Theo nguồn tin quen thuộc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tăng cường các cuộc đối thoại với các quốc gia thành viên EU và một số quốc gia châu Á trong những tuần gần đây, nhằm kêu gọi các nước này cùng lên tiếng phản đối việc Bắc Kinh giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, theo Financial Times.
Qua tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào tháng 3 được thu thập bởi các nhóm vận động, các tổ chức truyền thông, hình ảnh vệ tinh, có thể thấy Bắc Kinh đã mở rộng các cơ sở giam giữ trong khu vực, đồng thời đưa ra 5 mục tiêu chính tại Tân Cương. Những tài liệu này đề cập đến những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn và chia rẽ những lời chỉ trích toàn cầu, làm suy yếu tiếng nói quốc tế đối với vấn đề người Hồi giáo và Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào tuần trước tại Washington, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã gặp đại diện của cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, kể cả ông Mihrigul Tursun, người may mắn sống sót trong trại cải tạo Trung Quốc. Ông Pompeo đã kêu gọi chấm dứt tình trạng đàn áp Hồi giáo và giải phóng tất cả những người bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ một cách tùy tiện.
“Thế giới không thể chấp nhận sự giả dối đáng xấu hổ của Trung Quốc đối với người Hồi giáo. Một mặt, Trung Quốc lạm dụng hơn một triệu người Hồi giáo ngay tại quê hương, nhưng mặt khác, họ lại bảo vệ các nhóm khủng bố Hồi giáo bạo lực khỏi các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc,” ông Pompeo viết trên Twitter.
Chính quyền Hoa Kỳ đang cố gắng hết sức để toàn cầu hóa chiến dịch chống lại sự đàn áp của Trung Quốc tại Tân Cương. Ngược lại, nhiều quốc gia không muốn lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh vì họ xem trọng nguồn đầu tư của Trung Quốc hơn.
Trong cuộc phỏng vấn riêng với Financial Times vào tháng 3, tổng thống Indonesia cho biết ông không biết sự thật về lạm dụng nhân quyền ở Tân Cương và ông Imran Khanh, thủ tướng Pakistan cho biết ông không biết nhiều về tình trạng khó khăn của người Duy Ngô Nhĩ.
Trong khi đó, Trung Quốc đã bác bỏ những lời chỉ trích rằng họ đã mở rộng mạng lưới giam giữ người Hồi giáo ở khu vực phía Tây. Họ nói trại cải tạo là “trung tâm dạy nghề” để “giáo dục tư tưởng cho các công dân bị ảnh hưởng bởi Hồi giáo cực đoan”.
Chính quyền Trump đang phải đối mặt với áp lực từ các nhà lập pháp Mỹ để có lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh. Ngoại trưởng Mike Pompeo đang thúc đẩy các quan chức Hoa Kỳ ở Washington thảo luận vấn đề này với các nhà ngoại giao tại thủ đô, cũng như các nhà ngoại giao Hoa Kỳ về vấn đề Tân Cương.
“Một bộ phận nhà nước khá tích cực trong vấn đề này. Tôi không thể xác nhận có “một sáng kiến có cấu trúc hoặc có tổ chức” về vấn đề này nhưng gần đây có một số cơ hội để thảo luận về vấn đề này và người Mỹ đang ủng hộ để có càng nhiều tiếng nói hơn,” một quan chức Châu Âu cho biết.
Chính quyền Hoa Kỳ đang cố gắng hết sức để toàn cầu hóa chiến dịch chống lại sự đàn áp của Trung Quốc tại Tân Cương. Ngược lại, nhiều quốc gia không muốn lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh vì họ xem trọng nguồn đầu tư của Trung Quốc hơn.
Trong cuộc phỏng vấn riêng với Financial Times vào tháng 3, tổng thống Indonesia cho biết ông không biết sự thật về lạm dụng nhân quyền ở Tân Cương và ông Imran Khanh, thủ tướng Pakistan cho biết ông không biết nhiều về tình trạng khó khăn của người Duy Ngô Nhĩ.
Trong khi đó, Trung Quốc đã bác bỏ những lời chỉ trích rằng họ đã mở rộng mạng lưới giam giữ người Hồi giáo ở khu vực phía Tây. Họ nói trại cải tạo là “trung tâm dạy nghề” để “giáo dục tư tưởng cho các công dân bị ảnh hưởng bởi Hồi giáo cực đoan”.
Chính quyền Trump đang phải đối mặt với áp lực từ các nhà lập pháp Mỹ để có lập trường cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh. Ngoại trưởng Mike Pompeo đang thúc đẩy các quan chức Hoa Kỳ ở Washington thảo luận vấn đề này với các nhà ngoại giao tại thủ đô, cũng như các nhà ngoại giao Hoa Kỳ về vấn đề Tân Cương.
“Một bộ phận nhà nước khá tích cực trong vấn đề này. Tôi không thể xác nhận có “một sáng kiến có cấu trúc hoặc có tổ chức” về vấn đề này nhưng gần đây có một số cơ hội để thảo luận về vấn đề này và người Mỹ đang ủng hộ để có càng nhiều tiếng nói hơn,” một quan chức Châu Âu cho biết.
Nhã Phúc
DKN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét