Hong Kong giống như Tây Berlin trong Chiến tranh Lạnh, theo thời gian, nó sẽ trở thành Đông Berlin. Một thành phố nhỏ liệu có cần đồng tiền riêng?
Elmer Yuen, nhà tài phiệt Hong Kong (Tổng giám đốc của Goldbridge Technology) vừa cho biết trên Twitter về mục đích thực sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đằng sau việc ban hành Luật An Ninh Quốc gia - mục đích của nó không phải là chiếm đóng, cai trị hay thay thế người Hong Kong dân chủ bằng người đại lục, mà là chiếm đoạt 438 tỷ đô-la Mỹ dự trữ ngoại hối của thành phố này. Trung Quốc đang dần cạn kiệt nguồn đô-la thanh khoản, tương lai kinh tế chính trị của quốc gia này đang bị đe dọa bởi cuộc thương chiến với Mỹ và các nước đồng minh, cũng như toàn thể thế giới dân chủ yêu hòa bình.
Liệu ai sẽ đứng ra bảo đảm cho đồng đô-la Hong Kong ổn định tỷ giá?
Hong Kong đã trở thành tâm điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, điều đó có nghĩa là hệ thống tỷ giá hối đoái được liên kết tại chỗ trong vài thập kỷ qua – neo cố định tỷ giá đồng đô-la địa phương vào đồng đô-la Mỹ - cũng đang được chú ý. Các nhà đầu cơ bao gồm Kyle Bass đã nói về sự sụp đổ của tiền tệ Hong Kong dưới áp lực từ dòng chảy lớn. Nhưng nếu Eddie Yue lo lắng về một sự cố, ông đã không thể hiện điều đó. Người đứng đầu Cơ quan tiền tệ Hong Kong (HKMA), ngân hàng trung ương của thành phố, nói với tờ Financial Times gần đây rằng nhiệm vụ bảo vệ đồng đô-la Hong Kong đã trở nên dễ dàng hơn trong một thế giới lãi suất thấp.
“Nếu có một dòng chảy mạnh, tăng lãi suất là cơ chế quan trọng nhất của chúng tôi”, ông Yue nói với Financial Times. "Đây chỉ là một sự điều chỉnh nhẹ nhàng cho dòng vốn quay trở lại”.
Ông lập luận rằng hoàn cảnh ngày nay khác xa so với hơn 20 năm trước, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bao gồm sự điều chỉnh mạnh mẽ về đồng baht của Thái Lan và đồng rupiah của Indonesia, cũng như đồng won của Hàn Quốc, đồng ringgit của Malaysia và đồng đô-la Đài Loan. Đồng đô-la Hong Kong cũng chịu áp lực dữ dội.
Hiện tại, tỷ lệ này rất thấp, “người dùng sẽ chỉ mất 10 đến 15% phí bảo hiểm để mọi người quay trở lại”, ông Yue nói, lưu ý rằng cơ sở này cao hơn nhiều vào năm 1997. Vào ngày Thứ Năm Đen tối vào tháng 10 năm đó, lãi suất qua đêm tăng vọt lên tới 280% khi các ngân hàng tranh giành nhau để có được đô-la Hong Kong để tránh số dư âm trong tài khoản thanh toán bù trừ của họ.
Những ngày này, khoảng cách giữa lãi suất ba tháng của Mỹ và Hong Kong là khoảng một nửa điểm phần trăm, điều đó có nghĩa là sự khuyến khích để nắm giữ đồng nội tệ là nhỏ. Mặc dù vậy, đồng đô-la Hong Kong đang giao dịch ở mức đắt nhất có thể trong biên độ, phần lớn nhờ vào dòng tiền vào từ danh sách các ông lớn Trung Quốc như JD.com và NetEase, cùng với các khoản thanh toán cổ tức cuối quý từ doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc niêm yết tại Hong Kong.
Dĩ nhiên, tuyến phòng thủ đầu tiên của HKMA là dự trữ ngoại hối trị giá 438 tỷ USD - một khoản tiền gần gấp đôi lượng cung tiền tệ cơ sở. Ông Yue cũng lưu ý rằng các kỹ thuật "giám sát" của chính quyền đã tiến bộ hơn so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á, do đó, họ có đầy đủ thông tin nhạy bén về rủi ro “khi các ngân hàng đang cho các nhà đầu cơ vay tiền”.
Tuy nhiên, nếu liên kết phải chịu áp lực liên tục và lãi suất cao hơn cũng không đủ khả năng ngăn dòng vốn tháo chạy, HKMA có thể cũng sẽ không mong chờ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ cung cấp một dòng đô-la Mỹ.
Một người gần gũi với HKMA nói rằng nó có thể nhờ cậy Ngân hàng Trung ương Nhân dân Trung Quốc (PBoC), chứ không phải Fed, nếu hệ thống thực sự cần một nguồn đô-la Mỹ bên ngoài.
Việc Hong Kong sẽ dựa vào Trung Quốc thay vì Mỹ để hỗ trợ duy trì vị thế của đồng đô-la Hong Kong là một dấu hiệu tiến đến chính trị hóa các ngân hàng trung ương, trong bối cảnh sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington vẫn đang tồn tại.
Khai thác PBoC chứ không phải Fed sẽ là “một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các mối quan hệ đã trở nên chính trị hơn bao giờ hết”, ông Zhiwu Chen, người đứng đầu Viện Châu Á Toàn cầu tại Đại học Hong Kong cho biết. HKMA sẽ làm điều đó chỉ khi thiện chí với Hoa Kỳ đã "hoàn toàn cạn kiệt", ông nói thêm.
Dino Kos, cựu giám đốc thị trường của Fed New York, nói rằng “trong suy nghĩ của các quan chức Fed, có một ranh giới rõ ràng giữa chính sách tiền tệ và chính sách đối ngoại và Fed luôn ý thức về điều đó”. Trong bối cảnh đó, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ không dại gì mà cho phép chuyển tiền đô-la Mỹ cho HKMA “mà không có sự cho phép của Kho bạc Hoa Kỳ”, ông Kos, hiện là giám đốc điều hành cao cấp của CLS, một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán ngoại hối cho biết.
Liệu tất cả hỏa lực đó có đủ để bảo vệ liên kết? Lần này bối cảnh rất khác, có nghĩa là sự tự tin trong hệ thống không phụ thuộc đơn giản vào vũ khí mà HKMA có thể triển khai.
Thành phố nhỏ này liệu có còn cần đồng tiền riêng?
Như vậy, vì chính trị, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ không ra tay cứu đô-la Hong Kong khi có sức ép tỷ giá quá mạnh, còn PBoC thì lăm le cướp lấy dự trữ ngoại hối gần 440 tỷ đô-la Mỹ tại HKMA và đương nhiên sẽ không đủ sức giúp đỡ HKMA bảo vệ tỷ giá vì chính Trung Quốc cũng cần sử dụng nguồn đô-la quý giá này trong bối cảnh chiến tranh kép tiền tệ và thương mại... Một khả năng rất cao là đồng đô-la Hong Kong sẽ không còn bền vững và có thể cũng không còn lý do tồn tại.
Trong quá khứ, sức mạnh của hệ thống tỷ giá hối đoái cuối cùng là về niềm tin vào tương lai của Hong Kong khi là nơi gặp gỡ giữa thế giới của chủ nghĩa tư bản phương Tây và cái gọi là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Nhưng như đã được chứng minh bởi luật an ninh quốc gia mới đối với Hong Kong, do Bắc Kinh vội vàng phê duyệt, giờ đây nó rất giống một thành phố thông thường của Trung Quốc. Một số người nhận định nếu đúng như vậy thì có phải chăng sự tồn tại của hệ thống cũ tại Hong Kong chỉ còn tính theo ngày?
Nếu chỉ là một thành phố như bao thành phố khác của Trung Quốc đại lục, liệu Trung Quốc có nhất thiết phải duy trì đồng đô-la Hong Kong hay không? Hủy bỏ đồng đô-la Hong Kong sẽ giúp Trung Quốc đạt được 2 mục đích, vừa thống nhất đồng tiền, xóa bỏ hệ thống một nước 2 đồng tiền, vừa thu về gần 440 tỷ đô-la Mỹ bù đắp vào dự trữ ngoại hối của mình.
Brad Setser một chuyên gia tiền tệ hàng đầu tại Ủy ban Ngoại Giao CFR Mỹ cho biết trên Twitter rằng ông ngờ rằng “Trung Quốc sẽ không theo đuổi chính sách 1 quốc gia 2 đồng tiền trong dài hạn trong bất kỳ hoàn cảnh nào”; và về thông tin rò rỉ cho rằng Chính quyền Tổng thống Trump đang nghiên cứu các giải pháp nhằm phá vỡ tỷ giá hối đoái cố định của đồng đô-la Hong Kong (trên tờ Bloomberg), ông viết “thật kỳ lạ khi 'trừng phạt' Trung Quốc bằng cách giúp Trung Quốc thực hiện mục tiêu dài hạn của mình”.
“Hong Kong giống như Tây Berlin trong Chiến tranh Lạnh”, Kevin Lai, người đứng đầu nghiên cứu kinh tế của Daiwa Capital Market ở Hong Kong cho biết. Theo thời gian, ông nói, "nó sẽ trở thành Đông Berlin".
© Thiện Nhân
NTDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét