Từ sự lộng hành của truyền thông cánh tả, suy nghĩ về nguồn gốc của quyền lực chính trị ở Hoa Kỳ - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

Từ sự lộng hành của truyền thông cánh tả, suy nghĩ về nguồn gốc của quyền lực chính trị ở Hoa Kỳ


Bộ máy truyền thông cánh tả Mỹ phát huy hết công suất để “một tay che Trời”. (Tổng hợp)


Phải chăng truyền thông báo chí là cái gốc của quyền lực, đối với quyền lực chính trị nó có thể nhấc lên đặt xuống? Và tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong quá khứ có thể sử dụng truyền thông để tạo ra những cuộc vận động lũng đoạn xã hội Trung Quốc, còn với truyền thông cánh tả Mỹ hay phương Tây thì khó hơn nhiều?

Bộ máy truyền thông cánh tả Mỹ phát huy hết công suất để “một tay che Trời”


Cơn “động đất chính trị” ở Hoa Kỳ hiện nay vẫn chưa giảm rung chấn, thậm chí còn mạnh hơn lên. Một mặt, giới truyền thông cánh tả Hoa Kỳ - những tờ New York Times, CNN, CNBC, ABC, Washington Post, Wall Street Journal... đang chạy hết công suất để phát đi toàn thế giới về tuyên bố chiến thắng “ảo” của “tân Tổng thống tự phong” hay "Tổng thống truyền thông” Joe Biden; Những nhà lãnh đạo một số quốc gia và những người có ảnh hưởng không rõ vô tình hay cố ý, gửi lời chúc mừng “tân Tổng thống” Joe Biden; Những gã khổng lồ công nghệ Big Tech gia tăng kiểm duyệt bất cứ tin tức nào bất lợi cho phe Biden và đảng Dân Chủ; Chưa kể đến những tỷ phú bất lương kiêm “chuyên gia lật đổ” như George Soros và đồng bọn đang âm thầm trong bóng tối bài binh bố trận để lên những kế hoạch dự phòng khi ông Biden thất thế bằng cách tung tiền cho những tổ chức khủng bố cực tả như Antifa, Black Lives Matter (BLM) sẵn sàng gây bạo động…



Dường như cánh tả Mỹ cực kỳ tự tin vào khả năng dùng tin giả bao phủ Trái Đất khiến cho ai ai cũng tưởng rằng mọi sự thế là đã được an bài, việc đã rồi, chỉ có “kẻ bại trận điên khùng” là Tổng thống Trump ngoan cố chống trả, không chịu giao quyền lực như phép tắc phải thế. Họ hy vọng rằng “nói dối nghìn lần sẽ trở thành sự thật” như phương châm của Goebel - bộ trưởng tuyên truyền của Đức quốc xã; hoặc như người phương Đông có câu nói tương tự: “Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết”.
Joseph Goebbels - bộ trưởng tuyên truyền của Đức quốc xã, người nổi tiếng với câu nói “lời nói dối nghìn lần sẽ trở thành sự thật”. (Wikipedia)


Người dân các nước hoang mang không hiểu gì cả. Vì sao các nhà báo xứ sở cờ hoa xưa kia đã từng là những người có danh dự, có đạo đức và tôn trọng sự thật nay lại trở nên “đổi trắng thay đen”, “ăn không nói có”?


Phải chăng họ đã học hỏi phong cách truyền thông của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với quyền năng gieo tai giáng họa hay ban phúc phát tài?


Phải chăng truyền thông báo chí là cái gốc của quyền lực, đối với quyền lực chính trị nó có thể nhấc lên đặt xuống? Và tại sao ĐCSTQ trong quá khứ có thể sử dụng truyền thông để tạo ra những cuộc vận động lũng đoạn xã hội Trung Quốc, còn với truyền thông cánh tả Mỹ hay phương Tây thì khó hơn nhiều? Chúng ta sẽ theo dòng lịch sử để thử tìm cách lý giải vấn đề này. Trung Hoa cổ đại và quyền lực của đấng Thiên tử


Đọc thêm »


Trường An, kinh đô nhà Hán năm 196, thời Tam Quốc.


Lúc này là triều đại của Hán Hiến đế. Thực tế thì nhà Hán đã suy sụp lắm rồi. Vua Hiến đế thoát khỏi tặc thần Đổng Trác lại bị hai tên tướng cũ của hắn là Lý Thôi, Quách Dĩ khống chế. Nhân lúc chúng đánh lẫn nhau, các cận thần đưa ông đi trốn khỏi Trường An, tới Lạc Dương, đồng thời Hán Hiến Đế cho người gọi Tào Tháo đến bảo giá. Tào Tháo, một sứ quân có khí thế đang lên như mặt trời giữa Ngọ, lập tức nắm lấy cơ hội này để chính thức trở thành đệ nhất quyền thần của Hán Hiến đế. Ông ta thực hiện sách lược “O bế thiên tử để sai khiến chư hầu”. Những mệnh lệnh Tháo ban ra, những chiến dịch quân sự chinh phạt các sứ quân khác của ông trên danh nghĩa đều là phụng mệnh của Hán Hiến đế - phe chính thống và chính nghĩa.


Tào Tháo, một sứ quân có khí thế đang lên như mặt trời giữa Ngọ, lập tức nắm lấy cơ hội này để chính thức trở thành đệ nhất quyền thần của Hán Hiến đế. (Baike.baidu.com)


Sau này Tào Tháo trở thành thừa tướng, rồi Ngụy Vương, chức vị cao đến tột đỉnh, chỉ thiếu điều làm vua, nhưng ông không soán ngôi nhà Hán để lên ngôi cửu trùng.


Một sứ quân khác là Lưu Bị, tự là Huyền Đức, cũng sử dụng chiêu bài chính thống. Ông luôn được coi là người thuộc Hoàng thất, so gia phả thì còn là chú của vua Hiến đế nên người đời còn gọi ông là Lưu Hoàng Thúc. Cũng vì thuộc hoàng thất, thuộc dòng chính thống, lại giương cao ngọn cờ "ủng Lưu phản Tào" nên ông được nhiều người ủng hộ theo phò.


Xem thế đủ biết, dù triều đại nhà Hán đã suy tàn, nhưng cái gốc của quyền lực lúc này vẫn là từ đấng quân chủ, lòng người vẫn trông vào Hoàng gia.



Ở Trung Hoa xưa, nơi coi trọng dòng máu, các gia tộc thay nhau nắm quyền cai trị thiên hạ. Cổ nhân Trung Hoa có quan niệm rằng Hoàng đế là Thiên tử - con Trời, quyền lực Hoàng đế là do Trời ban, “Quân quyền Thần thụ”. Có quyền lực Trời ban mới được coi là chính thống, mới là danh chính ngôn thuận.


Như trong chiếu chỉ của Hoàng đế luôn mở đầu bằng câu: “Phụng Thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết…”


Như vậy, cái gốc của quyền lực ấy là bởi Thiên thượng và được truyền lại dựa trên cơ sở dòng máu, gia tộc. Khi một dòng họ hết chân mệnh Thiên tử và một dòng họ mới lên thay lập ra triều đại mới thì trước hết phải có Thiên tượng, những dấu hiệu hay ý chỉ của Trời mới có thể lên ngôi chính thống.


Còn không thì là cướp ngôi, như vụ “tiếm xưng đế hiệu” của Viên Thuật cũng trong thời Tam Quốc. Người này chiếm được viên ngọc tỷ truyền quốc nên vội vàng lộ mặt tên phản thần muốn cướp ngôi, điều này đã dẫn đến cái cớ chính đáng của các sứ quân khác tấn công, tiêu diệt Viên Thuật và tập đoàn quân sự của ông ta. Rốt cuộc chỉ là:


“Thị phi thành bại theo dòng nước Sừng sững cơ đồ, bỗng tay không”


- Lâm Giang Tiên - Dương Thận -


Khi một dòng họ hết chân mệnh Thiên tử và một dòng họ mới lên thay lập ra triều đại mới thì trước hết phải có Thiên tượng, những dấu hiệu hay ý chỉ của Trời mới có thể lên ngôi chính thống. (Miền công cộng)


ĐCSTQ và chiêu bài tuyên truyền dối trá trong các cuộc vận động hủy diệt văn hóa truyền thống


ĐCSTQ khi cướp được chính quyền năm 1949, thông qua các cuộc vận động phản văn hóa từ “phá tứ cựu” đến “trấn phản”, “tam phản”, “ngũ phản”, “cải cách ruộng đất”, “Trăm hoa đua nở”, “Đại cách mạng Văn hóa”... đã cắt đứt mối liên hệ của nhân dân Trung Hoa với nền Văn hóa Thần truyền, đồng thời nhồi nhét Thuyết vô Thần, Chủ nghĩa duy vật, Tiến hóa luận... vào não trạng của toàn xã hội. Khi người ta không còn tin có ông Trời, thì rõ ràng chẳng còn Thiên tử và vương quyền bị phế truất. Khi ĐCSTQ phủ nhận Thần Phật, thì tức là nó cũng phủ nhận nguồn gốc quyền lực của người cai trị là do Trời ban cho. Đồng thời cùng với việc “thần thánh hóa” hay sự sùng bái các lãnh tụ của Đảng, nó đã thế mình vào vị trí của ông Trời trong tâm thức người Trung Quốc. Và giờ nó có thể tùy tiện định nghĩa các hệ thống giá trị.



Và trong cả quá trình ấy, truyền thông của Đảng đã được sử dụng đi kèm với các biện pháp khủng bố sắt máu, gây nên thảm trạng máu chảy đầu rơi, còn kinh khiếp hơn nữa là bức tử cả một nền đạo đức và lương tri của toàn xã hội được kế thừa từ quá khứ. Cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ luôn luôn là con “ác khuyển” mà ĐCSTQ bảo sủa ai thì sủa, cắn ai thì cắn.


Trước khi ra tay đối với bất cứ ai, trước tiên ĐCSTQ phát động chiến dịch truyền thông để bôi nhọ người đó. Và tất nhiên không bao giờ nạn nhân có cơ hội phản biện hay tự minh oan, tiếng nói của họ quá nhỏ bé và bị tước đoạt trước một bộ máy truyền thông khổng lồ của nhà nước được nuôi bằng tiền thuế của nhân dân, truyền đi khắp mọi hang cùng ngõ hẻm của đất nước.


Như sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989, hàng nghìn sinh viên ưu tú đã bị nghiền nát dưới xích xe tăng của quân đội giải phóng Trung Quốc PLA khiến cả nhân loại phẫn nộ lên án, nhưng tuyệt nhiên sự kiện này không bao giờ xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc, như nó chưa từng tồn tại và tất nhiên nó không có trong ký ức của giới trẻ Trung Quốc sinh ra sau thời điểm này.


Sự kiện đàn áp đẫm máu sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn chưa hề xuất hiện trên truyền thông Trung Quốc, như thể nó chưa từng xảy ra. (Getty)


Như sự kiện đàn áp Pháp Luân Công - một môn tu luyện tinh thần ôn hòa theo tôn chỉ Chân - Thiện - Nhẫn, vào ngày 20/7/1999. Bắt đầu từ 22/07/1999, ngày thứ ba của chiến dịch bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc, những phương tiện thông tin đại chúng do ĐCSTQ kiểm soát bắt đầu một cuộc oanh tạc dữ dội tổng lực tuyên truyền chống Pháp Luân Công. Hãy lấy Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) có trụ sở ở Bắc Kinh làm ví dụ. Trong những tháng còn lại của năm 1999, CCTV phát 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày những đoạn băng được dàn dựng trước nhằm truyền bá những lời vu khống bịa đặt về Pháp Luân Công. Những người sản xuất những chương trình này bắt đầu bằng cách bóp méo và làm giả những lời giảng của Ngài Lý Hồng Chí là người sáng lập Pháp Luân Công rồi sau đó xen thêm vào những trường hợp của cái gọi là tự tử, giết người, và tử vong do từ chối điều trị y tế. Họ đã làm mọi điều họ có thể làm để bôi nhọ và bịa đặt về Pháp Luân Công và người sáng lập.


Hơn 2000 tờ báo, hơn 1000 quyển tạp chí, và hàng trăm đài phát thanh và truyền hình địa phương dưới quyền kiểm soát tuyệt đối của ĐCSTQ đã trở nên quá tải vì chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ tổng lực chống Pháp Luân Công. Những chương trình tuyên truyền này còn được truyền bá xa hơn nữa tới tất cả các nước khác thông qua các cơ quan thông tấn của chính phủ Trung Quốc như Tân Hoa Xã, Dịch vụ Tin tức Trung Quốc, Cơ quan thông tấn Trung Quốc Hồng Kông, và các phương tiện thông tin đại chúng khác ở hải ngoại do ĐCSTQ kiểm soát. Dựa trên thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong vòng 6 tháng, hơn 300 nghìn bài báo và chương trình nhằm vào việc bôi nhọ Pháp Luân Công đã được xuất bản hoặc phát đi trên sóng phát thanh và truyền hình, đầu độc tâm trí của vô số người bị họ lừa gạt.


Đỉnh điểm của nó là vụ “tự thiêu” được dàn dựng vào tháng 01/2001 cũng tại quảng trường Thiên An Môn nghi ngút âm khí, được đưa tin trên toàn thế giới với tốc độ chưa từng có thông qua Tân Hoa Xã để vu vạ cho Pháp Luân Công.


Vụ dàn dựng tự thiêu tại Thiên An Môn đã được truyền thông tung tin rợp trời dậy đất, hòng lừa dối và bẫy người dân Trung Quốc vào thái cực căm hận đối với Pháp Luân Công. (Minhhui.org)


Như vậy, thì truyền thông báo chí trong một thể chế độc tài vừa là sản phẩm của quyền lực chính trị đã sẵn có, vừa là công cụ để tiếp tục xây dựng quyền lực của những chính quyền độc tài chuyên chế, và lúc ấy nó phải được gọi là “tuyên truyền”, tiếng Anh là “propaganda”. Nó có thể khuynh đảo xã hội để giới cai trị đạt được mục tiêu của họ với điều kiện cần là sau khi con người đã bị lấy mất lương tri và đạo đức cùng niềm tin vào Thần vốn là tài sản vô giá mà các thế hệ sau được thừa kế từ các thế hệ trước, nói cách khác là từ truyền thống.


Còn truyền thông báo chí trong một thể chế tự do thì sao? Có phải là nguồn gốc của quyền lực hay không?


Chúng ta quay trở lại Hoa Kỳ thời lập quốc.



Hoa Kỳ thời lập quốc với bản Hiến Pháp có quyền lực tối thượng


Hoa Kỳ - Tân Thế Giới, một miền đất mênh mông trải rộng hơn 9 triệu cây số vuông với thiên nhiên hùng vĩ, đất đai màu mỡ giàu có, sản vật vô cùng dồi dào... là miền đất hứa của những di dân châu Âu từ vài thế kỷ trước. Họ đến đây từ nước Anh, nhưng cũng từ cả Scotland, Ireland, Thụy Điển, Norway, Pháp, Italia, Hà Lan, Phổ, Ba Lan, và nhiều nước khác nữa. Họ đã rời bỏ quê hương mình để thoát khỏi sự áp bức về tôn giáo và chính trị, cũng như thoát khỏi những khuôn mẫu kinh tế cứng nhắc của Cựu Lục địa vốn quen đánh giá và đối xử con người qua tước vị mà ít khi đếm xỉa đến tài năng hay nghị lực của họ. Trên một lãnh thổ đất rộng người thưa, những con người mang sẵn tư tưởng đi tìm tự do này phải họp nhau lại thành từng nhóm để sinh tồn, chống chọi với thiên nhiên hoang dã, nên càng phát triển khả năng tự lực cánh sinh, tự quyết, dễ dàng chấp nhận hình thức tự trị, nên họ rất cảnh giác với bất cứ thứ quyền lực chính quyền nào có thể đe dọa đến quyền tự do cá nhân ấy.


Trên một lãnh thổ đất rộng người thưa, những con người mang sẵn tư tưởng đi tìm tự do này phải họp nhau lại thành từng nhóm để sinh tồn, họ rất cảnh giác với bất cứ thứ quyền lực chính quyền nào có thể đe dọa đến quyền tự do cá nhân ấy. (Picryl)


Và cũng bởi vì trên miền đất ấy tập hợp những sắc dân khác nhau, vốn đã có một trình độ nhất định, với những tín ngưỡng và sinh hoạt khác nhau, vậy nên để có thể trở nên một cộng đồng thống nhất, những con người này dần đi đến thống nhất về một bản khế ước xã hội, tức là “việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng. Về mặt luật pháp, khế ước xã hội thể hiện cụ thể là một tờ khế ước, một bản hợp đồng trên đó các thành viên xã hội thống nhất các nguyên tắc để cùng chung sống với nhau.” (Wikipedia).


Bản khế ước xã hội này là nguyên tắc pháp lý cao nhất để khiến con người nơi đây sống chung với nhau một cách hài hòa có trật tự, có cùng cơ hội phát triển bình đẳng, công bằng và cùng xây dựng một cộng đồng vững mạnh.



Những bậc tổ phụ của nước Mỹ như George Washington, Thomas Jefferson, James Madison, Alexander Hamilton, John Adams, Jon Jay… khi viết nên bản “Tuyên ngôn độc lập” đã thể hiện rõ ràng việc họ chịu ảnh hưởng của John Locke - triết gia, chính trị gia người Anh, người đã gây ảnh hưởng khắp châu Âu với tư cách đại biểu xuất sắc nhất kế thừa và phát triển lý thuyết về khế ước xã hội. Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ đã mở đầu bằng tư tưởng khế ước xã hội của John Locke:


“…Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.


Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính quyền được lập ra trong nhân dân và có được quyền lực chính đáng trên cơ sở sự đồng ý của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an toàn và hạnh phúc của họ.”


Bản Hiến pháp Hoa Kỳ chính là hình thức cao nhất của khế ước xã hội đó. (Pixy)


Nhà quý tộc, học giả Alexis de Tocqueville - người được xem như bậc thầy chính trị hiểu nền chính trị Mỹ còn hơn cả người Mỹ, đã viết trong cuốn sách nổi tiếng: “Nền dân trị Mỹ” của ông như sau:


“Tại Hoa Kỳ, hiến pháp chế ngự cả các nhà lập pháp cũng như các công dân bình thường. Hiến pháp là bộ luật đầu tiên của mọi bộ luật, và không thể chỉ dùng một bộ luật mà sửa nó cho được. Nó chính là cái mà một khi các toà án phục tùng hiến pháp thì cũng coi như là phục tùng tất cả các bộ luật khác. Đây chính là bản chất thực sự của quyền lực tư pháp: có thể nói cái quyền tự nhiên của người pháp quan là chọn lựa trong những công cụ pháp lý những cái nào trói quyền lực tư pháp chặt nhất...


… Nó là một công trình đứng riêng, đại diện cho ý nguyện toàn thể nhân dân, bắt buộc các nhà lập pháp cũng như những công dân bình thường phải tuân thủ, song nó cũng có thể được thay đổi tuỳ theo nguyện vọng của nhân dân, [thực hiện] theo những hình thức được định sẵn và trong những trường hợp đã có dự kiến sẵn. Vậy là ở nước Mỹ hiến pháp có thể thay đổi. Nhưng chừng nào nó còn tồn tại thì đó là nguồn của mọi quyền hành. Sức mạnh tối cao chỉ nằm trong một mình nó…”


Dưới Hiến pháp Hoa Kỳ là các bộ luật. Bởi vậy, nguồn gốc của quyền lực nước Mỹ đều là từ Hiến pháp - bộ luật cao nhất - mà ra.


Truyền thông, như người ta hay ví là quyền lực thứ tư sau ba quyền lực: lập pháp, tư pháp, hành pháp, cũng chỉ là sử dụng - hoặc lạm dụng - quyền mà Hiến Pháp cho phép mà thôi. Quyền này được quy định trong Tu chính án thứ nhất năm 1791 của Hiến pháp Hoa Kỳ:


“Quốc hội không được làm luật liên quan đến bất cứ tôn giáo nào, hoặc ngăn cản sự tự do tín ngưỡng, hoặc ngăn cản sự tự do ngôn luận, báo chí, hoặc ngăn cản sự hội hợp ôn hòa, hoặc cấm đoán sự khiếu nại của dân về việc làm của chính phủ.”


Truyền thông báo chí Mỹ không thể có quyền quyết định hay tạo ra cho người ta cái ấn tượng rằng họ là người phát ngôn chính thức kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. (Tổng hợp)


Đã không phải là nguồn gốc của quyền lực, thì dĩ nhiên truyền thông báo chí Mỹ không thể có quyền quyết định hay tạo ra cho người ta cái ấn tượng rằng họ là người phát ngôn chính thức kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Dù cho những tỷ phú truyền thông và công nghệ Mỹ có tự tin nắm hết những kênh truyền thông của nước này thì họ cũng không thể “một tay che trời” để khuynh đảo sự thật, định hướng dư luận nước Mỹ và thế giới theo mưu đồ riêng của họ. Dẫu sao, truyền thông ở một nước tự do không phải và không bao giờ là nguồn gốc của quyền lực chính trị để có thể tùy ý “tuyên xưng đế hiệu” cho người này người khác. Nhiều lắm thì nó cũng chỉ như viên “ngọc tỷ truyền quốc” ở trong tay Viên Thuật mà thôi, đọ làm sao được với “vương vị Trời ban” mà tương đương với nó ở nước Mỹ là quyền tổng thống có được thông qua bầu cử hợp pháp, vốn được quy định rõ trong văn bản có quyền lực tối thượng - Hiến pháp Hoa Kỳ.



Ở nước Mỹ, ai làm theo luật, người đó có cơ hội chiến thắng


Một đất nước có dân số chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng có số lượng luật sư chiếm 70% của thế giới thì có thể thấy rằng đất nước ấy coi trọng luật pháp đến thế nào. Rõ ràng ở một nước như vậy thì những vụ gian lận bầu cử, những hành vi vi hiến của các tòa án tiểu bang đoạt quyền của quốc hội trong việc quy định cách thức, nơi chốn, thời điểm bầu cử... và vô số các vi phạm khác cần phải được xử lý bởi quy trình tố tụng chứ không phải hành động láu táu vô pháp vô Thiên, lợi dụng và khống chế dư luận của truyền thông cánh tả. Alexis de Tocqueville cũng viết:


“Bất kể bản chất ra sao, một vụ án bao giờ cũng là một công việc khó khăn và tốn kém. Kết án một con người của công chúng trên báo chí thì dễ, nhưng việc người ta quyết định đưa ai đó ra trước công lý thì không thể thiếu những lý do có đủ sức nặng…”


Những lý do đủ sức nặng, Tổng thống Donald Trump và ekip của ông đã nắm trong tay. Tất cả những bằng chứng gian lận này cùng cả trăm nhân chứng sẵn lòng đứng ra tố cáo hành vi gian lận phiếu bầu của phe đảng Biden và đảng Dân Chủ đang sẵn sàng cho quy trình tố tụng ở Tối cao Pháp viện.


Một đất nước có dân số chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng có số lượng luật sư chiếm 70% của thế giới thì có thể thấy rằng đất nước ấy coi trọng luật pháp đến thế nào. (Getty)


Tại sao những tin tức như vậy thì không thấy truyền thông cánh tả Mỹ đăng lên một cách đàng hoàng và trung thực?


Hay về cuộc diễu hành MAGA ngày 14/11 tại Washington DC của hàng triệu người Mỹ yêu sự thật, một sự thể hiện tự do ý chí, của lòng dân với vị Tổng thống đáng quý trọng của họ cũng như sự phản đối công khai đối với những trò gian lận bầu cử và dối trá của truyền thông cánh tả. Cũng không thấy truyền thông cánh tả có mô tả gì trung thực về sự kiện này như vai trò nguyên thủy của báo chí phải thế. Hay họ chỉ là những tay ba hoa to mồm đầy thiên kiến và ý thức bè phái?


Có lẽ điều cần nhất đối với truyền thông cánh tả Mỹ lúc này đó là làm theo luật pháp. Quyền tự do ngôn luận trong Tu chính án thứ nhất không bao gồm quyền nói sai sự thật và gây hại cho người khác. Thao túng bầu cử thì còn là tội phản quốc chứ chẳng chơi.


Vậy đấy, ở thế giới tự do như Hoa Kỳ, luật pháp chứ không phải truyền thông, mới chính là nguồn gốc của quyền lực. Còn người Việt có câu này: “khôn ngoan ra cửa quan mới biết”, là quan tòa đấy.


(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến cá nhân của tác giả)


Đọc thêm »



© Nguyên Vũ
    NTDVN
Tài liệu tham khảo:
1. Cửu Bình: Chín bài bình luận về Đảng cộng sản Trung Quốc
2. “Nền dân trị Mỹ” của Alexis de Tocqueville
3. Hiến pháp Hoa Kỳ
4. “Khái quát lịch sử Mỹ” - nguồn: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
5. Sách “Khái quát về chính quyền Mỹ”
6. Wikipedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages