Những suy nghĩ chưa định hình về nước Mỹ: "Quy hoạch cán bộ" - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2019

Những suy nghĩ chưa định hình về nước Mỹ: "Quy hoạch cán bộ"


Nước Mỹ thì chẳng có tổng thống nào, tổ chức nào, đảng phái nào ngông cuồng tự cho mình cái quyền đứng ra làm cái gọi là “quy hoạch nhân sự cấp chiến lược”.

Tổng thống Donald Trump phát biểu trước Quốc hội Mỹ, ngày 30/1/2018. (Nguồn: AP). Hình minh họa

Hội nghị 9 vừa rồi, ban chấp hành trung ương đảng cộng sản đã tìm ra trên 200 người gọi là nhân sự quy hoạch cấp chiến lược để chuẩn bị bầu họ vào ban chấp hành trong lần đại hội đảng sắp đến. Những người nầy sau khi được bầu vào ban chấp hành được cho là tinh hoa của đảng (chứ ko phải của dân tộc) để từ đó sẽ được chọn vào bộ chính trị, chọn làm tbt, chủ tịch nước, thủ tướng, các bộ trưởng, các bí thư tỉnh thành địa phương. Đây là những người quyết định vận mệnh đất nước.

Trên 200 người nầy do ai đề nghị ra và do ai duyệt nếu như không là do chính họ đưa ra và chính họ tự duyệt chọn. Trong 200 ông ủy viên cũ, có khoảng 1/3 đến tuổi nghỉ hưu vào nhiệm kỳ tới, giới thiệu ra những người thay thế mình, 2/3 ông còn ngồi lại thì giới thiệu chính mình… rồi cũng chính các ông đó phân công ai sẽ là TBT, chủ tịch nước, chủ tịch QH, thủ tường, bộ trưởng, bí thư chủ tịch tỉnh thành… tất cả đều thực hiện theo ý chí dẫn dắt chủ quan của bộ chính trị và trên hết là của ông TBT. Sau nầy đại hội bầu hay quốc hội bầu cũng chỉ là hình thức hợp thức hóa mà thôi.

Các quý ông được chọn không hề viết một tiểu luận, vì cũng chẳng tự viết được, không có một chương trình hành động cụ thể gì, không có một kế hoạch gì khi nắm chức vụ để trình ra cho những kẻ xét duyệt, và hoàn toàn không phải trình ra khi tranh cử vì họ chẳng phải tranh cử với ai.

Nhân sự quy hoạch đó lấy từ đâu ra? Là các đảng viên từ cán bộ phường xã, dân quân, bộ đội, công an, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước… “phấn đấu đi lên” theo cách thức và lộ trình rất phi khoa hoc và phi dân chủ. Tiêu chuẩn được chọn lựa tiên quyết phải là lý lịch đỏ nhiều đời, càng bần cùng càng tốt, và con cháu lãnh đạo được ưu tiên. Những người đó được cho là thành phần trung kiên, yếu tố “hồng” được xem trọng, yếu tố “chuyên” bị coi thường vì sau nầy khi đã có chút chức quyền sẽ tự bổ sung bằng cấp cần thiết (chứ không phải kiến thức cần thiết) qua các lớp tại chức, chuyên tu hoặc mua bằng cấp giả, và quan trọng là qua trường đảng các cấp…

Thành quả của cái kiểu quy hoạch đó như thế nào thì ai cũng biết, đó là các nhân sự chiến lược rất tinh hoa như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh, Đinh La Thăng, Lê Thanh Hải, Vũ Minh Hoàng, Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang, Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Thanh Hóa, Trần Việt Tân, Trần Văn Vĩnh …

Nước Mỹ thì chẳng có tổng thống nào, tổ chức nào, đảng phái nào ngông cuồng tự cho mình cái quyền đứng ra làm cái gọi là “quy hoạch nhân sự cấp chiến lược”.

Nói đúng ra, toàn bộ trẻ em sinh ra ở Mỹ hoặc sinh ra ở nơi khác nhập tịch vào Mỹ đều được quy hoạch thành nhân sự chiến lược của quốc gia trong tương lai.



Mỗi trường học từ cấp mẫu giáo lên đến phổ thông, lên đến đại học là các công cụ thực hiện việc quy hoạch nhân sự cho quốc gia với đối tượng là toàn bộ trẻ em không phân biệt xuất thân, màu da, giàu nghèo, tôn giáo, đảng phái.

Các em bị cưỡng bức đi học từ bé, được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục bởi cả hệ thống chính trị bao gồm gia đình, nhà trường, xã hội và luật pháp.

Trẻ em nghèo thì vào trường công miễn phí, trẻ nhà giàu thì có thêm chọn lựa là các trường tư đắt tiền. Để hỗ trợ nhân tài, mỗi tiểu bang lập ra từ một đến vài trường học sinh giỏi, tuyển chừng một đến vài trăm em giỏi nhất vào học hai lớp cuối cấp phổ thông, 11 và 12. Đây là động thái quy hoạch có ý đồ ở cấp tiểu bang. Những em nầy được tiểu bang hỗ trợ toàn bộ chi phí ăn ở, học tập, và được những giáo viên giỏi nhất, yêu nghề nhất giảng dạy. Các em được định hướng chọn nghề, được truyền cảm hứng đam mê và được chắp cánh ước mơ cao đẹp từ đây. Việc chọn học sinh giỏi vào các trường trên hoàn toàn theo quyết định độc lập từ hội đồng giáo dục của mỗi trường, chính quyền tiểu bang không can thiệp vào.

Đến giữa năm 12, học sinh đã biết quyết định hướng đi, chọn nghề nghiệp tương lai. Các em phải viết tiểu luận, phải giải trình lý do chọn lựa hướng đi, ngành học… nộp vào các trường cao đẵng và đại học mà các em thấy thích hợp. Qua việc nầy, các trường đại học danh tiếng nhất tuyển chọn được những sinh viên xuất sắc nhất phù hợp với đường lối và truyền thống đào tạo của trường mình. Khi đã chọn được sinh viên ưng ý nhất sau đó nhà trường mới xét hoàn cảnh tài chính gia đình để hỗ trợ tài chính ở cấp độ nào, vì học phí ở các trường nầy rất đắt, từ $50.000 đến $100.000 mỗi năm. Đây là động thái quy hoạch nhân sự tiếp theo hoàn toàn quyết định bởi các trường đại học, không có bất cứ can thiệp nào của nhà nước, dù đó là trường đại học công hay tư, dù nguồn tiền hỗ trợ cho sv từ ngân sách hay từ các quỹ xã hội.

Để vào được các trường học sinh giỏi cũng như vào được các trường đại học danh tiếng, học sinh phải viết tiểu luận, phải viết kể về các hoạt động hữu ích cho cộng đồng mà mình đã làm được, phải được ít nhất hai giáo viên gần gũi và am hiểu về học sinh đó viết thư giới thiệu, và phải trả lời được câu hỏi vì lý do gì lại chọn trường đó để vào học.

Các trường đại học danh tiếng sẽ đào tạo cho xã hội những doanh nhân, chính trị gia, luật sư, bác sĩ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà giáo, quân nhân, cảnh sát, thám tử… giỏi nhất. Tất cả họ đều là tinh hoa, là nhân sự quy hoạch cấp chiến lược cho mọi ngành chứ không riêng gì chính trị.

Công dân Mỹ được “quy hoạch” đến đó thôi, còn sau nầy họ có trở thành Kennedy, Reagan, Bush, Clinton, Obama, Trump, Ford, Gate, Amstrong, Fitzgerald, Mc Athur, Page, Cooke, Zuckerberg, Buffett, Musk... là hoàn toàn do tự thân, do xã hội, do cử tri, do thương trường, do chính trường, do chiến trường… tạo nên.

Và đặc biệt, ngay cả những học sinh không được vào diện quy hoạch ở cấp đại học, nghĩa là không học đại học nào, cũng có cơ hội vươn lên hàng đỉnh của quốc gia, Bill Gate là một ví dụ.

Ở Mỹ, cơ hội đến cho tất cả mọi người, vì vậy có châm ngôn: Mỗi đứa trẻ sinh ra ở nước Mỹ đều có hy vọng trở thành tổng thống Mỹ trong tương lai.

Nhờ kiểu quy hoạch nhân sự như thế, nước Mỹ lập quốc chưa đến 300 năm đã vươn lên hàng đầu thế giới trong mọi lãnh vực.


Huỳnh Ngọc Chênh
FB Huỳnh Ngọc Chênh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages