Sách lược Độc Chiếm Biển Đông của TQ đang ảnh hưởng nhiều nước - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Sách lược Độc Chiếm Biển Đông của TQ đang ảnh hưởng nhiều nước


Trong 2 năm qua, việc triển khai dự án Con đường Tơ lụa trên Biển của Trung Quốc đã nổi lên thành thách thức quân sự và địa chiến lược trực tiếp đối với Khuôn khổ An ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương (Indo-Pacific Security Template) do Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ khởi xướng

Bản đồ Con đường tơ lụa trên biển (MSR) của Trung Quốc.

Để ứng phó việc Trung Quốc mưu đồ chia cắt, kiểm soát các tuyến hàng hải huyết mạch trên Biển Đông và Ấn Độ Dương. Chiêu thức Trung Quốc sử dụng được học tập từ kinh nghiệm phát triển lực lượng hải quân toàn cầu của thực dân Anh thời trước, bằng việc xây dựng các căn cứ hậu cần dọc những tuyến hàng hải xung yếu (như đang triển khai ở Gwadur - Pakistan, Hambantota -Sri Lanka, Maldives) và tuần tra, kiểm soát thường xuyên các điểm giao thông huyết mạch trên biển.

Hiện nay, “sách lược độc chiếm Biển Đông” (Full Spectrum Dominance) của Trung Quốc đang ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh của nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản,Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines. Trong khi đó, lợi dụng danh nghĩa ban đầu là tham gia tuần tra quốc tế trên Vịnh Aden để ngăn ngừa cướp biển Somalia, Trung Quốc đã mở rộng phạm vi hoạt động, bắt đầu triển khai một bộ phận tàu ngầm hạt nhân trên Biển Arab thuộc Ấn Độ Dương. Đồng thời, thông qua các Hành lang Kinh tế đang xây dựng ở Pakistan và Myanmar, Trung Quốc trên thực tế đã có “các Xa lộ cao tốc” dẫn ra Ấn Độ Dương qua phía Bắc Biển Ả-rập và Vịnh Bengal.

Động cơ, ý đồ sâu xa của Trung Quốc là trở thành cường quốc toàn cầu, tìm kiếm địa vị cân bằng chiến lược với Mỹ, phá vỡ sách lược “xoay trục về Châu Á” của Mỹ và tăng cường sức ép lên Ấn Độ cả về hướng Bắc (qua dãy Himalayah) lẫn hướng Nam (Ấn Độ Dương). Để đối trọng lại âm mưu này, Nhóm bộ Tứ (Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia) được kỳ vọng sẽ tăng cường hợp tác, phát huy sức mạnh tập thể nhằm kiềm chế Trung Quốc. Hiện tại, Mỹ và Nhật Bản đang tham gia các hoạt động tuần tra FONOPS ở Biển Đông và sắp tới Australia và nhiều nước Tây Âu sẽ nhập cuộc. Cho đến nay, tuy định kỳ hiện diện về hải quân ở Biển Đông song Ấn Độ vẫn e ngại Trung Quốc nên tỏ ra khá dè dặt, chưa muốn tham gia các sáng kiến tuần tra chung trừ phi do Liên Hợp Quốc “bật đèn xanh”. Tuy nhiên với thực lực hiện tại, Ấn Độ khó có thể duy trì ảnh hưởng ở Biển Đông và Ấn Độ Dương nếu không điều chỉnh quan điểm theo hướng chủ động thu hút sự can dự của những nước lớn có đồng lợi ích như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc.

CTV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages