Có một điểm rất kỳ lạ. Việc đóng cửa toàn bộ các bang tại Mỹ trong đại dịch virus Vũ Hán và các cuộc bạo loạn vừa qua đã diễn ra theo chiều hướng đối nghịch. Đại dịch đã huỷ diệt nền kinh tế Mỹ và gieo rắc nỗi sợ hãi virus. Còn các cuộc bạo loạn thì gieo rắc nỗi sợ hãi bạo lực và hủy diệt nền kinh tế. Hai sự kiện này có điểm gì chung? Cả hai đều được "thiết kế" và được triển khai cho mục đích có chủ ý.
Sự đứt gãy của nền kinh tế dưới thời Tổng thống Trump và hình ảnh các thành phố của Mỹ bừng bừng cháy trong hỗn loạn đã được thiết kế chỉ để phá hủy niềm tin của người dân Mỹ vào chính quyền hiện tại. Ai đứng sau bản "thiết kế" này? Tỷ phú George Soros, cựu Tổng thống Barack Obama, các thành viên Đảng Dân chủ? Câu trả lời: Tất cả.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ vào cuộc
Vừa qua, Bộ Tư pháp tuyên bố rằng họ đang xác định xem liệu có "mệnh lệnh" phối hợp nào trong các hoạt động, hành vi bạo lực trong các vụ biểu tình trên khắp nước Mỹ.
Bằng chứng nổi cộm nhất chứng minh vụ biểu tình bạo loạn ở Mỹ được lên kế hoạch từ trước chính là việc các nhà chức trách đã tìm thấy những đ
Ngoài ra, các nhà điều tra còn phát hiện thêm một điểm nghi vấn nữa. Đó là rất nhiều kẻ bị bắt liên quan đến biểu tình bạo lực tại các quận hạt tiểu bang lại không được bất kỳ người dân địa phương nào biết đến danh tính.
Bộ Tư pháp đã quyết định mở một cuộc điều tra chính thức. Theo Fox News, các điều tra viên hy vọng truy lùng ra manh mối trong các dữ liệu tin nhắn, cuộc gọi và các kênh liên lạc để tìm xem ai là kẻ chủ mưu. Họ cũng đã nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của sự phối hợp tổ chức rất chuyên nghiệp, trong đó có liên quan đến tổ chức Antifa, mà cách đó không lâu, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ chính thức coi nhóm này là tổ chức khủng bố nội địa.
Một cuộc khảo sát trực tuyến và qua điện thoại trên toàn nước Mỹ của Rasmussen cho thấy 49% cử tri Mỹ tin rằng Antifa nên được xác định là một tổ chức khủng bố, trong đó chỉ có 30% phản đối và 22% không xác định.
Cựu nhân viên tình báo của Obama bảo lãnh cho kẻ bạo loạn
Ngày 1/6, Urooj Rahman (31 tuổi, gốc Pakistan) đã ném bom xăng vào xe cảnh sát. Tuy nhiên chai bom xăng không phát nổ, Urooj Rahman bỏ chạy lên một chiếc xe với một nghi phạm khác tên là Colinford Mattis. Cảnh sát bắt giữ cả hai và tìm thấy một hộp xăng, một chai bom xăng đang "chế tạo" dở dang ở ghế sau của chiếc xe. Với các bằng chứng rõ ràng, bao gồm tấm hình Rahman cầm chai bom xăng, cùng tang chứng là các vật liệu cần thiết để chế tạo thiết bị gây nổ, Urooj Rahman có thể phải đối mặt với án tù lên tới 20 năm.
Ngay sau khi Urooj Rahman bị bắt, một cựu quan chức dưới thời Tổng thống Barack Obama tên là Salmah Rizvi, hiện là luật sư tại Công ty luật Ropes & Grey có trụ sở tại Washington D.C, đã đứng ra làm người bảo lãnh cho Urooj Rahman. Điều đó đồng nghĩa cô này phải đóng khoản tiền lên tới 250.000 đô la, và phải chịu trách nhiệm nếu Urooj Rahman không tuân theo lệnh của tòa án.
Tuy nhiên, có khá nhiều điều "kỳ lạ" về thân thế của Salmah Rizvi này. Tiểu sử của Salmah Rizvi trên trang Quỹ học bổng Hồi giáo cho biết, trước khi trở thành luật sư, cô này làm việc trong cộng đồng tình báo của chính quyền Obama với vai trò là chuyên gia phân tích hoạt động tài chính thuộc hai bộ Ngoại giao và Quốc phòng, chuyên "soạn thảo các Bản tóm tắt thông báo hằng ngày cho Tổng thống".
Quỹ học bổng Hồi giáo đã trao cho Salmah Rizvi một học bổng trường Luật của ĐH New York, do Hội đồng Quan hệ Hồi giáo Mỹ tài trợ. Hội đồng này lại là một tổ chức cực đoan bài Israel, và có liên quan đến việc tài trợ cho các mạng lưới khủng bố toàn cầu.
Trong thời gian học tại Trường Luật, Rizvi là thành viên của tổ chức pháp lý Al-Haq có trụ sở tại thành phố Ramallah (Palestine), được thành lập để thách thức "địa vị pháp lý của Israel là một thế lực chiếm đóng". Tổ chức Al-Haq nổi tiếng với việc đệ đơn kiện nhằm vào Israel và ủng hộ tính hợp pháp cho phong trào Tẩy chay, Thoái vốn và Trừng phạt nhà nước Do Thái. Tổ chức này bị chỉ trích vì bảo vệ quyền "phản kháng" của các tổ chức khủng bố Palestine và thúc đẩy các hành động bạo lực chống lại Israel.
Cũng cần lưu ý dưới thời Obama, mối quan hệ giữa Mỹ và Israel được coi là "nguội lạnh nhất" trong lịch sử đương đại, và vị Tổng thống da màu này đã đặt mối quan hệ với Iran - kẻ thù truyền kiếp của Israel - quan trọng hơn hết thảy trong nhiệm kỳ thứ hai của ông ta.
Ngoài ra, Rizvi cũng được Quỹ Chương trình học bổng Paul and Daisy Soros trao một suất học bổng, mà Quỹ này lại chính do tỷ phú George Soros thành lập để tưởng nhớ tới người anh trai đã mất của ông ta. Vị tỷ phú này theo chủ nghĩa cực tả, bài Do Thái và đứng đằng sau tài trợ cho Đảng Dân chủ cũng như hàng trăm các tổ chức, phong trào cánh tả tại Mỹ và trên toàn thế giới.
Ngày 2/6, Rizvi xuất hiện trong phiên tòa của nghi phạm Urooj Rahman để chứng nhận bảo lãnh cho cô ta và nói rằng "Urooj Rahman là người bạn tốt nhất" và xác nhận thu nhập "255.000 đô la một năm".
Câu hỏi đặt ra là: Ngoài tiểu sử có mối liên quan tới Barack Obama và tỷ phú George Soros, vì sao Rizvi lại có nguồn tài chính dồi dào đến vậy để sẵn sàng bảo lãnh cho Urooj Rahman với số tiền suýt soát bằng cả năm thu nhập của cô ta?
Thêm một chi tiết nữa, các nhân viên làm việc trong chiến dịch tranh cử cho ứng cử viên Dân chủ Joe Biden cũng công khai cung cấp tiền bảo lãnh cho những kẻ bạo loạn cướp bóc bị bắt trong các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước Mỹ kể từ sau cái chết của George Floyd.
.@JoeBiden Why is your staff raising $$ for the people who burned her store? https://t.co/H1xuZNsIof
— Ted Cruz (@tedcruz) June 2, 2020
Chính quyền Obama cố tình thúc đẩy sự phân biệt chủng tộc
Với các cuộc bạo loạn, đốt phá và cướp bóc của những kẻ mượn danh đòi công lý cho George Floyd, ẩn nấp sau cái mác chống phân biệt chủng tộc, khó có thể coi đây là một cuộc biểu tình ôn hoà hay chính nghĩa. Đúng hơn, nó chỉ nhằm mục đích chính trị.
Bởi bằng chứng cho thấy những kẻ bạo loạn đã phá phách và vẽ bậy ở một số di tích lịch sử tại quần thể National Mall ở Washington DC, trong đó bao gồm Đài tưởng niệm Lincoln. Trớ trêu thay, nhóm bạo loạn đang lấy danh nghĩa đòi công lý cho người da đen đã quên mất một thực tế, vị tổng thống thứ 16 là Abraham Lincoln đã có công giải phóng nô lệ da đen trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.
Vì vậy, có thể coi vụ George Floyd bị chết dưới tay của một sĩ quan cảnh sát da trắng ở Minneapolis vào ngày 25/5 chỉ là cái cớ để các thế lực ngầm đứng sau khuấy đảo nước Mỹ và làm khó cho Tổng thống Donald Trump. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi trong vụ này, cựu Tổng thống Barack Obama lên tiếng những hai lần qua các đoạn:
"Đây không nên là điều "bình thường" ở Mỹ năm 2020. Đây không thể coi là 'bình thường' được"; "Chúng ta nên đấu tranh để đảm bảo chúng ta có một tổng thống, Quốc hội, Bộ Tư pháp Mỹ và một cơ quan tư pháp liên bang thực sự nhận ra phân biệt chủng tộc đang hủy hoại xã hội"; “Điểm mấu chốt là, nếu chúng ta muốn mang lại sự thay đổi thực sự, thì sự lựa chọn không phải là giữa biểu tình và chính trị. Chúng ta phải làm cả hai. Chúng ta phải nâng cao nhận thức, phải tổ chức và bỏ phiếu để đảm bảo rằng chúng ta bầu chọn các ứng cử viên sẽ tiến hành cải cách".
Có điều, ông Obama cũng quên mất rằng, dưới thời của ông, vấn đề phân biệt chủng tộc mà ông nói tới còn nhức nhối hơn gấp nhiều lần và thậm chí đầy khuất tất. Điển hình qua hai vụ người da đen bị bắn chết vào năm 2012 và 2014.
Ngày 26/2/2012, Trayvon Martin - một thiếu niên da đen 17 tuổi đã bị George Zimmerman, một tình nguyện viên dân phòng thuộc cộng đồng Latino bắn chết trong khi đang đi tuần tra tại Sanford (bang Florida). Zimmerman đã bị Martin tấn công, đánh đập nên buộc phải nổ súng để tự vệ. Nhiều cuộc biểu tình đòi công lý cho Martin và yêu cầu bắt giữ Zimmerman đã nổ ra khắp nước Mỹ.
Dưới áp lực của dư luận, công tố viên Angela Corey bày tỏ quả quyết: “Chúng tôi không đưa ra quyết định cáo buộc vì dư luận. Chúng tôi quyết định dựa trên bằng chứng và luật của bang Florida”, nhưng bà công tố này cũng thừa nhận đang phải chịu sức ép rất lớn từ dư luận. Ngày 13/07/2013, tòa án ở Florida đã ra phán quyết tha bổng cho George Zimmerman, làm thổi bùng các biểu tình tại hơn 100 thành phố trên nước Mỹ để phản đối việc tha bổng này, trong đó Tổng thống Obama cũng lên tiếng "phàn nàn" quyết định này của tòa án
Vụ việc thứ hai xảy ra vào ngày 9/8/2014, Michael Brown 18 tuổi đã bị sỹ quan cảnh sát Darren Wilson bắn chết ở Ferguson thuộc ngoại ô thành phố St Louis (bang Missouri). Trước đó, Brown đã xung đột với cảnh sát, tranh giành vũ khí dẫn đến viên sĩ quan buộc phải nổ súng tự vệ. Cuộc điều tra sau đó - bao gồm các lời khai của một số nhân chứng người da đen đã cho thấy những gì xảy ra trong thực tế: nạn nhân đã tấn công cảnh sát.
Tuy nhiên, cả hai sự cố trên đều bị đẩy lên thành "biểu tượng" của sự phân biệt chủng tộc và cố tình khắc hoạ nên hình ảnh cảnh sát tàn bạo và phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Điều này đã được chính quyền Obama cố ý thổi bùng sự phẫn nộ, cùng sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp và giới truyền thông cánh tả.
Vụ việc bị đẩy quá xa so với thực tế, khi chính vị Tổng thống da màu nói rằng người Mỹ da đen luôn ý thức về phân biệt chủng tộc trong việc áp dụng luật hình sự: "Tất cả những cái đó dẫn đến cảm giác rằng, nếu như một thanh niên da trắng lâm vào tình trạng như thế này thì kết quả và hậu quả sẽ rất khác biệt" ; "Khi Trayvon Martin bị bắn, tôi nói đó có thể là con trai tôi. Nói cách khác, Trayvon Martin có thể là chính tôi, 35 năm trước".
Cho đến nay, vẫn có hàng triệu người tin rằng hai thanh niên da đen Trayvon Martin và Michael Brown đã bị sát hại dưới họng súng của cảnh sát da trắng do bị phân biệt chủng tộc. Có điều, truyền thông cánh tả cùng chính quyền Obama đã "thổi bùng" thêm khoảng cách chủng tộc, khi cố tình "tảng lờ" chi tiết trong vụ án thứ nhất: George Zimmerman không phải là người da trắng và cũng không phải là cảnh sát. Sai lầm này lại tiếp tục được Hollywood tuyên truyền mạnh mẽ dưới dạng các bộ phim và các dịch vụ truyền hình.
Các cuộc bạo loạn hoành hành trên khắp nước Mỹ thời điểm này không khác gì vụ bạo loạn và bất ổn dân sự xảy ra tại Ferguson bang Missouri năm 2014 dưới thời Obama. Có một thực tế là, dường như các vụ bạo loạn này đều được tổ chức và lên kế hoạch một cách bài bản.
Mối liên hệ giữa Barack Obama và Antifa
Kể từ khi ký đạo luật Uỷ quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) vào năm 2012, trao vị trí tổng thống quyền lực tối cao, Obama đã nhanh chóng hợp thức hoá một tổ chức khổng lồ với mục đích làm thay đổi suy nghĩ của người Mỹ theo quan điểm xã hội chủ nghĩa. Đó chính là "Organizing for Action" (OFA) - Tổ chức để Hành động.
OFA ra đời vào năm 2008 nhằm phục vụ cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của Barack Obama và được đưa vào "biên chế" của Uỷ ban Quốc gia Dân chủ, nơi nó đóng vai trò như là đội quân cơ sở của Đảng. Năm 2012, OFA mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, và dành riêng cho việc phục vụ ủng hộ các mục tiêu thứ hai của Obama như: Thay đổi luật về di dân lậu, chống biến đổi khí hậu, kiểm soát súng đạn, ủng hộ quyền LGBT và quyền nạo phá thai, đặc biệt là ủng hộ cải cách y tế theo phương thức xã hội chủ nghĩa mang tên Obamacare.
OFA tiếp tục được giữ nguyên trạng sau các nỗ lực bầu cử, tái tranh cử thành công của Obama, tới tận cả khi ông mãn nhiệm rời Nhà Trắng và tổ chức này hiện vẫn hoạt động mạnh cho đến hôm nay. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, có một tổng thống lại thành lập riêng cho mình một tổ chức như vậy. Tổ chức này đi ngược lại Hiến pháp, các luật lệ, và các tiến trình điều hành quốc gia đã có từ ngày nước Mỹ lập quốc cách nay hơn 200 năm.
NBCnews, kênh truyền thông cánh tả cũng không buồn giấu diếm khi cho biết mục tiêu của OFA khi ông Donald Trump trúng cử Tổng thống là "sẽ khẳng định một vị trí trong thị trường ngày càng đông đúc của các nhóm đang tìm cách chống lại chương trình nghị sự của tân Tổng thống".
Theo đó, mục tiêu mà OFA thực hiện trong năm 2017 là phải bảo vệ di sản quan trọng nhất của cựu Tổng thống Barack Obama là Obamacare, trước động thái đe doạ xoá sổ nó của Tổng thống Trump ngay sau khi đắc cử.
Để bảo vệ Obamacare, OFA lên kế hoạch cho 400 sự kiện với các đối tác bao gồm các nhóm tự do chính thống; huy động khoảng 20.000 người gọi điện tới văn phòng của các thượng nghị sĩ kêu gọi họ không từ bỏ Obamacare...
Tờ New York post tiết lộ, Obama không hề ngồi yên để mặc Tổng thống Trump đang phá nát di sản của mình. Thực tế, trong căn biệt thự được biến thành "văn phòng" chính của OFA cách Nhà Trắng khoảng 3 cây số và một chi nhánh tại Chicago, Obama đang điều hành công việc để bảo vệ các chương trình nghị sự của mình, khi biến OFA thành một "trung tâm huấn luyện" các cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Donald Trump.
Theo hồ sơ thuế vụ của OFA, tổ chức này có 40 nhân viên làm việc toàn thời gian và hơn 40.000 tình nguyện viên cánh tả cực đoan, sẵn sàng sử dụng chiến thuật phản kháng mạnh mẽ chống lại Đảng Cộng hòa, cũng như quấy rối và hạ bệ các chính sách của Tổng thống Trump.
OFA cũng là "trụ sở" của tất cả các nhóm hoạt động chống Mỹ như Antifa, New Black Panther Party, Phong trào chiếm đóng và Black Lives Matter, đã được hợp pháp hóa, nuôi dưỡng và khuyến khích trong nhiệm kỳ của Barack Obama tại Nhà Trắng và hiện đang được tư vấn và trợ cấp bởi những người theo cánh tả.
Ngay từ khi Obama còn là Tổng thống, các nhóm này sẵn sàng được huy động ngay khi có dấu hiệu đầu tiên về cơ hội tận dụng những căng thẳng liên quan đến chủng tộc, tổ chức và kích động những người tham gia bạo lực để làm lợi cho các chính sách của Obama.
Nhà báo Charles Krauthammer từng viết như sau: "... khi Trump ban hành một Executive Order về Di dân thì OFA sẽ ra lệnh cho những cuộc biểu tình ồ ạt, những phản đối từ các tổ chức tự do di dân; các luật sư của tổ chức thiên tả ACLU sẽ đi kiện ở những nơi có những thẩm phán thiên tả đang sẵn sàng ngăn chặn luật pháp, sẽ có biểu tình, những buổi mít-tinh cấp quận và cả hệ thống truyền thông thiên tả sẽ đưa tin yểm trợ cho những biến cố này do OFA giật dây. Truyền thông xã hội sẽ đầy rẫy các thông điệp chống chính phủ và bạo động sẽ xảy ra. Tất cả những điều này xảy ra từ tổng hành dinh của Obama, vì ông cựu tổng thống rất vui lòng thấy những biến động chống chính phủ này".
Antifa đã thiết lập một mạng lưới rộng lớn chống Mỹ, từ việc gây ảnh hưởng đến quan điểm của người dân cho đến tiến hành "chiến tranh" đường phố. Thông qua các nhóm cực đoan này, Barack Obama đã bao quát mọi ngả đường để đảm bảo nền cộng hòa của Mỹ sẽ chết dần chết mòn, và một ngày không xa sẽ biến nước Mỹ sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Thà làm nước Mỹ suy sụp còn hơn để Tổng thống Trump tái đắc cử
Các cuộc bạo loạn bắt nguồn từ cái chết của công dân da đen George Floyd đang được sử dụng như một cái cớ để gây ra sự hỗn loạn, khi thực tế chúng chỉ nhằm làm suy giảm uy tín của Tổng thống Donald Trump. Thật kỳ lạ, bác sĩ Michael Baden - người đã thực hiện khám nghiệm pháp y cho George Floyd, cũng chính là bác sĩ đã khám nghiệm cho Michael Brown trong vụ bạo loạn ở Ferguson (bang Missouri) dưới thời ông Obama.
Cựu Tổng thống Barack Obama và tỷ phú George Soros đã làm mọi việc từ năm 2016, chỉ nhằm để ngăn ông Donald Trump trở thành Tổng thống, và tiếp tục nỗ lực quấy phá ông trong suốt nhiệm kỳ.
Tất cả những nỗ lực nhằm phế truất Tổng thống Trump của phe cánh tả theo Xã hội Chủ nghĩa đã thất bại. Từ nỗ lực mua hồ sơ gián điệp giả mạo của Nga hòng tìm kiếm trát FISA và triển khai cuộc điều tra Trump-Nga, cho đến nỗ lực luận tội thất bại, rồi thông qua đại dịch virus Vũ Hán để cố tình đánh đổ nền kinh tế Mỹ... Giờ đây, thông qua OFA để tiến hành cuộc "nội chiến" trong lòng nước Mỹ, rõ ràng những kẻ côn đồ Antifa, các nhà hảo tâm chính trị đang nuôi dưỡng họ và Đảng Dân chủ đã cố gắng thực hiện một cuộc "đảo chính" công khai chống lại một tổng thống được bầu chọn hợp pháp.
Một cựu thành viên Antifa chia sẻ với Foxnews rằng, Antifa giả vờ chống lại chủ nghĩa phát xít, nhưng về cơ bản họ chống lại bất cứ điều gì không phù hợp với hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa cánh tả của họ.
Nỗ lực đảo chính mới nhất này của Đảng Dân chủ - Xã hội chủ nghĩa được coi là thất bại như tất cả những mưu mô mà họ đã từng làm trong suốt hơn 3 năm qua, chủ yếu là vì Tổng thống Donald Trump luôn đi trước một bước so với kế hoạch chính trị bẩn thỉu của họ, và dễ dàng nhận ra chiến thuật nào mà nhóm đầm lầy đang sử dụng.
Trong lúc các nhóm nổi loạn cực đoan trong đó có Antifa đang đập phá trên các đường phố nước Mỹ, thì tại Thượng viện, lần lượt cựu quan chức dưới thời Obama bắt đầu phải ra điều trần trước các nhà lập pháp của Đảng Cộng hoà về nguồn gốc cáo buộc nghe lén chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Những cuộc bạo loạn này dường như được thiết kế để làm suy yếu quyền lực của Tổng thống Trump, và cố gắng làm chệch hướng sự chú ý của công chúng khỏi vụ Obamagate, với hy vọng ít nhất sẽ phá hỏng cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Donald
© Xuân Trường
NTDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét