning (Nam Ninh), phía nam Guangxi (Quảng Tây), Trung Hoa, ngày 27 tháng 11 nm8 2020. [Ảnh: STR/AFP]

Các chiến thuật để thống trị toàn cầu của chế độ Trung Hoa phần lớn tập trung vào ngoại giao vòng ngoài, chú trọng đến Đông Nam Á (ĐNA), nơi Beijing (Bắc Kinh) đã có một số tiến bộ qua sự thay đổi quan điểm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duarte đối với Trung Hoa.

ĐNA bao gòm Bán đảo Đông Dương và Quần đảo Malay. Nó là giao diem063 của Châu Đại Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi eo biển Malacca dược dùng như một trạm kiểm soát, và bao gồm 1 diện tích khoảng 1,76 triệu mi2. Mười thành viên của ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) gồm có Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Năm 2019, mười quốc gia thành viên ASEAN có GDP tổng cộng là 3.170 tỉ USD, ít hơn ¼ GDP của Trung Hoa, và một dân số 655 triệu người, gần ½ dân số của Trung Hoa và nhiều hơn dân số của Liên hiệp u Châu (EU) 142 triệu người.



Các quốc gia thành viên ASEAN có GDP rất khác nhau. Indonesia, thí dụ, là quốc gia Asean duy nhất và lớn nhất với GDP vượt quá 1.000 tỉ USD và, trong năm 2019, là 1.120 tỉ USD với dân số 267 triệu người. Brunei, quốc gia ASEAN nhỏ nhất, có dân số 460.000 người và GDP là 13,47 tỉ trong năm 2019. Sức sống và ảnh hưởng của ASEAN chỉ đứng sau EU như một phát triển chung của khu vực kể từ khi được thành lập vào năm 1967.

Ngăn chận sự bành trướng của cộng sản trong khu vực là một trong những mục đích chánh của việc thành lập ASEAN. Đảng Cộng sản Trung Hoa (Chinese Communist Party (CCP)) đã xuất cảng cách mạng đến các quốc gia ĐNA kể từ thời Mao Zedong (Mao Trạch Đông). Hậu quả là, nhiều phong tráo chống Trung Hoa đã xảy ra trong một vài quốc gia, nhưng thế lực của CCP tiếp tục bành trướng ở ĐNA, mà trong chừng mực nào đó, được chứng tỏ với sự thất bại của Tổ chức Liên phòng ĐNA (Southeast Asia Treaty Organization (SEATO)). Ngày nay, Philippines vẫn còn thống khỗ vì chiến tranh du kích của Đảng Cộng sản Philippines.

Từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, CCP đã có tiến bộ nhanh chóng trong việc phát triển mối liên hệ với ASEAN, thiết lập bang giao với mỗi quốc gia thành viên ASEAN, và giới hạn không phận quốc tế của Taiwan (Đài Loan).

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong màn hình bên phải khi ông phát biểu trong Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Khu vực Tổng quát lần thứ 4th (RCEP) tại Thượng đỉnh ASEAN được tổ chức trên mạng ở H2 Nội, Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 2020. [Ảnh: Nhac Nguyen/AFP}

Trung Hoa đã trở thành đối tác mậu dịch lớn nhất của ASEAN trong 12 năm liên tiếp. Ngoài ra, trong năm 2019, ASEAN trở thành đối tác mậu dịch lớn thứ 2nd của Trung Hoa, vượt qua Hoa Kỳ, và trong năm 2020, nó vượt qua EU như là đối tác mậu dịch lớn nhất của Trung Hoa.

Năm 2004, một bài viết được đăng trên China Report Weekly phân tích rằng ĐNA không chỉ quan trọng đối với Beijing, mà là quan trọng “sống chết”. Trước hết, ĐNA là bàn đạp của CCP để trở thành siêu cường thế giới; thứ hai, ĐNA là cao điểm của việc ngăn chận Hoa Kỳ và Nhật Bản của Trung Hoa.

Kể từ “Kỷ nguyên Mới của Xi Jinping,” CCP đã chuyển từ “ngoại giao tham gia” ở ĐNA sang “ngoại giao uốn nắn,” sử dụng cách thức “tấn công có kiểm soát, dân sự lẫn quân sự.” CCP đã thành công trong việc uốn nắn tình thế hya thay đổi và phức tạp ở ĐNA. Thật vậy, khi chiều hướng chiến lượ của thế giới chuyển sang cuộc đối đầu 2 cực giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ và việc bao vây và đán áp của CCP, các quốc gia ASEAN do dự để chọn bên vì sự độc lập kinh tế của Trung Hoa. Điều nầy, trong chừng mực nào đó, cho thấy ảnh hưởng kéo dài của ý định kiểm soát ĐNA của CCP. Tứ chánh sách đối với ASEAN của CCP trong những năm gần đây, các chiến thuật của CCP có thể được phân loại như sau. Thu hút kinh tế



Nói chung, ASEAN là một nền kinh tế đang trỗi dậy. Tồng số GDP của các quốc gia thành viên lúc thành lập ASEAN vào năm 1967 là 20 tỉ USD, chiếm 3,3% kinh tế toàn cầu. Sau trên 50 năm phát triển, tổng số GDP của họ lên đến 3.000 tỉ USD trong năm 2018, tăng gấp đôi phần đóng góp của kinh tế toàn cầu lên 6,9%, được xếp hạng là nền kinh tế lớn thứ 5th trên thế giới và thứ 3rd ở Á Châu. Các quốc gia ASEAN là các nền kinh tế xuất cảng. Năm 2018, mậu dịch bên trong ASEAN chỉ tăng 23% trong khi sự lệ thuộc vào kinh tế Trung Hoa gia tăng trong nhiều năm.

Sự thu hút kinh tế của Trung Hoa thấy rõ trong sự tăng trưởng lớn lao của mậu dịch song phương. Theo dữ kiện chánh thức, năm 2004, khối lượng mậu dịch song phương giữa Trung Hoa và ASEAN vượt quá 100 tỉ USD lần đầu tiên; năm 2007, nó vượt quá 200 tỉ USD; năm 2011, nó vượt quá 300 tỉ USD; năm 2012, nó vượt quá 400 tỉ USD. Và trong năm 2020, giữa đại dịch Covid-19, mậu dịch tăng lên 684,6 tỉ USD, một mức gia tăng 6,8%, theo Bangkok Post.

Sự di chuyển của kỹ nghệ chế biến Trung Hoa đến ĐNA là một yếu tố quan trọng của sự tăng trưởng lớn lao của mậu dịch song phương. Từ năm 2009 đến 2018, mức tăng trưởng trung bình hành năm của đầu tư trực tiếp Trung Hoa trong ASEAN tăng 19,8%, 10,9% cao hơn tổng số đầu tư ngoại quốc trong cùng thời kỳ, theo dữ kiện chánh thức. Tính đến tháng 8 năm 2019, Trung Hoa và ASEAN có khoảng 230 tỉ USD đầu tư hỗ tương và thiết lập 25 khu hợp tác kinh tế và mậu dịch hải ngoại, thu hút trên 600 doanh nghiệp, theo truyền thông quốc doanh Xinhua. Như thế, điều nầy có hai ngụ ý trực tiếp: thứ nhất, mậu dịch của Trung Hoa với ASEAN đã chuyển từ tình trạng thâm thùng trước năm 2011 sang thặng dư; thú hai, các sản phẩm điện cơ hiện đang chiếm trên ½ hàng hóa mậu dịch hỗ tương, cho thấy rằng các nền kinh tế Trung Hoa-ASEAN bổ sung nhau rất cao với các chuỗi cung cấp và kỹ nghệ kết hợp. CCP nay đang khuyến khích cơ chế thanh toán đồng yuan trong mậu dịch Trung Hoa-ASEAN, nâng cao việc quốc tế hóa tiền tệ của Trung Hoa.

CCP có ý định thống trị sự kết hợp kinh tế của ĐNA và Á Châu để cạnh tranh với khu vực kinh tế Bắc Mỹ và khu vực kinh tế u Châu. Sự thu hút kinh tế của ĐNA đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chánh sách kinh tế hải ngoại của CCP.

Làm đẹp vấn đề Biển Đông với chiến lược mềm

Vấn đề Biển Đông liên hệ đến 6 quốc gia và 7 bên, gồm có Taiwan, Beijing, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia, ảnh hưởng đến quyền lợi cốt lõi của CCP. Do đó, CCP cần phải ngăn chận các quốc gia ASEAN một cách cấp bách.

Thái độ cứng rắn và độc đoán về vấn đề Biển Đông của CCP được xem là một hành động mãnh liệt để làm nản lòng các quốc gia ASEAN khi so sánh với hành động khoan dung của thu hút kinh tế. Điều nầy được bày tỏ trong 3 lãnh vực. Thứ nhất, Beijing phớt lờ các điểu khoản của Quy ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS)), tuyên bố đước chủ quyền 9 đoạn, và từ chối công nhận, tham gia, hay chấp nhận Hòa giải Biển Đông giữa Philippines và Trung Hoa trong năm 2016. Thứ hai, Trung Hoa tiếp tục xây cac1 đảo trong Biển Đông để làm căn cứ bán quân sự. Thứ ba, Trung Hoa thỉnh thoảng đe dọa các quốc gia liên hệ. Thí dụ, vào tháng 3 năm nay, trên 200 tàu đánh cá Trung Hoa neo ở bãi đá ngầm đang tranh chấp giữa Trung Hoa và Philippines; và vào ngày 31 tháng 5, Malaysia khám phá 16 máy bay quân sự Trung Hoa bay vào không phận của họ, bên trong 60 hải lý ở phía đông bang Sarawak của Malaysia.



Tàu đánh cá của Trung Hoa ở bãi đá ngầm Scarborough ngày 5 tháng 4 năm 2017. [Ảnh: Erik De Castro/Reuters]

CCP chơi trò chánh trị dưới danh nghĩa của “hòa bình và nguyên tắc.” Đầu tiên, họ ký Tuyên cáo về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC)) không có ràng buộc pháp lý với ASEAN, và rồi tham gia vào việc thương thảo Quy tắc Ứng xử (Code of Conduct (CoC)) cho Biển Đông để kếm chế các quốc gia ASEAN. Trong khi thương thảo, CCP nhấn mạnh đến lập trường của họ với thương thảo kéo dài và thái độ độc đoán để tạo nên một cái bẫy thương thảo, thảo luận các vấn đề của việc áp dụng CoCs, cho dù CoC sẽ có hình thức của một hiệp ước ràng buộc pháp lý, và sự diễn dịch của tự chế không làm cho tranh chấp thêm phức tạp hay tồi tệ thêm. Trong lúc đó, CCP tiếp tục bành trường các căn cứ bán quân sự ở Biển Đông, nơi họ xây một pháo đài nước sâu có thể ngăn chận nguyên tử trên toàn thế giới, buộc các quốc gia phải chấp nhận chuyện đã rồi. Một số chuyên viên cho thấy rằng tình hình trong Biển Đông đang trở thành “bấp bênh của hóa bình (fog of peace),” một phiên bản mới của “bấp bênh của chiến tranh (fog of war).”

Vũ khí hóa nguồn nước

Được biết như “Tháp Nước của Á Châu,” cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng ảnh hưởng đáng kể đến việc phân phối nguồn nước của Á Châu là nơi bắt nguồn của 10 hệ thống sông quan trọng – tám trong số đó là các sông quốc tế chảy qua Trung Hoa, ĐNA và Nam Á ngoài sông Yangtze (Dương tử) và Yellow (Hoàng). Trong số đó, sông Lancang-Mekong ở ĐNA, chảy qua Trung Hoa, Myanmar, lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam rồi đổ vào Biển Đông, và sông Nujiang-Salween, chảy qua Trung Hoa, Thái Lan, Myamar rồi đổ vào Biển Andaman, có khối lượng nước lớn lao ảnh hưởng đến các quốc gia mà chúng chảy qua. Do đó, CCP vũ khí hóa nguồn nước, khai thác lợi thế của thượng lưu để đe dọa và thao tùng các chánh sách của các quốc gia nầy theo Trung Hoa.

Đây là điểm nổi bật nhất của vấn đề sông Mekong. Sông Mekong, với phần thượng lưu ở Trung Hoa gọi là sông Lancang, được biết như “Danube của phương Đông.” CCp đã xây các trạm thủy điện trên dòng chánh sông Lancang, được bao gồm trong 13 kế hoạch thủy điện quốc gia của Trung Hoa. Mười một đập trên sông Lancang cho phép CCP kiểm soát vòi nước sông Mekong. Hạn hán Mekong năm 2010, 2016 và 2019 liên quan đến việc dùng hồ chứa nước để trữ nước của CCP, đã được xác nhận bởi nhiều nghiên cứu khác nhau.

Từ lâu, CCP đã xem sữ kiện thủy học sông Lancang và việc điều hành đập là bí mật. Dưới áp lực, CCP ký một thỏa thuận vào ngày 22 tháng 10 năm 2020, với Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), được thành lập bởi Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam vào tháng 4 năm 1995, với Myanmar là đối tác đối thoại. Trung Hoa đồng ý chi sả dữ kiện thuỷa học quanh năm ở 2 trạm thủy điện ở thượng lưu Mekong. Một trong 2 trạm, tuy nhiên, là Trạm Thủy điện Jinghong (Cảnh Hồng) trên dòng chánh sông Lancang và là đập dưới cùng của chuỗi đập xây trên thượng lưu sông Mekong. Không phải lưu ý về dung tích của hồ chứa vì nó không lớn nhất. Thay vào đó, các quốc gia hạ lưu Mekong cần có thêm dữ kiện về các trạm thủy điện với sức chứa lớn nhất ở phía thượng lưu, kể cả lượng nước xả và thời điểm xả nước, để có thể tiên đoán lũ lụt và hạn hán có hiệu quả hơn. [Lời người dịch: Chỉ cần biết lượng và thời điểm xả nước từ đập Jinghong là đủ.]

CCP, mặc dù ký kết thỏa thuận, đã không tuân thủ. Chuyên viên thủy học Tiến sĩ Wang Weiluo cho thấy rằng vào ngày 6 tháng 1 năm nay, Trung Hoa thông báo cho một số quốc gia ở hạ lưu sông Lancang về 20 ngày hạn chế nước, bắt đầu từ ngày 5 đến 25 tháng 1. Giới chức Trung Hoa sau đó giải thích rằng lưu lượng xả duoc85 giảm ½ để bảo trì đường dây dẫn điện. MRC ra tuyên bố nói rằng tông báo ngày 6 tháng 1, nhưng Trung Hoa đã giảm lưu lượng ngày 5 tháng 1 và rằng họ đã giữ lại nước kể từ cuối tháng 12 năm 2020 khi MRC nhận thấy mực nước tụt giảm phù hợp với hệ thống theo dõi. Lý do bảo trì đường dây dẫn điện trong lưới điện không thể biện minh cho việc hạn chế nước.



Việc khai thác vòi nước Mekong của CCP đã cho họ ưu thế mặc cả chánh trị để hạn chế các quốc gia ASEAN vì 5 quốc gia Mekong ở hạ lưu chiếm ½ thành viên của ASEAN. Năm 2016, CCP cầm đầu việc thành lập cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) và tở chức nhiều phiên họp cấp cao từ đó. Vũ khí hóa nguồn nước của CCP áp đặt những hạn chế bất thường cho các quốc gia ASEAN.

Kết luận

Các quốc gia thành viên ASEAN có lập trường quốc tế phức tạp – họ tự túc, nhưng khôi phục bên trong khối với sức mạnh tương ứng; họ ước mơ về CCP, nhưng lo sợ sức mạnh của nó; họ tìm sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, nhưng lo ngại bị lọi dụng. Trong những năm gần đây, gia tăng đầu tư ở ĐNA của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ đã không che lấp sức mạnh của đường lối 3 điểm của CCP: ngoại giao, sức mạnh kinh tế, và sức mạnh quân sự.

Các quốc gia ASEAN cần có một thừa nhận tổng quát đối với CCP, để họ có những quyết định chiến lược đúng đắn trong thời gian sắp đến.

   Mời xem thêm »


© Wang He
    Bình Yên Đông lược dịch
Nguồn:Wang He, Beijing’s Ambitions and Tactics to Control Southeast Asia | The Epoch Times, July 4, 2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages