Phiếu bầu từ Cử tri đoàn chỉ là 'một bước trong quy trình lập hiến', TT Trump quyết không đầu hàng - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020

Phiếu bầu từ Cử tri đoàn chỉ là 'một bước trong quy trình lập hiến', TT Trump quyết không đầu hàng


Thư ký Báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng ở Washington ngày 15/12/2020. (Charlotte Cuthbertson / The Epoch Times)


Dân biểu Brooks cho biết: "Luật pháp rất rõ ràng, Hạ viện kết hợp với Thượng viện Hoa Kỳ có thẩm quyền hợp pháp để chấp nhận hoặc từ chối các đệ trình bỏ phiếu của Cử tri đoàn từ các tiểu bang có hệ thống bầu cử sai sót, đến mức họ không xứng đáng với sự tin tưởng của chúng tôi".


Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cho biết, Tổng thống Donald Trump chắc chắn sẽ không sớm đầu hàng. Nữ thư ký khẳng định ông “vẫn còn tham gia vào các vụ kiện đang diễn ra” để khiếu nại kết quả cuộc bầu cử.


Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 15/12, cô McEnany cho biết, cuộc bỏ phiếu của Đại cử tri đoàn vào ngày 14/12 là “một bước trong quy trình lập hiến dẫn đến ngày 20/1”, tức là Ngày nhậm chức. Cô tuyên bố: “Ông ấy vẫn đang theo đuổi các vụ kiện tụng đang diễn ra về cuộc bầu cử này".



Các đại cử tri ở tất cả 50 bang đã bỏ phiếu, với cựu Phó Tổng thống Joe Biden và Thượng nghị sĩ Kamala Harris nhận được 306 phiếu bầu, còn Tổng thống Trump nhận được 232.


Tuy nhiên, các đảng Cộng hòa ở một số bang quan trọng như Arizona, Michigan, Wisconsin, Pennsylvania và Georgia cho biết, các Đại cử tri của họ đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Mike Pence. Những lá phiếu bầu đó sẽ giúp duy trì những tranh chấp pháp lý mà Tổng thống và nhóm của ông đang theo đuổi.


Chủ tịch đảng Cộng hòa bang Georgia là ông David Shafer khẳng định thực hiện động thái này vì một vụ kiện ở Georgia mà nhóm ông Trump đã đệ trình trước đó.


Ông cho biết trong một tuyên bố: “Nếu chúng ta không gặp nhau ngày hôm nay và bỏ phiếu, thì những tranh chấp về cuộc tranh cử đang chờ xử lý của Tổng thống sẽ nhanh chóng bị loại bỏ. Hành động của chúng tôi hôm nay là để bảo toàn quyền của ông ấy theo luật Georgia".


Ngày 14/12, đảng Cộng hòa bang Pennsylvania cũng đã đưa ra một tuyên bố tương tự.


Ngày 15/12, Thư ký McEnany cũng bác bỏ câu hỏi của một phóng viên về việc liệu Tổng thống Trump có đang cố gắng vô hiệu hóa hàng triệu phiếu bầu hay không.


Cô cho biết: “Tôi nghĩ rằng việc theo đuổi các vụ kiện tụng hợp pháp thông qua hệ thống tư pháp không phải là cuộc tấn công vào nền dân chủ”. Đồng thời, Tổng thống và đội ngũ của ông đang sử dụng “các thể chế theo đúng cách để sử dụng chúng nhằm theo đuổi các yêu cầu hợp pháp, với các bản khai có tuyên thệ và bằng chứng bổ sung”.


Nữ Thư ký báo chí nhấn mạnh rằng, "cuộc tấn công vào nền Dân chủ" thực sự chính là những áp lực và cáo buộc chính trị kéo dài nhiều năm mà Tổng thống Trump phải đối mặt từ các phương tiện truyền thông và các chính trị gia thuộc đảng Dân chủ. Những phe phái này vẫn luôn tuyên bố rằng ông đã thông đồng với Nga. Nhưng cuối cùng, bản báo cáo của cố vấn đặc biệt Robert Mueller lại khẳng định không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về vụ thông đồng trong cuộc bầu cử năm 2016.



Thư ký McEnany đưa ra nhận xét này, khi Hạ nghị sĩ Mo Brooks (Cộng hòa) tái khẳng định sẽ cố gắng khiếu nại các phiếu bầu của Cử tri đoàn từ một số bang quan trọng trong Phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1/2021. Đây là ngày mà các nghị sĩ tại Thượng và Hạ viện Mỹ sẽ kiểm các lá phiếu từ các Đại cử tri. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu đối sách này có được các thành viên đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ ủng hộ hay không.


Phát biểu trên Fox Business hôm 14/12, ông Brooks cho biết: “Rõ ràng, một số người đã không nhớ bài học lịch sử của họ. Chẳng hạn, đảng Dân chủ tại Hạ viện đã thử làm như vậy vào năm 2017 khi họ cố gắng chặn phiếu bầu cho [Tổng thống] Donald Trump từ Alabama. Theo cùng một cách, đảng Dân chủ tại Hạ viện đã cố gắng chặn phiếu bầu của Georgia. Bà Barbara Boxer đã cố gắng chặn phiếu bầu từ Ohio cho ông George Bush vào năm 2005, vì vậy điều này không có gì lạ. Luật pháp rất rõ ràng, Hạ viện kết hợp với Thượng viện Hoa Kỳ có thẩm quyền hợp pháp để chấp nhận hoặc từ chối các đệ trình bỏ phiếu của Cử tri đoàn từ các tiểu bang có hệ thống bầu cử sai sót, đến mức họ không xứng đáng với sự tin tưởng của chúng tôi".


Đọc thêm »



© Du Miên
    NTDVN
    Theo Epoch Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages