Lập trường của ông Biden và Tổng thống Trump về ĐCS Trung Quốc - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Lập trường của ông Biden và Tổng thống Trump về ĐCS Trung Quốc



Binh sĩ Trung Quốc ngồi trên đỉnh bệ phóng tên lửa di động khi lái xe trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (từ năm 1949), tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 1/10/2019 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Hình ảnh Kevin Frayer / Getty)

Ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và Tổng thống Donald Trump có những cách tiếp cận khác nhau khi đối phó với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Các cố vấn chính trị và chuyên gia về Trung Quốc chỉ ra mối liên kết lịch sử kéo dài hàng thập kỷ giữa Bắc Kinh và ông Biden. Trước đây, với tư cách là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, ông Biden đã bày tỏ ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, dẫn đến mối quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn của nước này với Hoa Kỳ.

Từ lâu, Bắc Kinh đã bị cáo buộc lợi dụng vị thế của mình trong WTO với tư cách là một "quốc gia đang phát triển", bằng cách tham gia vào một loạt các hành vi thương mại không công bằng. Các quan chức và chuyên gia thuộc chính quyền của Tổng thống Trump phàn nàn rằng, những hành vi lươn lẹo này của ĐCSTQ hầu như không bị trừng phạt - ít nhất là thông qua các quy định hiện hành của WTO.




Ông Biden đã dần áp dụng giọng điệu mạnh mẽ hơn khi chỉ trích những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ. Chiến dịch tranh cử tổng thống của ông cũng phác họa hình tượng của ông như một người sẽ đối đầu với Trung Quốc về mặt kinh tế. Còn Tổng thống Trump tuy đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nhưng lại là người chỉ trích dữ dội những vi phạm nhân quyền của nước này. Ông Trump đã có cuộc gặp gỡ các nạn nhân từ các cuộc đàn áp do ĐCSTQ gây ra tại Phòng Bầu dục. Đương kim Tổng thống Hoa Kỳ cũng nhiều lần đưa ra đề xuất tách khỏi Trung Quốc, để chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào chuỗi dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc.


Tổng thống Donald Trump (trái) và ứng cử viên tranh cử Tổng thống Joe Biden

Theo ông Brian Kennedy, hai phương pháp tiếp cận ĐCSTQ của 2 vị ứng cử viên năm nay “khác nhau về những mặt cơ bản, đặc biệt là về kinh tế”. Ông Kennedy là chủ tịch của “Ủy ban về Mối nguy hiểm cận kề: Trung Quốc” (Committee on the Present Danger: China), và là tác giả của cuốn sách “Cuộc chiến của ĐCSTQ bên trong nước Mỹ” (Communist China’s War Inside America).

Trao đổi với The Epoch Times, ông cho biết: “Tổng thống Trump tin rằng Trung Quốc là mối đe dọa kinh tế đối với tầng lớp trung lưu Mỹ và sự thịnh vượng trong tương lai của quốc gia chúng ta (tức Hoa Kỳ). Còn cựu Phó Tổng thống Biden là người theo chủ nghĩa toàn cầu; ông ấy tin rằng bạn phải đặt lợi ích kinh tế của thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, lên trước lợi ích của Hoa Kỳ.”

Ông tiếp tục: “Thật không may, ông [Biden] cũng coi Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển”. Chiến dịch tranh cử của ông Biden đã không phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận của The Epoch Times.




Ông Trump đang ra sức để buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ của mình, trong khi với ông Biden, “bạn thấy rõ [ở ông ấy] một mong muốn liên tục để đảm bảo rằng [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] có quyền tiếp cận Phố Wall”, ông Kennedy nói thêm.

Vào năm 2013, chính quyền cựu Tổng thống Obama đã cho phép các công ty Trung Quốc đầu tư vào thị trường vốn Hoa Kỳ mà không bị các cơ quan quản lý Hoa Kỳ kiểm tra sổ sách của họ, sau cuộc họp giữa các quan chức Trung Quốc và ông ông Biden, là Phó Tổng thống khi đó. Ông Michael Johnstừng là từng là người viết bài phát biểu tại Nhà Trắng cho cố Tổng thống George H.W. Bush, và là một nhà phân tích chính sách đối ngoại của Tổ chức Di sản. Trao đổi với The Epoch Times, ông nhận định rằng Tổng thống Trump hiểu cách ĐCSTQ đã lợi dụng vai trò của Trung Quốc trong các cơ quan quốc tế, đồng thời “đang sử dụng những nỗ lực tích cực và tinh vi để mở rộng ảnh hưởng quân sự, tình báo và kinh tế ra toàn cầu”.


Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đã chính thức rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong bối cảnh lo ngại rằng cơ quan này chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự thao túng của ĐCSTQ.

Khi nói đến mối quan hệ của cựu Phó Tổng thống Biden với Trung Quốc, ông Johns khẳng định sự khác biệt là rất rõ ràng. Ông tin rằng chắc chắn ông Biden đã “tận dụng” mối quan hệ của mình với ĐCSTQ “vì lợi ích tài chính trực tiếp của con trai ông ấy”, tức Hunter Biden. Điều đó trái ngược hoàn toàn với những cảnh báo của ông Trump trong nhiều thập kỷ liên tục về việc Trung Quốc đã “cố ý phá hủy cơ sở sản xuất của chúng ta”, ám chỉ Hoa Kỳ.


Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama (giữa) và cựu Phó Tổng thống Joe Biden sau khi tuyên thệ nhậm chức Tổng thống vào ngày 20/1/2017 tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington, DC. (Ảnh của Mark RALSTON / AFP qua Getty Images)

Biden và con trai của ông ấy từng là thành viên ban giám đốc của một công ty quỹ đầu tư tư nhân do Trung Quốc hậu thuẫn. Cả 2 đều công khai phủ nhận mọi hành vi sai trái khi liên quan đến ĐCSTQ.

“Trong suốt 47 năm sự nghiệp của mình ở Washington, ông Biden đã ủng hộ một trong những lời nói dối lớn nhất về chính sách đối ngoại [của Hoa Kỳ] rằng: nền kinh tế trỗi dậy của Trung Quốc sẽ dẫn đến những cải thiện sự điều tiết và tự do hóa trong phương cách tiếp cận với Hoa Kỳ và thế giới tự do, , cũng như cải thiện điều kiện nhân quyền ở [chính quốc gia này]”, ông Johns nói.

Trong lúc nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tổng mức thu nhập từ khoảng “300 tỷ USD (hơn 6,9 triệu tỷ VNĐ) vào năm 1980 lên 14 ngàn tỷ (hơn 324,4 triệu tỷ VNĐ) vào năm ngoái”, thì đồng thời giới lãnh đạo ĐCSTQ “đã trở nên hung hãn hơn, chứ không hề thuyên giảm”, ông nói. Ông còn bổ sung thêm rằng, ĐCSTQ hiện đại diện cho một trong những “[thể chế] có tình trạng nhân quyền kinh khủng nhất so với bất kỳ quốc gia nào. ”




Giới tình báo Mỹ đã kết luận rằng, chính quyền Bắc Kinh rất muốn ông Trump thua trong cuộc bầu cử năm nay. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công khai lên tiếng ủng hộ ông Biden trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, nói rằng ông sẽ cư xử với ĐCSTQ "ôn hòa" hơn ông Trump.

Ghi chép về ĐCSTQ

Cố vấn chính trị Blair Brandt cho biết, từ tính xác thực của vị trí, hồ sơ theo dõi hay kế hoạch tương lai, có thể thấy rõ rằng ông Trump đã nhìn thấu mối đe dọa từ Trung Quốc, trong khi ông Biden vẫn giữ thái độ tương tự như các chính quyền trước đây.

“Ông Trump đã rất nhiều lần cho thấy, về cơ bản ông ấy hiểu rõ và sẵn sàng đương đầu với mối đe dọa hiện hữu từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, trong khi ông Joe Biden có vẻ tự mãn khi giữ nguyên trạng”, ông Brandt nói với The Epoch Times.

Ông bổ sung thêm rằng: “Chúng tôi không thể tiếp tục cho phép các doanh nghiệp và việc làm của Mỹ - những thứ đáng lẽ phải ở lại đất nước này - lại gia cường cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Trớ trêu là [chính sự tăng trưởng này] sau đó đang [trở thành] mối đe dọa an ninh quốc gia của chúng ta trong [lĩnh vực] quân đội và không gian mạng”.

Ban đầu ông Biden coi thường mối đe dọa từ Trung Quốc. Tại một điểm dừng chân của chiến dịch tranh cử bang Iowa hồi tháng 5/2019, ông nói: “Trung Quốc sẽ giành bữa trưa của chúng ta ư? Ồ, không đến nỗi thế đâu, bạn ạ”.

Tại thời điểm đó, ông giải thích: “Ý tôi là, bạn biết đấy, họ không phải là những người xấu, bạn thân mến. Nhưng đoán xem, họ không phải là đối thủ cạnh tranh với chúng ta".

Sau khi nhận được nhiều lời chỉ trích vì những bình luận của mình, chiến dịch của ông đã áp dụng một thái độ gay gắt hơn đối với Trung Quốc.




Mối quan hệ của ông Biden với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ngày càng sâu sắc hơn. Họ quen nhau khi ông Biden còn là Phó Tổng thống. Vào năm 2015, ông Biden nhấn mạnh rằng bản thân ông và ông Tập “đã có vô số cuộc thảo luận riêng tư vượt ra ngoài những chủ đề nói chuyện thông thường”.

Cựu Phó Tổng thống cho biết: “Tôi đã nói với chủ tịch [Tập] điều này sau nhiều cuộc họp của chúng tôi - rằng tôi rất ấn tượng với sự kiên cường, quyết tâm của chủ tịch, và năng lực của ông ấy để xử lý những gì ông ấy thừa hưởng”.

Ông William S. Bike là tác giả của cuốn sách "Chiến thắng trong các chiến dịch chính trị" (Winning Political Campaigns). Ông cho biết, Tổng thống Trump tin rằng nỗ lực của chính quyền ông Obama chọn Trung Quốc làm đối tác chiến lược là một "thất bại", và ông Trump đã "áp dụng cả một giọng điệu cứng rắn hơn và hành động cứng rắn hơn".

Nếu ông Trump tái đắc cử, tác giả Bike khẳng định chúng ta sẽ còn thấy giọng điệu và chính sách cứng rắn được “tăng cường hơn nữa”.

Cựu phó Tổng thống Joe Biden đã chỉ trích cụm từ “virus nước ngoài” mà ông Trump từng sử dụng mang tính “kỳ thị”, và cho rằng không được “phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc gia, chủng tộc, giới tính hoặc mã ZIP".


Cựu phó Tổng thống Joe Biden đã chỉ trích cụm từ “virus nước ngoài” mà ông Trump từng sử dụng mang tính “kỳ thị”, và cho rằng không được “phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc gia, chủng tộc, giới tính hoặc mã ZIP". (Ảnh: Getty)

Trả lời email của The Epoch Times, ông Bike cho biết: “Nếu ông Biden đắc cử, Hoa Kỳ sẽ không thể ngay lập tức quay lại với các chính sách của thời cựu Tổng thống Obama khi hợp tác với Trung Quốc, vì mối quan hệ đang quá căng thẳng. Thay vào đó, ông Biden sẽ nỗ lực tăng khả năng cạnh tranh kinh tế của Hoa Kỳ, tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác của họ ở Viễn Đông, nhằm gây áp lực kinh tế và ngoại giao từ bên ngoài đối với Trung Quốc để [nước này] hợp tác với Hoa Kỳ."

Tại một hội nghị bàn tròn năm 2011 ở Bắc Kinh, ông Biden nói, "Tổng thống Obama và tôi, chúng tôi hoan nghênh, khuyến khích và không thấy gì ngoài những lợi ích tích cực từ những khoản đầu tư trực tiếp vào Hoa Kỳ của các doanh nghiệp và các thực thể Trung Quốc."

Mối quan hệ trong quá khứ của ông Biden với ông Tập cũng giúp ông có cơ hội “xây dựng mối quan hệ công việc cá nhân với Chủ tịch Trung Quốc”, theo tác giả Bike.
Chống lại ĐCSTQ




Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Trump hứa sẽ đối đầu với Trung Quốc trong các hoạt động kinh tế không công bằng của nước này. Các chuyên gia nhận định, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, mức độ cứng rắn trong cách đương kim Tổng thống tiếp cận các vấn đề với Trung Quốc là chưa từng có tiền lệ.. Tổng thống Trump đã áp dụng một cách tiếp cận về an ninh quốc gia “huy động toàn chính phủ” để chống lại sự xâm nhập của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, một nỗ lực quy mô lớn chưa từng thấy ở các chính quyền tiền nhiệm của Hoa Kỳ.

Ông Trump đã nhiều lần ban hành các lệnh trừng phạt quan chức Trung Quốc, bao gồm cả những thực thể ủng hộ luật an ninh quốc gia độc tài mới của Trung Quốc ở Hong Kong, cũng như những hành vi vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác.

Giám đốc FBI Christopher Wray gần đây đã tiết lộ rằng, cơ quan này hiện có hơn 2.000 cuộc điều tra truy vết thấy dấu tích của ĐCSTQ, đánh dấu sự gia tăng khoảng 1.300% các vụ điều tra gián điệp kinh tế có liên quan đến chính quyền Trung Quốc.

Ông cho biết cứ sau mỗi 10 giờ, FBI lại có "một cuộc điều tra về tình báo mới liên quan đến Trung Quốc".

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đang lên án “cuộc chiến đức tin kéo dài hàng thập kỷ” của ĐCSTQ, bao gồm cả cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Một số công ty do Trung Quốc hậu thuẫn đã bị chính quyền Tổng thống Trump đưa vào danh sách đen vì các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.


© Du Miên
    NTDVN
    Theo The Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages