Ảnh vệ tinh phát hiện hàng trăm tàu Trung Quốc nạo vét Biển Đông - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

Ảnh vệ tinh phát hiện hàng trăm tàu Trung Quốc nạo vét Biển Đông



Ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động của đội tàu nạo vét tự hành Trung Quốc. Các tàu với khoang cát còn trống màu đỏ, tàu đang nạo vét sẽ có quầng trắng xung quanh và tàu đã đầy cát có màu xám. (Ảnh: Sentinel Hub)

Nhiều tàu nạo vét tự hành của Trung Quốc đang hoạt động trên Biển Đông và bị Đài Loan truy đuổi vì khai thác cát, đá bất hợp pháp.

Hôm 12/5, tạp chí Forbes đăng hình ảnh vệ tinh cho thấy, hàng chục, thậm chí hàng trăm tàu Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp và gây thiệt hại cho hệ sinh thái ở biển Đông.

Trước đó, ngày 17/4, cơ quan tuần duyên Đài Loan xác nhận đã truy đuổi 40 tàu Trung Quốc nạo vét bất hợp pháp tại một khu vực phía đông bắc Biển Đông. Các hình ảnh vệ tinh chụp ngày 13/4 cho thấy đội tàu được ví như "sát thủ môi trường biển" đang nạo vét không ngừng tại khu vực.

Đến hôm 3/5, hình ảnh vệ tinh cho thấy các tàu Trung Quốc đã trở lại khu vực bị đuổi trước đó và tiếp tục hoạt động nạo vét, khai thác cát. Mỗi tàu như vậy có thể vừa hút, vừa chở vài trăm tấn cát đá từ lòng biển nên còn được gọi là tàu nạo vét tự hành, theo Forbes.

Mỗi ngày, đội tàu Trung Quốc có thể nạo vét hơn 100.000 tấn. Phần lớn trong số này được sử dụng cho các dự án lấn biển như mở rộng sân bay Hồng Kông và có thể là các hoạt động bồi đắp, cải tạo đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông.





Ảnh chụp năm 2014 cho thấy các tàu nạo vét Trung Quốc tham gia bồi đắp bất hợp pháp Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép (Ảnh: CSIS/AMTI)

Hoạt động của các tàu nạo vét Trung Quốc là thường xuyên với quy mô hàng chục, có khi lên tới hàng trăm tàu trong cùng một khu vực, theo Forbes.

Trung Quốc đã sử dụng các tàu để nạo vét và bồi đắp các đá và các đảo nhỏ thành các đảo nhân tạo ở vùng Biển Đông và đặt trên đó các cơ sở quân sự.

Không chỉ Đài Loan, tàu Trung Quốc còn nạo vét bất hợp pháp tại Philippines. Vào tháng 8-2019, một tàu nạo vét lớn của Trung Quốc bị mắc cạn gần Aparri, Cagayan, trên bờ biển phía Bắc Philippines.

Satellites Show Scale Of Suspected Illegal Dredging In South China Sea

H I Sutton Contributor
Aerospace & Defense
I cover the changing world of underwater warfare.


An unrelenting fleet of China-based dredging vessels are churning up the South China Sea. They are accused of acting illegally, and of causing ecological damage. Satellite images show the incredible scale of the activity. Many tens of vessels, possibly hundreds, are involved. The sand goes to land reclamation, possibly including artificial islands in the South China Sea.

On April 17 the Taiwanese Coast Guard reportedly chased 40 illegal dredging vessels from an area at the northern end of the South China Sea. The above satellite image, taken on April 13, shows this activity. Another image, taken on May 3 confirms that the vessels returned and continued dredging.

The vessels use suction dredges to suck up the sand. Each self-propelled dredging barge can carry hundreds of tons of sand and makes frequent trips. According to to the president of the Taiwanese Society for Wildlife and Nature, Jeng Ming-shiou, quoted in local media, Chinese ships are dredging more than 100,000 tonnes a day. This activity has been taking place for several years.

Analysis of open sources suggests that the sand is taken back to China where it is unloaded at ports like Qiwei in Fujian province. The sand is likely used for vast land reclamation projects, such as an extension to Hong Kong Airport.

It is not only Taiwan where the Chinese dredgers face resistance. In August 2019 a large dredging vessel run aground near Aparri, Cagayan, on the north coast of the Philippines. This Chinese vessel was reportedly involved in a legitimate dredging activity in Philippines. The sand was apparently destined for Hong Kong Airport expansion. The legitimacy of the operation was questioned locally however where there is opposition to ‘black sand mining’.

Black sand is particularly relevant to the Philippines. It is used in concrete and steel products, as well as jewelry and cosmetics. It can also contain Magnetite, a type of iron ore which is a valuable commodity. Its extraction may have a significant negative impact however. It can affect fish stocks and cause erosion, endangering local communities.

Another angle on illegal sea dredging activities is wreck plundering. The wrecks illegally salvaged for scrap include war graves from World War Two. The scrap metal merchants involved may include Malaysian companies. The wrecks include the American, British, Dutch and Japanese navies, as well as numerous merchant vessels sent to the bottom during the war.

Famous British battleship HMS Prince of Wales has been among the known victims, as has the U.S. Navy submarine USS Perch. And the cruiser USS Houston which sank at the Battle of the Sunda Strait in 1942. That war grave contained 650 American sailors and marines.

© H I Sutton
    Nguyễn Sơn dịch
    NTDVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages