Joe Biden phục hận cho François Mitterrand? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 10 tháng 6, 2021

Joe Biden phục hận cho François Mitterrand?


Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và cựu tổng thống Pháp François Mitterrand. Ảnh: vanews tổng hợp

Sau hơn 100 ngày làm Tổng thống, ông Joe Biden được báo chí phe ta ca ngợi «thành công phi thường», nhứt là chiến dịch chích ngừa bệnh dịch Vũ Hán, vực dậy nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho dân chúng, đầu tư mạnh nhằm cải thiện và xây dựng hạ từng cơ sở,…Ông Biden khép lại 40 năm «cách mạng tự do kinh tế» theo thuyết «Anglo-saxonne» của những người tiền nhiệm.

Báo chí Pháp ca ngợi đây là thời của «Chính phủ Đại Ca » (Big Government). Và «Nhà nước lo tất cả» (dân khỏi lo) đang trờ về với nước Mỹ! Phải chăng vì vậy, do cái gọi là ‘thành công’ (?) của ông Biden (chỉ sau hơn 100 ngày cầm quyền), mà báo chí Pháp không ngần ngại cho rằng ông Joe Biden đang phục hận cho cựu Tổng thống Pháp François Mitterrand? Giữa hai người có quan hệ gì? Vì cùng đường lối xã hội chủ nghĩa nhưng ông cụu Tổng thống Mitterrand thất bại? Điều người dân Pháp thấy rõ nhưng báo chí chẳng mấy khi nói ra (báo ở Pháp hơn 80% khuynh tả), sau 14 năm cầm quyền, ông đã làm tán gia bại sản nước Pháp. Cho đến ngày nay, dân Pháp còn phải trả nhiều hóa đơn nợ nần của ông để lại.



Tháng năm vừa qua, (10/05/1981), một số đàn em của ông còn muốn tổ chức 40 năm kỷ niệm ngày đắc cử Tổng thống của ông, vì ông vẫn là ông Tổng thống xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nền Đệ V Cộng hòa và đắc cử cả 2 nhiệm kỳ. Nhưng có vài tờ báo lớn, không phải khuynh tả, đã lên tiếng phản đối cho rằng nhắc lại Mitterrand chỉ thêm nhục. Thế là mọi người đóng cửa làm lễ kỷ niệm lãnh tụ với nhau.

Nay cai trị nước Hoa Kỳ theo đường lối tả khuynh «hết ga», ông Joe Biden tin ông thành công ngoạn mục? Thành tích chánh trị tả khuynh của ông sẽ giúp phục hận cho ông Tổng thống xã hội chủ nghĩa François Mitterrand của Pháp?

14 năm cai trị nước Pháp của Mitterrand

Cách nay 40 năm, ngày 10 tháng 5 năm 1981, phe tả vui mừng và phe hũu lo sợ tai vạ cho nước Pháp. Ông Mitterrand đắc cử Tổng thống. Sau 23 năm đối lập, nay cánh tả của ta cũng vào được Điện Elysée! Câu nói này của ông, phải chăng ông nói để đo lường trọng lượng lịch sử, với cái khắc nghiệt và cả cái vĩ đại của nó?

Nhậm chức Tổng thống xong, ông bèn hủy bỏ án tử hình, bỏ hình phạt tội đồng tính luyến ái, lập sắc thuế đánh mạnh vào nhà giàu,… Tiếp theo, ông ban hành nhiều chánh sách xã hội-kinh tế: giảm giờ làm việc, hạ thắp tuổi nghỉ huu, tăng thời hạn nghỉ hàng năm có lương, lập quỉ trợ cấp cho người không có việc làm (không phải thất nghiệp), nhứt là tuổi trẻ mới ra trường, hợp thức hóa 800 000 di dân Hồi giáo lậu,… y chang nước Mỹ bây giờ (?)

Theo đường lối xã hội chủ nghĩa, ông cho quốc hũu hóa ngay 39 ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các xí nghiệp kỹ nghệ, tất cả tốn cho chánh phủ 90 tỷ quan (franc) vì ông muốn Nhà nước phải làm chủ tất cả 100% vốn. Kết quả: năm 1980, trước khi Mitterrand lên ngôi, công nợ pháp là 12% (trên PIB). Chỉ qua một năm cầm quyền, công nợ vọt lên 16%. Ba năm sau, công nợ vượt khỏi 20%. Thâm thụt ngân sách lên tới 92 tỷ quan, 4 lần cao hơn năm 1980, lúc ông chưa cầm quyền! Qua tháng 3/1983, Pháp phải phá giá đồng quan lần thứ ba chỉ trong vòng 18 tháng. Nhưng công nợ vẫn tiếp tục tăng phi mã. Những cải cách xã hội-kinh tế của ông không thàng công. Riêng nạn thất nghiệp gia tăng gấp đôi trong nhiệm kỳ của ông, từ 5, 9% lúc ông tới lên 10,7% khi ông ra đi.

Về mặt văn hóa, ông để lại nhiều cơ sở ngày nay còn hoạt động. Về đối ngoại, vụ diệt chủng ở Rwanda để lại một vết máu nhuộm đỏ 14 năm cầm quyền của Mitterrand với cái chết của hơn 800,000 dân Tutsi. Năm 1994, lúc đang xảy ra thảm nạn diệt chủng, ông Mitterrand tuyên bố «Pháp không có một trách nhiệm nào cả». Hồi tháng 3 vừa qua (3/2021), một báo cáo của một Ủy ban sử gia, đứng đầu là ông Vincent Duclert, nói rõ lại là «Pháp đã mù quáng nên không thấy sự diệt chủng dân Tutsi đã được sửa soạn».

Riêng ông Mitterrand vẫn không chịu thay đổi đường lối đối với chánh phủ Rwanda, vẫn yểm trợ mạnh về quân sự. Ông hành động theo một ban tham muu riêng của ông (không thuộc Bộ Quốc phòng) hoạt động kín trên lầu Điện Elysée. Theo kết luận của báo cáo, Pháp thật sự không đồng lõa với chánh phủ ở Kigali nhưng phải chịu trách nhiệm thảm nạn diệt chủng này.

Sau 100 ngày của Ông Joe Biden

Vào Bạch Ốc vừa yên vị, ông Tổng thống Joe Biden bèn mở toạt hầu bao, giúp dân có lợi tức thấp (65,000 us$/năm), dân thất nghiệp, chủ các cơ sở kỹ nghệ, thương mại nạn nhân của đại dịch Tàu Cộng, chiến dịch chích ngừa… làm cho một thành phần không nhỏ dân mỹ hoan nghênh nhiệt liệt. Nhiều người hết lòng ủng hộ ông Trump nhưng nay vẫn không nở từ chối lòng tốt của ông Biden cho tiền xài chơi.



Ông Biden theo đường lối của TT Franklin D. Roosevelt và chủ thuyết «New Deal», của Dwight Eisenhower với «chương trình hiện đại hóa», của Lydon Johnson với «Great Society». Ông Biden sẵn sàng để ra 1,900 tỷ US$ vực dậy kinh tế hậu đại dịch, tính ra chiếm mất hết gần 9% PIB Mỹ. Ông còn đề nghị thêm chương trình canh tân hạ từng cơ sở, tiếp theo là giáo dục gia đình. Dự tính này cũng cần một số ngân khoản tương tự trong nhiều năm. Tính chung phải tốn lối 6,000 tỷ US$!

Ông Biden dồn hết nỗ lực nhằm vào kinh tế sau khi đã phát động chiến dịch chích ngừa đại dịch. Từ nay, ông áp dụng một chương trình cắt đứt tận gốc 40 năm kinh tế tự do đã qua. Ông quẹo trái «hết tay lái» (à gauche toute). Dĩ nhiên nước Mỹ vì đó phải phân cực sát nút. Trung đạo (Centre) không còn nữa.

Thời của «Nhà nước Chị vú» nay thật sự trở lại. Một cuộc điều tra rộng lớn vừa được Viện Américain Pew Research Center thực hiện hôm 22/04/21, kết quả cho thấy sự bất mãn của dân chúng đối với chủ thuyết «kinh tế tiền Covid» (économie pré-Covid) vì nó quá bất bình đẳng (50%). Trái lại, dân chúng hoan nghênh ông Biden tăng thuế nhà giàu nhiều, xóa thuế cho giới trung lưu.

Như vậy từ nay, thuyết «cách mạng tự do kinh tế» (révolution libérale) của những năm 1980 đã được mai táng. Đắc cử năm 1979, Thủ tướng Anh, bà Magaret Thatcher, quả quyết không có gì có thể thay thế thuyết «cách mạng tự do về kinh tế», biến nước Anh già nua trở thành một nước hiện đại, ảnh hưởng mạnh và phồn thịnh. Tiếp theo, ông Tổng thống Ronald Reagan vào năm 1981 quả quyết «chính phủ là vấn đề». Ông cắt bớt ngân sách liên bang, giảm thuế và biến chánh phủ thành vai trò giám sát các xí nghiệp.

Ngược lại, ông François Mitterrand ở Pháp, bốn tháng sau, chủ trương quốc doanh hóa tất cả các xí nghiệp lớn và ngân hàng, ban hành thuế đánh vào nhà giàu. Đường lối của ông không đi xa được. Thất bại ê chề. Giới tư bản ôm vốn chạy ra ngoại quốc.

Thế là ông Tổng thống Mitterrand xhcn bèn quay lại với đường lối kinh tế chính thống để có thể duy trì nước Pháp trong Âu châu và trong hệ thống toàn cầu. Tiếp theo, các chế độ «tả khuynh dân chủ-xã hội» ở Âu châu đều phải «giảm bớt Nhà nước», như Tony Blair ở Anh, Gerhard Schroder ở Đức,…

Nay xã hội xáo trộn, kinh tế khủng hoảng làm cho người ta thấy đời sống cần được bảo vệ nên tư tưởng kinh tế tả khuynh mới xuất hiện trở lại khá mạnh. Đồng thời đòi hỏi sự bình đẳng cũng trở thành quan trọng.

Ông Joe Biden có thể phục hận cho ông Mitterrand?

Sau khi mở cửa lại, những người theo dõi tình hình kinh tế Mỹ đều giựt mình vì nạn lạm phát bùng phát quá nhanh. Giá tiêu thụ chỉ qua một năm, tới tháng tư vừa qua, vọt lên với một mức độ chưa hề thấy từ năm 2008. Những con số do Chánh phủ Mỹ phổ biến xác nhận lạm phát đang tăng nhanh vào tháng 4/21 làm thị trường ở NY mất giá (Dow Jones mất 0, 36 %, Nasdaq mất 1, 21%).

Lạm phát tính theo giá tiêu thụ là 0, 8% ở tháng 4/21 (giới phân tích kinh tế chỉ nghĩ 0, 2%) nhưng trong 12 tháng sẽ tăng lên 4, 2%, mức cao nhứt trong 13 năm qua (Tribune.Fr, 21/05/21).



Tiêu thụ gia đình lần đầu tiên từ 7 tháng nay chậm lại. Sự tin tưởng ở dân chúng xuống mức thấp nhứt, thất nghiệp cao và viễn ảnh không có gì chắc chắn lắm trong lúc đó trợ cấp 1400 us$/tháng sắp hết không tránh khỏi làm hoang mang cho hằng triệu gia đình dân Mỹ. Nên trước tình hình không có gì phấn khởi lắm, các chỉ số ngã qua màu đỏ, nhiều gia đình đã bắt đầu hạn chế tiêu dùng (AFP). Nhưng nếu không có chương trình trợ cấp lớn như vậy thì mức tiêu thụ đã không có, tức là ở mức 0 vào đệ I tam cá nguyệt 2021 (Oxford Econimic).

Đồng thời vẫn không thiếu những nhà kinh tế nhìn tình hình nước Mỹ lạc quan hơn. Theo họ, Mỹ sẽ có thể chiếm kỷ lục trong năm 202 về tuyển dụng nhân công vì sẽ có hơn 6 triệu việc làm từ nay tới 12 tháng. Tuy nhiên vẫn chưa đủ để trở lại tình hình nước Mỹ trước khi đại dịch Vũ-hán xảy ra, với mức thất nghiệp là 3, 5%. Người ta chưa dám chờ đợi mức thất nghiệp này vào giữa năm tới. Kinh tế vực dậy nhưng hãy còn suy yếu nên dân chúng phải rất thận trọng trong mọi sanh hoạt.

Về mặt cá nhân, TT Mitterrand có bản tánh dối trá tự nhiên như ông thở. Trước 1940, ông theo chánh phủ Pétain. Khi thấy kháng chiến gần thành công, ông vội nhảy theo De Gaulle. Khi De Gaulle gặp ông, đã phải hỏi «Lại cũng ông nữa à?» (C’est encore vous?). Ông giấu ông Bosquet, bạn theo nazi của ông cho đến khi bị phát hiện và bị ra tòa lãnh án. Còn vụ ông theo chánh phủ Pétain và làm công an thì ông vẫn chối cho tới chết, tuy hồ sơ còn đó và đã được trưng bày.

Ông còn có bồ nhí, có con riêng, được ông giấu kín, cho ở nhà riêng của nhà nước, có lính bảo vệ an ninh. Có một nhà báo tính khui ra, liền bị tai nạn chết khi đi xe đạp té. Năm 1981, vừa đắc cử Tổng thống, ông biết mình bị ung thử tuyến tiền liệt đang di căn nghiêm trọng, nhưng ông vẫn giấu, ra lệnh cho bác sĩ riêng phổ biến phiếu sức khỏe luôn luôn tốt. Ông vẫn ứng cử nhiệm kỳ II và 2 năm cuối, ông chỉ nằm rên, không làm việc nổi. Có ít nhứt 5 cộng sự viên thân tín của ông tự tử nên ông có tiếng là ông Tổng thống có nhiều nhân viên tự tử nhứt.

Trước tình hình nước Mỹ và cá tánh đặc biệt của ông Mitterrand như ậy, liệu ông Joe Biden có đủ thành tích để phục hận cho đồng chí xã hội chủ nghĩa của ông hay không?

   Mời xem thêm »


© Nguyễn Thị Cỏ May
    Thế Giới Mới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages