Cảnh giác lửa đạn tháng 8 ở Biển Đông - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Cảnh giác lửa đạn tháng 8 ở Biển Đông


Nhiều nhà quan sát lo ngại căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang ở Biển Đông cũng như eo biển Đài Loan trong thời gian tới, hoặc thậm chí bùng phát thành một cuộc xung đột.



1. Trung Quốc + Đài Loan, quần đảo Pratas

Tháng 8 mở đầu với những cuộc bàn tán sôi động về cuộc tập trận đổ bộ tiềm tàng của Trung Quốc mô phỏng việc đánh chiếm quần đảo Pratas hiện do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông.

Một tình huống khá trớ trêu đã xảy ra liên quan đến truyền thông Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan ngày hôm qua 3.8.

Cụ thể, hãng tin Kyodo News ngày 3.8 trích dẫn một bài viết của giáo sư Đại học Quốc phòng của Trung Quốc Lý Đại Quang cho biết Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận đổ bộ quy mô lớn mô phỏng việc đánh chiếm quần đảo Pratas (Đông Sa). (LINK)




Thông tin này được hãng tin Nhật Bản rút ra từ một bài viết mà Lý viết cho số tháng 8 của tờ Tử Kinh ở Hồng Kông. (LINK)

Trước đó, cuộc tập trận tiềm tàng được Kyodo News dẫn nguồn ẩn danh tiết lộ lần đầu tiên vào tháng 5. Vì vậy, Kyodo News cho rằng bài viết của Lý đã củng cố thông tin trước đó của họ, nên viết rằng: "Đây là lần đầu tiên một nhân vật có liên hệ với quân đội Trung Quốc thừa nhận sự việc này".

Bản tin của Kyodo lập tức gây xôn xao sau khi được truyền thông Đài Loan dẫn lại. Tuy nhiên, phóng viên Hoàn Cầu thời báo sau đó đã liên hệ với Lý Đại Quang và ông này thừa nhận ông chỉ đọc thông tin về cuộc tập trận từ Kyodo News. (LINK)

Tờ báo Trung Quốc cũng không quên bình luận thêm về cuộc tập trận tiềm tàng với giọng điệu quen thuộc.

"Một chuyên gia quân sự yêu cầu giấu tên ở Bắc Kinh nói với Hoàn Cầu thời báo rằng "đánh chiếm các đảo không phải là một nhiệm vụ khó khăn. PLA có khả năng đánh chiếm chúng trong vòng một hoặc hai giờ, và không có thương vong. Nhưng động thái này sẽ gây ra tác động đáng kể đến tình hình Biển Đông và PLA sẽ chỉ hành động khi đại lục tin rằng hành động này là cần thiết".

Tuy nhiên, sự cố "tin tức lặp vòng" (circular reporting) này của Kyodo News không hẳn có nghĩa là thông tin ban đầu của họ về cuộc tập trận trong tháng 8 không chính xác.


Nhiều nhà quan sát lo ngại căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang ở Biển Đông cũng như eo biển Đài Loan trong thời gian tới, hoặc thậm chí bùng phát thành một cuộc xung đột.

Một trong số đó là cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd với bài viết trên tờ Foreign Affairs ngày 3.8: Beware the Guns of August—in Asia (Hãy cảnh giác với lửa đạn tháng 8 ở châu Á, lấy ý từ tác phẩm đoạt giải Pulitzer "The Guns of August" của sử gia Barbara W. Tuchman về hoàn cảnh bùng phát Thế chiến thứ nhất).

Cho đến thời điểm hiện tại, cả ba bên - Bắc Kinh, Đài Bắc và Washington - vẫn chọn ở bên trong các giới hạn rộng rãi về hành vi cho phép. Và mặc dù chính quyền Dân tiến ở Đài Bắc bạo dạn, nhưng họ không liều lĩnh. Tuy nhiên, trong môi trường chính trị hiện tại, chính quyền Trump có thể chọn leo thang, bằng cách cho phép chuyến thăm của hải quân Hoa Kỳ đến một cảng Đài Loan. Hiệu ứng kích động của một hành động như vậy sẽ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc không thể bỏ qua về mặt chính trị. Có thể hình dung rằng Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách châm ngòi một cuộc xung đột ở "cường độ thấp", tập trung vào các đảo ngoài khơi của Đài Loan, như quần đảo Đông Sa hoặc đảo Ba Bình (đều ở Biển Đông) hoặc đảo Ô Khâu (ngay ngoài khơi đại lục).




Một kịch bản khác có nguy cơ leo thang trở thành chiến tranh được ông Kevin Rudd nêu ra là tàu chiến hoặc máy bay Mỹ và Trung Quốc va chạm ở Biển Đông.

2. Su-30MKK của Trung Quốc bay đến Xu Bi

Ngày 3.8, một kênh truyền hình ở Hồ Nam phát một đoạn phim tài liệu về lữ đoàn không quân của Trung Quốc, với những hình ảnh về phi vụ kéo dài 10 tiếng ở Biển Đông của các chiến đấu cơ Su-30MKK.


Trong đoạn phim, các chiến đấu cơ được nhìn thấy bay lượn qua Đá Xu Bi ở quần đảo Trường Sa.

Phân tích hình ảnh cho thấy các chiến đấu cơ cất cánh từ căn cứ Đại Thác Phố ở thành phố Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Đây là căn cứ của lữ đoàn không quân 54, biệt danh là "Tiếng Sét" (Thunderbolt) của Trung Quốc.



3. Tàu sân bay Sơn Đông chuẩn bị rời cảng?

Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 3.8 cho thấy tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc có dấu hiệu chuẩn bị rời cảng Đại Liên.

Cụ thể, trong bức hình chụp lúc 9 giờ 25 phút, giờ Việt Nam, có hai tàu kéo đang kéo tàu Sơn Đông rời khỏi vị trí neo đậu ở cảng.



4. Philippines không tập trận với bên nào khác ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 3.8 cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte đã ra lệnh cho quân đội không tập trận với hải quân các nước khác ở khu vực Biển Đông nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý của nước này vì lo ngại làm gia tăng căng thẳng ở khu vực. (LINK)

Chi tiết này khiến tôi không khỏi nhớ đến một đề xuất gây tranh cãi của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trước đây. (LINK)

"Các bên sẽ không tổ chức tập trận quân sự chung với các nước bên ngoài khu vực, trừ khi các bên liên quan được thông báo trước và không bày tỏ sự phản đối".

Với mệnh lệnh của mình, Tổng thống Duterte trên thực tế đã tự nguyện chấp nhận những đòi hỏi vô lý của Trung Quốc.




5. Ngoại trưởng Mỹ điện đàm với đồng cấp Singapore, Indonesia về Biển Đông


Các thông cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ thể hiện vấn đề Biển Đông là trọng tâm của các cuộc điện đàm giữa ông Pompeo với Ngoại trưởng Indonesia Retno MarsudiNgoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan.

6. Trung Quốc phân loại lại khu vực hàng hải ở Biển Đông

Một tin tức cách đây vài ngày nhưng tôi cũng muốn nêu lại để đưa ra những nhận xét của mình.

Việc phân loại lại có hiệu lực từ ngày 1.8, trong đó đáng chú ý nhất là khu vực biển từ đảo Hải Nam đến quần đảo Hoàng Sa được Trung Quốc thay đổi từ "khu vực hàng hải viễn hải" thành "khu vực hàng hải cận hải".




Với quy định mới, các tàu bè trước đây chỉ được phép hoạt động ở "khu vực cận hải" nay sẽ được phép đi đến Hoàng Sa (trước đây là "viễn hải"). Điều này sẽ gia tăng đáng kể đội tàu đủ tiêu chuẩn qua lại khu vực.

Việc phân loại như thế này ban đầu tưởng chừng chỉ có mục đích nội bộ, nhằm thúc đẩy giao thông cũng như du lịch giữa đảo Hải Nam và Hoàng Sa.

Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng khi lưu thông ở khu vực này trở nên nhộn nhịp, Trung Quốc sẽ áp dụng các hình thức kiểm soát, quản lý, điều tiết phi pháp nhằm phục vụ âm mưu thường trực và sâu xa hơn là biến Biển Đông thành "ao nhà".

7. Các thông tin khác

  • Phó đề đốc Ấn Độ Chitrapu Uday Bhaskar gợi ý về việc các quốc gia ASEAN và Quad ra các tuyên bố chung lên án hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. (LINK)
  • CNBC nhắc nhở rằng cuộc bỏ phiếu bầu thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển sẽ diễn ra vào tháng 8 hoặc tháng 9. Trung Quốc đã đề xuất một ứng cử viên của họ trong đợt bầu cử này. (LINK)

Thân mến,


© Duan Dang
    Duan Dang blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages