Dư luận trong nước rất quan tâm về thực trạng xã hội Việt Nam đang đi về đâu khi mà các giá trị đạo đức, văn hóa đang bị mất dần và thay vào đó là một mớ hỗn độn được biện minh với một cái tên là du nhập văn hóa thế giới. An Nhiên trình bày.
Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe |
Hậu quả không lường
Sau khi tấm ảnh cô bé học sinh được đưa lên mạng vào ngày 10/4/2014, báo chí trong nước đã tìm hiểu vụ việc này xảy ra tại nhà sách siêu thị Vĩ Yên - thị trấn Chư Sê - huyện Chư Sê – tỉnh Gia Lai. Nạn nhân trong bức ảnh là một cô bé đang học lớp 7A4, Trường THCS Chu Văn An - Thị trấn Chư Sê – tỉnh Gia Lai.
Phụ huynh, cô thầy giáo, chuyên gia tâm lý, luật sư và hầu như cả cộng đồng mạng đều rất phẫn nộ trước việc cô bé mới 13 tuổi phải chịu sự hành hạ, bị đối xử một cách dã man bởi một số người lớn đối xử với cô bé chỉ vì ăn cắp hai quyển sách truyện tranh với giá trị 20,000 vnđ. GS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội - Viện Xã hội học cho biết hậu quả mà những người lớn đã làm với cô bé sẽ không lường được:
Một cái hình thức bêu xấu như vậy là không cho con người ta có đường lùi và làm cho người ta có thể dẫn đến là bị mặc cảm, ...thậm chí đi đến trầm cảm; và nếu mà thần kinh - cái trạng thái nhân cách thần kinh người ta không đủ mạnh có thể dẫn đến bệnh tình tìm đến cái chết
GS.TS Trịnh Hòa Bình
Thì tất cả những người lựa chọn cách hành xử như vậy đó không nhìn thấy cái hậu quả của việc làm mình tổ chức. Có điều đáng buồn ở đây đó là cái việc làm có bàn bạc, thậm chí là khi người này nêu sáng kiến này - người kia sáng kiến kia - cả lũ còn vui cười với nhau thì cái đó thể hiện không chỉ là trình độ ấu trĩ mà trình độ hết sưc là phản văn minh.”
|
“Cô bé đó học lớp bảy, mà sáu tuổi học lớp một, như vậy cô bé đó 13 tuổi, mà 13 tuổi chưa phải là thiếu nữ, vẫn là trẻ con, và hình như trong khai nhận, trao đổi lại, báo cáo lại là vì thích hai cuốn sách đó, nhưng vì không có tiền mà trẻ con bao giờ nó cũng sợ, không bao giờ dám xin ở siêu thị, xin ở chợ được, nếu người thân ở đâu đấy thì xin. Trong trường hợp đó vì ý thích vì cái lòng ham mê đó mà nó dẫn đến cái chuyện lấy trộm thì cái việc lấy trộm sách của một em bé đó thì không có gì ghê gớm cả,”
Cô giáo tên Oanh, đang công tác tại Hà Nội cho chúng tôi biết trong trường hợp này thật may mắn, khi mà bức ảnh đó được đăng đưa lên Internet, nếu không thì làm sao biết được? Và sự việc có thể là bị ém nhẹm luôn:
“Cái hành động đấy là không thể chấp nhận được, nhưng cũng rất may là cái hành động đó được đưa lên mạng, trên facebook cho nhiều người biết như thế này. Sau những ý kiến này, nọ thì xã hội sẽ tìm ra được một hành động đúng để kiểu như là định hướng giáo dục. Chứ còn đâu, bây giờ Chị thấy cái giáo dục của Việt Nam nó không có cái gì gọi là chuẩn cả, cho nên là có những cái hiện tượng này và nhiều cái hiện tượng khác mà được đưa trên công luận đấy, được càng đông như thế thì càng tốt, thì mọi người biết để rút kinh nghiệm, chứ còn nếu những hành động này mà cứ im ỉm đi và không làm gì để cho sửa. Sau cái vụ này cái đấy là rất nguy hiểm cho tương lai của cháu, trở thành một cô bé mà có tính tự ti chẳng hạn, có tính hoặc có tính tự kỷ chẳng hạn, đấy là một điều mình mất đi một mầm non ở đất nước.”
Một câu hỏi cho cả nước
Nhìn vào khía cạnh của pháp luật việc cô học trò vị thành niên bị xâm phạm nhân phẩm, bắt trói người trái pháp luật là hành vi hình sự. Luật sư Nguyễn Minh Long đang công tác tại đòan luật sư thành phố Hà Nội cho chúng tôi biết, những hành động của những người lớn đó sẽ bị khởi tố và bồi thường danh dự cho cô học trò, nếu cơ quan an ninh điều tra đủ chứng cứ:
Những cái này tôi cho là nó là xem như là một cái hệ quả - một cái hệ lụy không đáng có, không mong muốn. Nó nảy sinh trong lòng một cái xã hội đang chuyển động mà những cái giá trị mới được xây dựng thì nó chưa được hoàn thiện - chưa được toàn bích, còn những giá trị cũ tốt đẹp thì bị xói mòn
GS.TS Trịnh Hòa Bình
Trong thời gian qua chúng ta có thể thấy rằng, người dân đã săn đuổi, đánh chết những người trộm chó, người đi đường bắt được một kẻ cắp ở đường phố cũng có thể mỗi người góp phần vào đánh đập tập thể dẫn đến tử vong cho kẻ cắp. Vì sao lại có những hành động như vậy trong xã hội ngày nay? GS.TS Trịnh Hòa Bình cho biết nguyên nhân xảy ra tâm lý những người như vậy trong xã hội Việt Nam hiện nay:
“Những cái này tôi cho là nó là xem như là một cái hệ quả - một cái hệ lụy không đáng có, không mong muốn. Nó nảy sinh trong lòng một cái xã hội đang chuyển động mà những cái giá trị mới được xây dựng thì nó chưa được hoàn thiện - chưa được toàn bích, còn những giá trị cũ tốt đẹp thì bị xói mòn, những cái giá trị - những cái mục tiêu mà ba láp lai căng người ta theo đuổi có thể nó dễ dàng phổ quát bởi vì cái mức độ chín chắn trong bản lĩnh chính trị, trong hàm lượng văn hóa của mỗi một cái con người nó còn có hạn nhất định và đang đứng trước những thách thức rất lớn của cái giai đoạn hiện nay.”
Nguyên nhân nào đã đưa những con người Việt Nam vốn hiền hòa – thân thiện – luôn sống với tinh thần tương thân tương ái lại làm những điều như trên? Câu hỏi này không cho một riêng ai mà cho cả nước trong đó pháp luật có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ và gìn giữ nó.
An Nhiên
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét