Mới lên làm thủ tướng, Phạm Minh Chính đã phá luật? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

Mới lên làm thủ tướng, Phạm Minh Chính đã phá luật?


Phạm Minh Chính là thủ tướng khóa sau mà lại tuyên thệ nhậm chức ở Quốc hội khóa trước


Thông thường kết thúc nhiệm kỳ Trung Ương Đảng thì cũng kết thúc nhiệm kỳ quốc hội. Trung ương đảng khóa XII tương ứng với Quốc hội khóa XIV, trung ương đảng khóa XIII tương ứng với quốc hội khóa XV. Chuyện bị hài ở chỗ khi trung ương đảng mà đấu đá chưa xong là chư thế xúc tiến bầu quốc hội. Trường hợp này xảy ra ở ngay đại hội XIII này. Chưa có kỳ đại hội nào mà đại hội đảng xong mà lại ăn chia chưa xong.


Nhiều trường hợp thay đổi nhân sự bất ngờ đã nói lên rằng, việc đấu đá nội bộ vẫn cong rất gay cấn dù đại hội đã qua 3 tháng. Chính vì vậy mà ngày bầu cử quốc hội được ĐCS ấn định là đến cuối tháng 5 mới tổ chức.


Nếu đợi quốc hội khóa mới bầu xong và nhóm họp e rằng nhiều người không thích. Vì vậy họ cần quốc hội khóa trước bỏ phiếu hợp thức hóa chức vụ để mọi thứ khỏi vuột tầm tay.



Theo đúng luật, quốc hội khóa XV mới bầu chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước và thủ tướng. Thế nhưng thực tế thì kỳ họp Quốc hội lần thứ 11 của Quốc hội khóa XIV qua đã tổ chức bầu chủ tịch quốc hội khóa sau, bầu chủ tịch nước khóa sau, bầu thủ tướng khóa sau và chuẩn thuận nội các khóa sau xong xuôi.


Đó là một việc làm phá luật. Nó cho thấy những người có chức trong tay họ không muốn bị vuột mất. Đối với ĐCS luật không quan trọng, mà quan trọng là điều gì có lợi cho lãnh đạo cấp cao thì họ làm.


Đảng Cộng Sản là một tập thể từ cho mình đứng trên luật, tuy nhiên với thời đại 4.0, người dân đã hiểu biết hơn xưa rất nhiều mà ĐCS làm như vậy thì quá xem thường dân. Việc Quốc hội khóa cũ bầu nhân sự và các chức danh nhà nước cho khóa mới, mà không chờ đến kỳ bầu cử quốc gia điều đó cho thấy những người thắng cuộc trong đại hội XIII quá vội vàng bất chấp.


Ai đã vội vã cho bầu cử trái luật?


Trên nguyên tắc là ĐCS chủ trương xé luật, tuy nhiên nói ĐCS là nói chung chung, trong đó phải có người chủ trương chứ không thể là chủ trương chung. Vậy ai là người có chủ trương như vậy? Cũng theo nguyên tắc ai có lợi nhất khi phá luật thì người đó là kẻ chủ trương. Những lãnh đạo CS hay có thói quen làm hay thì tự nhận công còn làm điều sai trái thì đổ cho đảng. Chính vì vậy sẽ không ai nhận lỗi trong việc đã cho quốc hội khóa cũ bầu nhân sự khóa mới cho nhà nước.


Nhìn lại trường hợp Phạm Mình Minh bị vuột mất chức phó thủ tướng thường trực thì biết. Từi sau đại hội 13 đến kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIV là gần 3 tháng, trong 3 tháng đó ông Phạm Bình Minh chưa chính thức được quốc hội công bố nên Trương Hòa Bình đã “tái chiếm” lại chiếc ghế phó thủ tướng thường trực mà ông bị Phạm Bình Minh cướp mất. Để tránh đêm dài lắm mộng thì các quan chức đã giành được ghế phải cho phá luật bắt Quốc hội khóa trước bầu nhân sự nhà nước cho khóa sau.


Hiện nay gười có thể điều khiển được ĐCS thì chỉ có 2 nhân vật, thứ nhất là ông Nguyễn Phú Trọng, thứ nhì là ông Phạm Minh Chính.


Xét ông Nguyễn Phú Trọng thì rõ ràng ông Trọng đang là tổng bí thư, một chức vụ trong đảng chứ không phải một chức vụ của nhà nước. Như vậy tại đại hội XIII diễn ra vào cuối tháng Giêng đầu tháng Hai đã bầu ông Trọng làm tổng bí thư thì đó là lần bầu cử chính thức rồi. Ông Nguyễn Phú Trọng không cần Quốc hội họp để bầu ông nữa vì Quốc hội chỉ bầu cử những chức danh của nhà nước chứ không bầu các chức danh của đảng.


Như vậy thì việc vội vã ép Quốc hội khóa trước bầu nhân sự nhà nước cho khóa sau là việc làm của người khác, không phải của ông Nguyễn Phú Trọng.



Có một số ý kiến cho rằng, có thể họ không hiểu biết về luật Tổ chức Quốc hội, luật Bầu cử v.v… Tuy nhiên đây là cách nói bao biện, lẽ nào cả quốc hội 500 người mà không người nào nhận ra cách làm này là sai luật? Thực chất Quốc hội Việt Nam chỉ là Quốc hội bù nhìn, họ chỉ gật theo bộ chính trị, vậy nên dù cho họ có biết mình làm sai luật họ vẫn làm.


Các chức danh nhà nước


Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng được đại hội đảng bầu làm tổng bí thư thì 3 người còn lại là chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội đều là 3 chức danh của nhà nước. Trong 3 chức danh đó, chức thủ tướng là có thực quyền lớn nhất.


Như vậy thì những người muốn quốc hội khóa trước phải qua mặt quốc hội khóa sau bầu nhân sự nhà nước là ý của một trong 3 người: Hoặc ông Nguyễn Xuân Phúc, hoặc ông Phạm Minh Chính, hoặc ông Vương Đình Huệ.


Xét ông Nguyễn Xuân Phúc thì ông ta có sợ mất chiếc ghế chủ tịch nước không? Có khả năng là không, vì đơn giản chiếc ghế chủ tịch nước của ông Nguyễn Xuân Phúc là hữu danh vô thực, một vị trí chỉ để làm cảnh nên không có ai nhảy vào giành giật với ông Phúc. Vả lại ông Phúc đã để vuột mất chức thủ tướng thì xem như ông đã không có động lực để giữ chức chủ tịch nước bằng mọi giá.


Với ông Vương Đình Huệ thì sao? Chức ông Vương Đình Huệ tuy có cơ hội phát triển nhưng thực tế vẫn không có thực quyền. Việc ông Huệ được tuyên thuệ ở hóa sau hay khóa trước cũng không ảnh hưởng gì cả, chẳng ai giành chức với ông Huệ.


Còn ông Phạm Minh Chính? Chức này rất quyền lực. Đây là kết quả đấu đá gian khổ, bài bản của ông Phạm Minh Chính trong nhiều năm mới có được. Trong 3 ghế thuộc nhà nước thì ghế thủ tướng của ông Phạm Minh Minh Chính bị nhòm ngó nhiều nhất, và ông Phạm Minh Chính cũng là người có nhiều kẻ thù nhất.


Có lẽ ông Phạm Minh Chính không đáng lo vì mọi chuyện đã an bài từ sau đại hội XIII, tuy nhiên việc ông Trương Hòa Bình phút chót giật lại được chiếc ghế cũ thì đấy là một hồi chuông cảnh báo cho Phạm Minh Chính. Chính ông Phạm Minh Chính là người lên danh sách nội các trước đó rất lâu đến phút chót phải sửa đã cho thấy, nếu không sớm được quốc hội công bố thì chẳng thể nào ăn ngon ngủ yên.


Tuy buộc quốc hội khóa trước bầu nhân sự khóa sau cho nhà nước là sai nhưng lại an toàn. Sau kỳ bầu cử “tréo cẳng ngỗng” ấy, ông Phạm Minh Chính thở phào nhẹ nhõm và có thể ăn mừng chiến thắng.



Phạm Minh Chính cũng không xem luật ra gì


Việc bắt chị Nguyễn Thúy Hạnh, một phụ nữ chân yếu, tay mềm, và quy cho chị về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, là một tín hiệu cho thấy, ông Phạm Minh Chính còn coi thường luật pháp hơn cả ông Nguyễn Xuân Phúc.


Bà Nguyễn Thúy Hạnh được biết là người sáng lập Qũy 50K để hỗ trợ cho gia đình của các tù nhân lương tâm Việt Nam. Tuy nhiên, báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng bà đã “nhân danh các tội phạm đang thụ án vì hành vi chống phá Nhà nước để quyên tiền.”


Với một con người mà dám dạp lên đảng luật cho quốc hội khóa trước lạm quyền quốc hội khóa sau thì ông ta còn ngán ngại gì bắt người?


Ông Phạm Minh Chính là một con người xuất thân từ ngành tình báo công an. Hay nói theo ngôn ngữ dân dã thì Phạm Minh Chính từng là “công an chìm”. Mà chìm là gì? Là chủ yếu hoạt động trong bóng tối, mục đích là để đừng bị ai phát hiện ra ông Chính đã làm gì phạm luật.


Ông Nguyễn Phú Trọng, trên con đường thâu tóm quyền lực ông đã ra tay rất tàn nhẫn với cả những người trong đảng. Để răn đe người dân, ông cũng rất ác với dân Đồng Tâm, để bao che cho cái sai của hệ thống tư pháp, ông để Nguyễn Xòa Bình chà đạp lên luật pháp xử oan. Đấy là ông Trọng một mẫu người tham quyền. Tham quyền mà không ác thì không thể thỏa lòng tham.


Xét về cá nhân ông Phạm Minh Chính thì ông Chính không thua ông Trọng về sự tham quyền. Nhiều ý kiến cho rằng, thời của ông Phạm Minh Chính sẽ là một thời kỳ hà khắc. Thực chất, ông Phạm Minh Chính là một tướng công an nắm chính phủ, vì thế nên nhận xét này là hoàn toàn hợp lí. Hãy xem Tô Lâm hành xử khi sang Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thế nào, hãy xem công an Hà Nội vào thôn Hoành hành quyết cụ Kình ra sao thì ắt mọi người sẽ hiểu về bản chất của những tướng công an. Họ nghiêng về quân phiệt và ý thức thượng tôn pháp luật rất kém.


   Mời xem thêm »



© Ngọc Thảo (Tổng hợp)
    ThoiBaoBlog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages