Washington đang tăng cường nghiên cứu sức mạnh để làm nhiễu hệ thống thông tin liên lạc và điều khiển điện tử của Trung Quốc trong trường hợp có xung đột giữa hai bên trên Biển Đông.
Hai đơn vị đặc biệt của quân đội Hoa Kỳ sẽ được triển khai đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào năm 2021, để tham gia vào các hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chiến tranh điện tử và chiến tranh mạng đến hệ thống điều khiển mục tiêu tên lửa chính xác. Ít nhất một trong số các lực lượng đó sẽ đóng quân trong khu vực Biển Đông.
Làm gián đoạn liên lạc quân sự của Trung Quốc thông qua "đánh lạc hướng" hệ thống cảm biến điện tử sẽ là một chiến lược phản ứng hiệu quả đối với tình trạng khẩn cấp ở Biển Đông, một cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ cho biết.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết toàn bộ Biển Đông dưới danh nghĩa "đường chín đoạn" và đã đẩy nhanh việc mở rộng năng lực quân sự ở vùng biển này trong suốt cả thập kỷ qua. Họ đã xây dựng một đường băng cất hạ cánh cho các máy bay dài 3.000 mét và một cảng quân sự quy mô lớn trên vùng đảo san hô Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef). Đảo Phú Lâm (Woody) thuộc quần đảo Hoàng Sa, là nơi họ đã xây dựng các dãy nhà chứa máy bay chiến đấu và được cho là được trang bị tên lửa đất đối không và đất đối tàu chiến. Các cuộc tập trận hải quân cũng trở nên ngày càng phổ biến hơn trong khu vực.
Ngoài lực lượng quân sự trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc đã triển khai nhiều các hạng mục tên lửa trên dọc bờ biển có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên Biển Đông. Để chuẩn bị ứng phó với các vấn đề này, Hoa Kỳ muốn triển khai khả năng ngăn chặn Trung Quốc theo dõi các hoạt động của lực lượng hải quân Hoa Kỳ trong trường hợp xung đột vũ trang nổ ra ở vùng biển này.
Chiến lược quốc phòng của Trung Quốc được xây dựng dựa trên khái niệm chống truy cập/từ chối khu vực (anti-access/area denial), hoặc A2/AD, kết hợp tên lửa và cảm biến để khống chế sự di chuyển một cách tự do của kẻ thù và ngăn chặn bất cứ lực lượng hải quân nào tiếp cận đến lục địa Trung Quốc.
Hoa Kỳ và các đồng minh "phải hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể đánh bại hệ thống vũ khí này", cựu sĩ quan nói. "Một trong những cách đó là thông qua các công nghệ có thể đánh lừa sự tìm kiếm của tên lửa hành trình, và của một số loại vũ khí khác, công nghệ này sẽ làm cho hệ thống tìm kiếm của kẻ thù nghĩ rằng chúng đang hướng về phía tàu sân bay hoặc bất cứ con tàu chiến nào khác, nhưng thực chất nó đang hướng về phía có khoảng cách với tàu khoảng 800m (1/2 dặm) hoặc nhiều hơn nữa. Điều này có thể được thực hiện và chúng tôi gọi công nghệ đó là sự đánh lừa".
Nếu việc tiếp cận Biển Đông trở nên bất khả thi, thì quân đội Hoa Kỳ cần có kế hoạch đáp trả bằng các cuộc tấn công bằng tên lửa từ xa.
Tướng về hưu Jack Keane, cựu phó tổng tham mưu quân đội, nói rằng Hoa Kỳ tin rằng chiến lược A2/AD của Trung Quốc mang lại cho Bắc Kinh một lợi thế cạnh tranh. Do đó, Washington phải chắc chắn rằng "có một sự răn đe hiệu quả ở đó và việc bố trí các hệ thống tên lửa tầm xa là một phần chiến lược của Hoa Kỳ", ông nói.
Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung với Nga năm ngoái và đã phát triển các tên lửa hành trình tầm xa mới. Họ đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với các nước châu Á về nơi triển khai hệ thống tên lửa này.
Sự kiểm soát ngày càng lớn về quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ hạn chế hoạt động của Hoa Kỳ ở khu vực, khiến nơi đây trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc có trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo nhắm vào Hoa Kỳ.
Đáp lại những diễn biến gần đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Hai ngày 13/7 đã cho biết "Yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp" - báo hiệu sự thay đổi hoàn toàn từ tính trung lập trước đây của chính quyền Trump đối với vùng biển. Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Ralph Johnson đã tiến hành chiến dịch tự do hàng hải vào hôm thứ Ba ngày 14/7 tại khu vực quần đảo Trường Sa, theo thông tin từ Hạm đội 7 của Hoa Kỳ.
"Vào hôm thứ Hai, lần đầu tiên, chúng tôi đã làm cho chính sách của chúng tôi về Biển Đông rõ ràng", ông Pompeo nói với các phóng viên hôm thứ Tư. "Đó không phải là vùng hàng hải của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế và các quốc gia tự do không làm gì, thì lịch sử cho thấy ĐCSTQ [Đảng Cộng sản Trung Quốc] sẽ chiếm thêm lãnh thổ trên biển một cách quá đơn giản".
Trong những năm gần đây Hoa Kỳ đã phần nào gửi lực lượng hải quân của mình đến tuần tra trên vùng Biển Đông. "Trong khi nhiều người trong chính phủ Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Obama đã tuyên bố chuyển “trục đến Thái Bình Dương’’ đã tạo ra hy vọng lớn cho chiến lược này, thì thực tế đáng buồn cho những gì thực sự đã xảy ra là mặc dù có 'dán nhãn bội thu' về sự cân bằng lại với Thái Bình Dương, thực tế là chính quyền Obama về cơ bản đã không làm gì để đưa ra các hành động thực sự cho chiến lược đó", ông James Fanell, người từng là người đứng đầu tình báo cho Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói.
Tổng thống Trump cũng ít quan tâm đến Biển Đông và liệu quân đội Hoa Kỳ có thể hạn chế hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển này trong thời gian dài hay không vẫn là một câu hỏi mở
© Ánh Dương
Blog NTDVN
Theo Asia-Nikkei
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét