Chính quyền Biden không được các đối thủ của Mỹ trên thế giới coi trọng - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Chính quyền Biden không được các đối thủ của Mỹ trên thế giới coi trọng


Nguồn: David Bossie , Biden administration not taken seriously by America's world adversaries. The Washington Times, Wednesday, March 24, 2021
Minh họa vấn đề tín nhiệm Biden / The Washington Times | Biden Credibility Issue Illustration by Linas Garsys/The Washington Times


Bắc Kinh công khai lợi dụng thuyết chủng tộc phản biện chống Mỹ và “văn hóa xóa sổ” (1)


Người Mỹ đã được hứa hẹn bằng một lời nói dối rằng việc bầu chọn Joe Biden sẽ mang lại “sự bình thường” và khôi phục trở lại vị thế của nước Mỹ trên sân khấu thế giới. Thay vào đó, những gì mà đảng Dân chủ từng tuyên bố sai về thời Tổng thống Trump, thì giờ đây lại đang diễn ra. Đó là Joe Biden và chính quyền của ông không được các đối thủ địa chính trị hàng đầu của Mỹ coi trọng.


Trong mấy tháng qua, Tổng thống Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris và các đảng viên Dân chủ trong quốc hội đã coi việc phá hủy nước Mỹ trở thành ưu tiên hàng đầu. Đáng buồn thay, nguyên lý trọng tâm trong chương trình nghị sự chính trị của cánh tả cấp tiến mới này là phớt lờ chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ (2), trong khi dạy con cái chúng ta rằng đất nước vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới thực sự bắt nguồn từ cái ác.



Hết lần này đến lần khác, các chính trị gia đảng Dân chủ được các phương tiện truyền thông chính thống thiên vị khen thưởng vì đã công kích những bậc Tiền bối Lập quốc và các giá trị cốt lõi của chúng ta. Mặc dù lời hùng biện đó có thể thu hút những người theo chủ nghĩa xã hội chống Mỹ, những người tạo ra một phần đáng kể cơ sở của họ; nhưng họ không phải là những người duy nhất chú ý đến những bình luận gây chia rẽ và không trung thực về năng lực nhận thức. Như đã được chứng minh qua hội nghị thượng đỉnh tai hại với Trung Quốc Cộng sản vào tuần trước, tập hợp các tổ chức học giả xã hội vẫn gọi “nước Mỹ vốn xấu xa, phân biệt chủng tộc, coi thường phụ nữ” này đã làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ trong tư cách là nhà lãnh đạo của thế giới tự do.


Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã có cuộc gặp ở Alaska vào tuần trước với những người đồng cấp Trung Quốc. Những gì được lên kế hoạch đã trở thành một cuộc trao đổi kéo dài một giờ, nơi những người Cộng sản Trung Quốc đã cho cả thế giới xem việc họ làm bẽ mặt nhóm chính sách đối ngoại của ông Biden ngay trên đất Hoa Kỳ.


Ông Blinken đã mở đầu bằng cách giải quyết “mối quan ngại sâu sắc của chúng ta với các hành động của Trung Quốc, bao gồm ở Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, các cuộc tấn công mạng vào Hoa Kỳ và sự ép buộc kinh tế đối với các đồng minh của chúng ta”.


Nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc Dương Khiết Trì đã đáp lại bằng chính những luận điểm mà cánh tả ở Mỹ thường sử dụng, bằng cách đặt câu hỏi về “nền dân chủ kiểu Hoa Kỳ” và cáo buộc Hoa Kỳ “xâm lược” và phá bỏ “các chế độ thông qua nhiều cách khác nhau”. Ông Dương cũng tuyên bố, khi đề cập đến phong trào Black Lives Matter, rằng có “nhiều vấn đề bên trong Hoa Kỳ liên quan đến nhân quyền.” Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiếp tục nói rằng Trung Quốc “sẽ không chấp nhận những cáo buộc không có cơ sở từ phía Hoa Kỳ,” và rằng cách xử lý của Blinken, Sullivan và Biden đối với hội nghị thượng đỉnh “chỉ phản ánh tình trạng dễ bị tổn thương và yếu kém bên trong Hoa Kỳ.”


Sau khi phái đoàn Trung Quốc tuyên bố rằng Hoa Kỳ “không có đủ tư cách để nói rằng họ muốn nói chuyện với Trung Quốc từ một vị thế mạnh”, ông Blinken rõ ràng là bị đe dọa, chỉ có thể đáp lại bằng khẩu hiệu chiến dịch tranh cử của Biden là “Nước Mỹ đã trở lại”. Khi những lời chỉ trích bùng lên sau màn trao đổi đáng xấu hổ đó, ông Biden đã nhô lên (emerge) từ cảnh ngộ bị làm nhục (basement) và tuyên bố ông “tự hào về Ngoại trưởng”. Tự hào về điều gì, không ai chắc chắn chính xác. (3)



Sự thật là Bắc Kinh đang công khai lợi dụng chính cái lý thuyết chủng tộc phản biện chống Mỹ và nền “văn hóa xóa sổ” đang đầu độc không khí chính trị, trong trường học và trên phương tiện truyền thông chính thống của chúng ta. Bằng cách sử dụng chính cách hùng biện đã được các đảng viên Dân chủ ủng hộ trong vài năm qua, Trung Quốc đang cố gắng bằng cách nào đó kết hợp các cuộc bạo động sau cái chết của George Floyd với tội ác diệt chủng dân tộc người Duy Ngô Nhĩ. Hãy nói rõ rằng: Hoàn toàn không có sự tương đồng nào giữa hai vấn đề này; thế nhưng tại sao Trung Quốc lại bắt đầu nói về sự thật đó ngay vào lúc này?


Sau vụ xả súng hàng loạt ở Georgia, CNN đã không lãng phí thời gian để đổ lỗi cho ông Trump bằng cách gắn các chính sách thành công của ông trong việc đối phó với Trung Quốc với chủ nghĩa chống phân biệt chủng tộc châu Á.


Khi những người trong giới truyền thông tự do (thiên tả) vội vã tuyên bố – mà chẳng có bằng chứng nào – rằng lập trường “cứng rắn với Trung Quốc” của ông Trump là nguyên nhân dẫn đến tình cảm chống người Á châu ở Mỹ, thì Bắc Kinh cổ vũ liền. Phương thức hoạt động chống Trump trong cuộc tranh luận này là, nếu ai đó “cứng rắn” với Trung Quốc, thì sẽ làm cho tình cảm chống người châu Á tăng lên, và thế là họ kết luận, thật sai lầm khi cứng rắn với Trung Quốc. Đó chính xác là những gì mà Bắc Kinh muốn và những gì họ đã khai thác trong hội nghị thượng đỉnh tuần qua.


Khi ông Biden nhậm chức, những xung đột lợi ích xung quanh các giao dịch kinh doanh mờ ám của con trai ông, Hunter Biden, ở Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại về cách tổng thống mới sẽ đối phó với mối đe dọa ngày càng gia tăng do Bắc Kinh gây ra. Giờ đây, khi những luận điệu của phe cánh tả đang được những người Cộng sản Trung Quốc sử dụng để chống lại chúng ta, rõ ràng là chính quyền Biden đang ở trong tình thế yếu kém trước khi cuộc chiến thực sự bắt đầu. Thật không may, mối quan tâm này không chỉ giới hạn ở mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc.


Sau khi ông Biden nói với George Stephanopoulos của ABC rằng, ông nghĩ Vladimir Putin là một “kẻ giết người”, ông Putin đã đáp lại bằng cách nói hiệu quả rằng “nói người chả nghĩ đến ta” (it takes one to know one), và sau đó triệu đại sứ Nga về Moscow. Ông Biden có lẽ đã đoán rằng việc đánh mạnh ông Putin (với mục đích để duy trì câu chuyện giả mạo về quan hệ Trump-Nga) sẽ giúp mình có được một số điểm với các phương tiện truyền thông tự do (thiên tả). Điều ông ấy quên là những nhận xét bề ngoài có vẻ bâng quơ này lại có ý nghĩa trong thế giới thực. Và từ câu chuyện trên đặt ra câu hỏi nghiêm túc về năng lực cốt lõi của Biden khi nói đến quan hệ quốc tế. (4)



Không sang Bắc Triều Tiên. Chưa đầy ba năm sau khi ông Trump thiết lập một cách vững chắc các cuộc đàm phán lịch sử với Kim Jong-un, chế độ đó hiện từ chối nói chuyện với bất kỳ ai từ chính quyền Biden. Thứ trưởng ngoại giao thứ nhất của chế độ, Choe Son Hui, tuyên bố rằng các thành viên trong nhóm của ông Biden đã cố gắng liên lạc với Triều Tiên nhiều lần và mỗi lần đều bị từ chối. Ông Choe tuyên bố rằng Triều Tiên “cũng sẽ coi thường nỗ lực như vậy của Mỹ trong tương lai”.


Trong nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã mở rộng và hiện đại hóa quân đội của chúng ta và nói chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới từ một vị thế là sức mạnh của Mỹ. Đáp lại, thế giới đã lắng nghe – đóng góp của NATO tăng lên, Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán và Thỏa thuận Trung Quốc giai đoạn một đã bảo vệ các công ty và công nhân Mỹ.


Nếu ông Biden hy vọng duy trì vai trò của Mỹ trong cộng đồng toàn cầu, ông phải kiềm chế không đầu hàng trước thế lực nền tảng cấp tiến chống Mỹ của mình, tránh rơi vào bẫy của giới truyền thông chính thống, về những gì có thể và không thể bị chỉ trích, và quan trọng nhất là tiếp tục với chính sách Nước Mỹ Trên hết của ông Trump trong việc buộc các chế độ độc tài phải có trách nhiệm với một nền hòa bình thông qua học thuyết sức mạnh.


David N. Bossie là chủ tịch của Citizens United và ông từng là phó giám đốc chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald J. Trump.


   Mời xem thêm »



© David Bossie
    Ba Sàm biên dịch
Nguồn: David Bossie , Biden administration not taken seriously by America's world adversaries. The Washington Times, Wednesday, March 24, 2021
Ghi chú:


(1) Văn hóa xóa sổ/hủy bỏ/tẩy chay (cancel culture): được giới chính trị cánh tả – đảng Dân chủ, vì mục tiêu tranh giành quyền lực, đã khai thác triệt để trong mấy năm qua, tràn lan trên truyền thông thiên tả, đặc biệt trong khuôn viên đại học Mỹ, làm điêu đứng nhiều trí thức, nhà báo, nhà văn hóa … Khoác tấm áo “bình đẳng” hào nhoáng, chính nó đang phá hoại tự do tư tưởng và nền dân chủ Mỹ.


Tham khảo:


Làm người khác phải mất hẳn sự nghiệp, sự tai hại của văn hóa ‘xóa sổ’”:


“Trong lá thư tuyên bố từ chức gửi cho chủ bút tờ The New York Times, nhà báo Bari Weiss than thở rằng hiện nay ở tờ báo này, việc tò mò tìm hiểu các đề tài nhạy cảm là chuyện cấm kỵ, thay vì viết những điều chỏi tai độc giả, tốt nhất là “cứ viết thêm một bài thứ 4.000 lập luận Donald Trump là mối nguy cho nước Mỹ và cho thế giới” …”


Văn hóa Xoá sổ: Nguồn gốc và hệ lụy đối với Hoa Kỳ.


(2) Chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ là lý thuyết cho rằng Hoa Kỳ vốn dĩ khác với các quốc gia khác. Nó có từ Cách mạng Mỹ, trở thành cái mà nhà khoa học chính trị Seymour Martin Lipset gọi là “quốc gia mới đầu tiên” và phát triển một hệ tư tưởng độc đáo của Mỹ, “chủ nghĩa Mỹ”. Hệ tư tưởng này dựa trên tự do, bình đẳng trước pháp luật, trách nhiệm cá nhân, chủ nghĩa cộng hòa, dân chủ đại diện và kinh tế tự do. Bản thân hệ tư tưởng này thường được gọi là “chủ nghĩa biệt lệ của Mỹ”. Theo định nghĩa khác, Mỹ được coi là vượt trội hơn các quốc gia khác hoặc có sứ mệnh duy nhất là biến đổi thế giới.


(3) Trung Quốc đem ‘ngoại giao chiến lang’ đến Alaska


(4) + 2320. Mỹ sẽ phải trả giá cho các cuộc tấn công của Biden vào Putin?; + 2318. Biden: từng bị Putin làm nhục, tính rửa hận, lại thêm lận đận – trốn tránh, rồi … vấp ngã

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages