Các quỹ do ĐCS Trung Quốc hậu thuẫn 'tấn công' vào các công ty công nghệ của Mỹ - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2020

Các quỹ do ĐCS Trung Quốc hậu thuẫn 'tấn công' vào các công ty công nghệ của Mỹ


Một chiếc điện thoại di động hiển thị logo của các ứng dụng Trung Quốc WeChat và TikTok trước màn hình hiển thị cờ của Hoa Kỳ và Trung Quốc trên một trang internet, vào ngày 22 tháng 9, 2020 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh của Kevin Frayer / Getty Images)


Các quỹ do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn vẫn đang tìm cách để đầu tư vào các công ty công nghệ quan trọng tại Mỹ, bất chấp những hạn chế khắt khe hơn của chính quyền Mỹ đối với các giao dịch như vậy, khiến lưỡng đảng ở Washington lo ngại về các tác động an ninh quốc gia.


Pixelworks, Black Sesame Technologies và LightIC Technologies, ba công ty trong lĩnh vực bán dẫn nhạy cảm của Mỹ, đã thu hút đầu tư trong những tháng gần đây từ một số quỹ được nhận định là của Trung Quốc.


Theo công ty tư vấn Zero2IPO của Trung Quốc, các quỹ đầu tư chiến lược, với tổng số lượng hơn 1.600 quỹ, ước tính kiểm soát hơn 4.000 tỷ RMB (610 tỷ USD) vốn, theo công ty tư vấn Zero2IPO của Trung Quốc.


Không có công ty Trung Quốc nào hoàn toàn hoạt động độc lập khỏi ĐCSTQ


Mỹ đã tăng cường giám sát các khoản đầu tư của Trung Quốc vì lo ngại rằng các công nghệ quan trọng và tài sản trí tuệ có thể bị đánh cắp, với các khoản đầu tư được coi là có rủi ro bảo mật - theo các quy tắc được Washington thông qua vào năm 2018.



Joe Biden, “tổng thống truyền thông” - người được cho là “tạm thời” đắc cử, đã hứa sẽ tiếp tục có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Tuy nhiên, các cố vấn cho biết nhiều khả năng ông sẽ “thuận theo” những “lo ngại” của các công ty công nghệ Mỹ - những công ty cho rằng họ đã bị thiệt hại do cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.


Các quỹ do chính phủ Trung Quốc chỉ đạo được Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia - nhà hoạch định kinh tế hàng đầu của nước này, hướng dẫn đầu tư vào các ngành chiến lược mới nổi và các lĩnh vực sản xuất tiên tiến như chất bán dẫn, một lĩnh vực mà Trung Quốc quyết tâm bắt kịp Mỹ.


Hai trong số các khoản đầu tư vào chất bán dẫn tại các công ty Mỹ liên quan đến Quỹ Đầu tư Công nghiệp Vi mạch Tích hợp Quốc gia của Trung Quốc (CICF) - được thành lập theo “đơn đặt hàng” của nội các nước này vào năm 2014 và ban đầu được vốn hóa 20 tỷ USD. Cổ đông lớn nhất của nó là Bộ Tài chính Trung Quốc.


Ted Cruz, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ Texas, cho biết vẫn còn "quá nhiều kẽ hở" trong các quy định của Mỹ cho phép các khoản đầu tư như vậy. (Ảnh của Demetrius Freeman - Pool / Getty Images)


Mark Warner, Phó chủ tịch đảng Dân chủ của Ủy ban Tình báo Thượng viện Pixelworks có trụ sở tại California, được niêm yết trên Nasdaq, cho biết vào tháng 10/2020 rằng một tập đoàn các nhà đầu tư Trung Quốc, có liên quan đến CICF, đã mua lại cổ phần công ty này.


Công ty chuyên thiết kế, phát triển và tiếp thị các chất bán dẫn xử lý video và pixel, cho biết trong một tuyên bố rằng thỏa thuận trị giá 6,6 triệu USD “đóng vai trò xác thực thêm sự quan tâm và mở rộng cơ hội cho công nghệ của chúng tôi tại thị trường Trung Quốc”.


Trong một thỏa thuận riêng, Quỹ Đầu tư Năng lượng Xinkin Bắc Kinh - được sở hữu một phần bởi CICF - vào tháng 9 năm 2019, đã báo cáo rằng họ sở hữu 1,9% cổ phần trong công ty trí tuệ nhân tạo Black Sesame Technologies, theo trang web của chính phủ Trung Quốc. Công ty có trụ sở tại Thung lũng Silicon được thành lập vào năm 2016 và phát triển các chip bán dẫn được sử dụng để cải thiện khả năng điều hướng và an toàn của phương tiện.



Trong một giao dịch khác, hai nhà đầu tư có liên kết với các quỹ do chính phủ Trung Quốc điều hành, vào tháng trước đã nộp đơn đăng ký mua 16,7% cổ phần của LightIC Technologies, theo một thông báo được đăng trên một trang web là cơ sở dữ liệu về đấu thầu của Trung Quốc. Công ty LightIC Technologies có trụ sở tại California phát triển các hệ thống giúp cung cấp năng lượng cho robot và điều hướng bằng máy bay không người lái.


Các khoản đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc vào Mỹ đã sụt giảm kể từ hai năm trước, khi Washington củng cố vai trò của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (Cfius) - một ủy ban liên cơ quan có thể ngăn chặn các giao dịch vì lý do an ninh quốc gia. Các quy tắc mới đã trao cho Cfius quyền sàng lọc bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến “công nghệ quan trọng”, chẳng hạn như công nghệ sinh học và chất bán dẫn. Trước đây, nó chỉ có thể xem xét các giao dịch liên quan đến việc đổi chủ quyền kiểm soát công ty.


Cfius sẽ không bình luận về bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào.


Các vòi hút công nghệ của ĐCSTQ


Các khoản đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc vào Mỹ đã giảm gần một nửa trong năm 2019 xuống còn 2,5 tỷ USD so với năm 2018, theo công ty tư vấn Rhodium Group. Trong nửa đầu năm nay, các nhà đầu tư mạo hiểm Trung Quốc đã rót 830 triệu USD vào các công ty khởi nghiệp ở Mỹ, theo dữ liệu của Rhodium.


Adam Lysenko, một nhà phân tích tại Rhodium có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết không rõ tại sao một số khoản đầu tư vào các lĩnh vực có vẻ nhạy cảm vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, ông cho rằng có thể một số giao dịch đã được Cfius chấp thuận nhưng các cuộc điều tra về nó vẫn chưa được công khai.



Ông Lysenko nói thêm: “Các quỹ chính sách của Trung Quốc thường có nhiệm vụ đầu tư toàn cầu vào bất kỳ tài sản nào có thể giúp đạt được mục tiêu đã thiết kế. CICF có một mạng lưới rộng lớn gồm hàng trăm công ty con trong nước và được liên kết với các công ty nước ngoài thông qua nhiều khoản đầu tư”.


Tin tức về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các công ty bán dẫn của Mỹ đã thu hút sự chỉ trích của lưỡng đảng từ các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ.


Mark Warner, Phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện của đảng Dân chủ, cho biết một số công ty Mỹ nhận đầu tư từ doanh nghiệp của Trung Quốc - sau đó đã bị các công ty có liên hệ với Bắc Kinh đánh cắp tài sản trí tuệ.


Đặc vụ phụ trách Phòng Hình sự và Không gian mạng của Văn phòng Hiện trường Washington của FBI James A. Dawson nói về các cáo buộc và bắt giữ liên quan đến chiến dịch xâm nhập máy tính liên quan đến chính phủ Trung Quốc với nhóm được gọi là "APT 41" tại Bộ Tư pháp ở Washington, DC vào ngày 16 tháng 9 năm 2020. (Ảnh của TASOS KATOPODIS / AFP qua Getty Images)


Washington năm ngoái đã cáo buộc Huawei, tập đoàn công nghệ Trung Quốc, cố gắng đánh cắp công nghệ được sử dụng bởi T-Mobile, một trong những đối tác kinh doanh của họ tại Mỹ.


Ông Warner nói: “Không có công ty Trung Quốc nào hoàn toàn độc lập khỏi ĐCSTQ, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp tiên tiến mà chế độ này nhắm tới".


Ông nói thêm rằng các công ty Hoa Kỳ phải nhận thức đầy đủ về những rủi ro mà họ phải chịu khi hợp tác với các công ty Trung Quốc.


Ted Cruz, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa từ Texas, cho biết vẫn còn "quá nhiều kẽ hở" trong các quy định của Mỹ cho phép các khoản đầu tư như vậy.


Ông Cruz nói: “ĐCSTQ sử dụng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ của Mỹ để tiếp cận tài sản trí tuệ, thao túng thị trường rất thường xuyên để thực hiện các hoạt động gián điệp”.


Pixelworks, Black Sesame và LightIC đã không trả lời yêu cầu bình luận.


Bộ Tài chính và Bộ Thương mại Trung Quốc đã không trả lời các yêu cầu bình luận qua fax. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ “không có thông tin liên quan”.


Đọc thêm »



© Trần Đức
    NTDVN
    Theo Financial Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages