Bác bỏ giải trình của Bộ Công an về vấn nạn ‘tự tử’ nơi giam giữ - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

Bác bỏ giải trình của Bộ Công an về vấn nạn ‘tự tử’ nơi giam giữ


Đại diện Bộ Công an đang trả lời câu hỏi chất vấn của Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 12/3/2019.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe
Phái đoàn Việt Nam vào hai ngày 11 và 12 tháng 3 vừa qua tiến hành lần phúc trình thứ 3 trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về việc thực thi Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự & Chính trị mà Hà Nội tham gia ký kết năm 1982.

Trong phúc trình, đại diện Bộ Công An phát biểu rằng một trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các cơ sở giam giữ của Việt Nam có thể là do “phạm nhân day dứt, dằn vặt về hành vi phạm tội của mình dẫn đến bi quan mà tự tử”, hoặc do phạm nhân mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo từ trước khi nhập trại.

Câu nói của vị đại diện Bộ Công an lập tức gây bất mãn trên các mạng xã hội cũng như với rất nhiều người dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Một người dân ở Hà Nội và một người dân ở Sài Gòn bật cười khi nghe phát biểu này:

“Nghe nó nực cười, kiểu như trẻ con nói chuyện với nhau. Đại diện Bộ Công an mà nói một câu như thế thì phải nói là rất dối trá và đê tiện, không chấp nhận được. Những người từng bị cho là tự tử trong đồn công an họ là những người đang rất yêu đời, lạc quan.”

“Theo quan niệm của mình thì đó là họ ngụy biện, lấp liếm thôi chứ tình trạng ngược đãi tù nhân, vi phạm nhân quyền thì ai cũng thấy. Đó là cách họ đổ thừa cho phạm nhân mà thôi. Tôi cho rằng đó là lấp liếm, nói sai sự thật không thể chấp nhận được.”


Họ còn nói vui rằng rất nhiều quan chức cán bộ nói day dứt mà sao chẳng thấy ông nào tự tử cả!

Đây không phải là lần đầu tiên Bộ Công an trả lời một cách vô trách nhiệm trước quốc tế...Việc tự tử tại những nơi này không phải là việc dễ dàng bởi nơi đây có sự kiểm soát rất chặt chẽ của công an viên.

- Trịnh Kim Tiến
Cô Trịnh Kim Tiến, con gái ông Trịnh Xuân Tùng, người bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đánh chết hồi tháng Hai năm 2011 vì chạy xe không đội mũ bảo hiểm, bày tỏ cảm xúc của mình khi nghe phát biểu từ vị đại diện

“Đây không phải là lần đầu tiên Bộ Công an trả lời một cách vô trách nhiệm trước quốc tế.Bộ công an: Không chỉ với quốc tế mà còn với người dân trong nước thì câu chuyện mà coi việc người dân chết trong đồn công an diễn ra từ nhiều năm nay rồi và họ không có một động thái nào để chấm dứt hay ngăn chặn việc này tiếp diễn. Những câu trả lời như lý do những phạm nhân tự tử là do cảm thấy day dứt tội lỗi là để trốn tránh, phủi bỏ trách nhiệm.

Cho dù những điều họ nói là thật đi nữa thì trách nhiệm của cơ quan công an ở đâu, trách nhiệm của những người đang trông coi phạm nhân ở đâu khi để phạm nhân tự tử trong đồn hay các trụ sở công an?

Việc tự tử tại những nơi này không phải là việc dễ dàng bởi nơi đây có sự kiểm soát rất chặt chẽ của công an viên.”


Theo báo cáo của Bộ Công an do trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm trình bày tại phiên họp hôm 19/3/2015 về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”, thì trong giai đoạn từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2014 đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc. Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát.

Luật sư Võ An Đôn, người từng bảo vệ quyền lợi cho 3 trường hợp nạn nhân chết trong trại tạm giam, tạm giữ nói rằng:

“Người ta muốn lấp liếm sự thật đi, ví dụ như những vụ mà tôi làm thì trước đó cơ quan chức năng cho biết tự tử, nhưng khi báo chí vào cuộc, dư luận ầm ầm lên thì người ta cho biết là bị đánh chết, chứ trước đó người ta vẫn nói là nạn nhân tự tử.”

Cho đến nay chưa có một thống kê chính thức từ năm 2014 có bao nhiêu nạn nhân chết trong đồn công an, nhưng theo ghi nhận từ các phương tiện truyền thông thì năm 2018 đã có 11 cái chết liên quan đến việc bị tạm giam, tạm giữ.

Bà Nguyễn Thị Kim Lan, vợ của tù nhân lương tâm Ngô Hào, người đang thụ án 15 năm tù tại trại An Điềm, tỉnh Quảng Nam với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, từng bị đột quỵ trong nhà tù nhưng trại giam không hề báo cho gia đình, nói với RFA rằng những gì chồng bà làm là đúng nên không có gì phải day dứt hay ân hận. Nếu phạm nhân tự tử chỉ có thể vì họ phẫn uất với công an, với chính quyền mà thôi:

Khi có người bị tạm giam hay bị giam chết thì trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan giam giữ, không thể nói trách nhiệm hoàn toàn về phía nạn nhân được.

- Nguyễn Đăng Quang
“Họ có tự tử đi chăng nữa cũng không phải vì day dứt khi làm sai mà vì họ muốn đòi những điều ngay thẳng, trắng đen rõ ràng. Họ tự tử là vì họ bực tức về công an, về chính phủ, về chính sách và tất cả những gì họ không vừa ý chứ không phải vì day dứt tội lỗi mà tự tử.”

Theo cơ chế hiện nay ở Việt nam thì Bộ Công an trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội; phản gián; điều tra phòng chống tội phạm; thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp…

Ngay cả cơ quan khám nghiệm pháp y và các y bác sĩ hoạt động trong trại giam cũng là người thuộc Bộ Công an. Chính vì thế việc đưa ra ánh sáng những vụ bị cho là tự tử trong đồn công an sẽ rất khó khăn.

Cựu Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang cho rằng chuyện phạm nhân tự tử là điều khó tin, và nếu có thì trách nhiệm thuộc về phía công an:

“Tôi cho rằng đây chỉ là những lời biện bạch thôi, không cơ sở khoa học thực tế để chứng minh. Khi có người bị tạm giam hay bị giam chết thì trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan giam giữ, không thể nói trách nhiệm hoàn toàn về phía nạn nhân được. Tổng kết lại thì thấy gần đây có nhiều người bị cơ quan an ninh hay công an bắt tạm giam khi ra về hoặc với thương tích hoặc không bao giờ trở về với lý do tự tử. Tôi cho rằng đây là điều khó tin.”

Thực tế khó tin như lời của vị cựu đại tá công an vừa rồi được chứng minh qua giải thích của công an đối với những vụ chết tại đồn như trường hợp nạn nhân Ngô Chí Tâm ở Thủ Đức mà công an địa phương cho là ‘thắt cổ tự tử bằng dây thun quần’; trường hợp nạn nhân Nguyễn Hồng Đê ở Ninh Thuận mà công an Thành phố Phan Rang nói ‘dùng áo làm dây treo vào cửa sổ để tự tử; trường hợp nạn nhân Nguyễn Hữu Tấn ở Vĩnh Long bị nói nạn nhân tự lấy dao rọc giấy cắt đứt cổ mìn


Diễm Thi
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages