Các nhà khoa học Đức xác định Viện Virus học Vũ Hán là nơi bắt nguồn COVID-19 - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Các nhà khoa học Đức xác định Viện Virus học Vũ Hán là nơi bắt nguồn COVID-19


Tòa nhà chính của Đại học Hamburg, nơi Tiến sĩ Roland Wiesendanger và nhóm của ông đã xuất bản một bài báo đa ngành cho thấy Viện Virus học Vũ Hán thực sự là nguồn gốc của đại dịch COVID-19. (Nguồn: Merlin Senger qua Wikimedia Commons CC BY SA 3.0)


Theo một nghiên cứu được xuất bản dưới dạng bản in trước trong tháng này, các nhà khoa học từ Đại học Hamburg đã xác định rằng virus Corona Vũ Hán (SARS-CoV-2) gây ra căn bệnh COVID-19 bắt nguồn từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV).


Trong một thông cáo báo chí của trường Đại học Hamburg được công bố ngày 18/2, Giáo sư Tiến sĩ Roland Wiesendanger, Giám đốc Trung tâm Khoa học nano liên ngành tại trường, cho biết “một số nguồn tin chất lượng” chỉ ra “tai nạn trong phòng thí nghiệm” tại WIV là nguyên nhân khiến rò rỉ virus. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận khoa học liên ngành bao gồm tài liệu khoa học, điều tra cá nhân và giao tiếp với các nhà nghiên cứu cũng như các phương tiện báo chí và trực tuyến khác nhau để đưa ra kết luận cuối cùng về nguồn gốc virus Corona Vũ Hán.


Phát hiện này đưa ra sau khi cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo công bố kết quả điều tra cho thấy nhiều nhà nghiên cứu tại WIV phát triển các triệu chứng giống bệnh COVID-19 nhiều tháng trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thừa nhận có vấn đề dịch bệnh trong nước. Vào đầu tháng 10/2019, Bắc Kinh cũng đã tiến hành điều tra cơ sở này sau khi một nhà nghiên cứu trẻ bị ốm và chết.



Ông Wiesendanger lưu ý rằng nghiên cứu không “cung cấp bất kỳ bằng chứng dựa trên khoa học nào” nhưng cung cấp một số thứ mà ông gọi là “dấu hiệu quan trọng” để xác nhận tính xác thực của giả thuyết rằng phòng thí nghiệm An toàn sinh học Cấp 4 của ĐCSTQ là nguồn gốc lây lan của đại dịch toàn cầu.


Các nhà nghiên cứu nói rằng, không giống như đại dịch virus corona khác như SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng) ban đầu năm 2003 hoặc đại dịch MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông) năm 2012, “cộng đồng khoa học vẫn chưa xác định được vật chủ tạm thời đã tạo ra sự lây truyền SARS-CoV-2 từ dơi sang con người có thể”. Do đó, họ nói rằng "không có cơ sở xác đáng" cho giả thuyết rằng đại dịch là kết quả của một cú nhảy của virus từ dơi sang người trong các hoàn cảnh tự nhiên.


Họ cũng phát hiện ra rằng cách SARS-CoV-2 liên kết với các thụ thể của tế bào người đã đủ để “chỉ ra nguồn gốc phi tự nhiên” của virus bởi vì đây là đặc điểm hoàn toàn mới của họ virus corona.


Đọc thêm »


Viện Virus học Vũ Hán là nơi khởi nguồn dịch bệnh


Nhóm của Tiến sĩ Wiesendanger chỉ ra rằng dơi không được bán ở chợ ẩm thực ở Vũ Hán, nơi được cho là bắt nguồn của đại dịch. Ngoài ra, WIV là nơi “lưu trữ một trong những bộ sưu tập các mầm bệnh dơi lớn nhất trên thế giới”; tổ chức một nhóm nhà khoa học để “nghiên cứu thao tác di truyền của virus corona trong nhiều năm với mục tiêu làm cho những virus này dễ lây nhiễm hơn, nguy hiểm hơn và có khả năng gây tử vong cao hơn”; và đồng thời có các biện pháp an toàn được cho là không đủ trước khi đại dịch coronavirus bùng phát. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại chỉ ra rằng nguồn gốc của virus đến từ phòng thí nghiệm nguy hiểm nhất của ĐCSTQ.


Nhóm nghiên cứu cũng cho biết “nhiều dấu hiệu trực tiếp” cho thấy một “nhà nghiên cứu trẻ tuổi tại Viện virus học Vũ Hán” là người đầu tiên bị nhiễm bệnh. Các dấu hiệu khác chỉ ra rằng virus đã lây lan từ WIV “vào thành phố Vũ Hán và hơn thế nữa”, trong khi ĐCSTQ “tiến hành kiểm tra viện” sớm nhất là vào nửa đầu tháng 10/2019.



Tiến sĩ Wiesendanger nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm hiểu tận cùng nguồn gốc của virus thay vì chơi một trò chơi chính trị nguy hiểm với chế độ cộng sản nổi tiếng bởi các cuộc khủng hoảng và bê bối: “Một cuộc kiểm tra dựa trên khoa học quan trọng về câu hỏi nguồn gốc của đại dịch hiện nay có tầm quan trọng lớn, bởi vì chỉ trên cơ sở kiến thức này mới có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp để giảm thiểu xác suất các đại dịch tương tự xảy ra một lần nữa trong tương lai”.


Nghiên cứu được hoàn thành vào tháng 1/2021, và công bố cho một nhóm nhỏ các nhà khoa học. Ông Wiesendanger nói rằng mục đích của ấn phẩm này là gợi mở ra cuộc tranh luận trong cộng đồng khoa học và thế giới nói chung về “các khía cạnh đạo đức của nghiên cứu 'đạt được chức năng' như vậy, điều này làm cho các mầm bệnh dễ lây lan, nguy hiểm và gây tử vong cho con người hơn”.


“Đây không còn là vấn đề của một nhóm nhỏ các nhà khoa học nữa”, ông nói.


Đọc thêm »



© Văn Thiện
    Vision Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages