Bài báo cho rằng, điều lệ Đảng không nêu rõ về vấn đề tín ngưỡng tôn giáo của Đảng viên, vì vậy “Điều lệ xử lý kỷ luật Đảng Cộng Sản Trung Quốc” đã có các quy định rõ ràng về vấn đề này. Điều 62 và 64 của “Điều lệ xử lý kỷ luật Đảng Cộng Sản Trung Quốc” nêu rõ, các Đảng viên có tín ngường tôn giáo cần phải tăng cường giáo dục về tư tưởng, tham gia vào các hoạt động lợi dụng tôn giáo sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng, lợi dụng các thế lực tôn giáo chống đối Đảng và Chính Phủ, làm trở ngại đến việc thực hiện các quyết sách của Đảng và Nhà Nước, phá hoại các tổ chức Đảng cơ sở sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Một tờ báo lớn của Hồng Kông phân tích: Quốc vụ viện ban hành Sách trắng “Chính sách và thực tiễn bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Trung Quốc” tháng 4/2018 nêu rõ hiện nay Trung Quốc có 200 triệu tín đồ các loại tôn giáo, so với con số 100 triệu tín đồ đã được đưa ra trong Sách trắng “Hệ thống pháp luật Xã hội Chủ nghĩa” công bố tháng 10/2011, số lượng tín đồ tôn giáo tăng lên nhanh chóng. Tạp chí “Động thái lý luận” của Trưởng Đảng Trung Ương Trung Quốc năm 2004 đã tiến hành điều tra về tín người đối với 35% Đảng viên, phát hiện trong số đó có 8% là tín đồ tôn giáo. Theo Tạp chí “Động hướng” (Hồng Kông) năm 2017 đăng bài viết cho rằng có đến 90% Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc có tín ngưỡng thứ hai.
Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên đưa “xây dựng tính thuần khiết” vào tuyến chính trong xây dựng Đảng, thừa nhận lý tưởng Chủ nghĩa Cộng sản của một số Đảng viên bị dao động, thậm chí xuất hiện “nguy cơ tín ngưỡng”. TBT Tập Cận Bình yêu cầu các Đảng viên cần kiên định Chủ nghĩa Mác - Lê. Một số học giả trong Đảng cho rằng nếu cho phép Đảng viên cũng một lúc chịu sự lãnh đạo của Trung Ương và tổ chức tôn giáo, nó sẽ làm suy yếu tính thuần khiết và tình tiên tiến của Đảng viên, tạo nên sự ly khai về tư tưởng và tổ chức, nhận thức chung về “niềm tin lý tưởng” sẽ xuất hiện nguy cơ. Hiện nay có 3 khu vực rất khó trong việc xử lý vấn đề tín ngưỡng của Đảng viên, đó là Tân Cương, Tây Tạng và Ninh Hạ, đây là khu vực dân tộc thiểu số có tín ngưỡng tôn giáo rõ ràng. ĐCS Trung Quốc đưa một số phần tử dân tộc thiểu số tiên tiến vào Đảng, đây là nguồn gốc chủ yếu của tín đồ tôn giáo trong Đảng. Theo các quan chức Trung Quốc, khu vực dân tộc thiếu số là đại bộ phận đều có tín ngưỡng tôn giáo, cán bộ Đảng viên dân tộc thiểu số có thế tham gia vào các nghi lễ tôn giáo truyền thống bao gồm các nghi lễ dân tộc truyền thống và các hoạt động lễ Tết của quần chúng nhân dân, như vậy mới tránh khỏi xa rời quần chúng nhân dân và tự lập cô lập mình, nhưng đồng thời phải phân rõ ranh giới về mặt tư tưởng với tín người tôn giáo, không thể coi các phong tục tập quán dân tộc với hoạt động tôn giáo là như nhau, cần phải đề xướng cải cách, đưa tôn giáo Trung Quốc đi theo con đường Trung Quốc hóa.
CTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét