Kami - Vì sao An ninh VN bắt ép thành công nhà báo Trương Duy Nhất trở về Việt Nam? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Kami - Vì sao An ninh VN bắt ép thành công nhà báo Trương Duy Nhất trở về Việt Nam?


Một câu hỏi được đặt ra là, nhà báo Trương Duy Nhất là một người có bản lĩnh, có đầy đủ kinh nghiệm sống, đã từng ở tù 2 năm. Vậy tại sao vẫn bị cuốn vào mê hồn trận của những kẻ buôn người? Xin nhấn mạnh là buôn người.

Vì sao An ninh VN bắt ép thành công nhà báo Trương Duy Nhất trở về Việt Nam?

Sau nhiều ngày biến mất một cách bí ẩn, đầu giờ chiều ngày 13/2/2019 thông tin về nhà báo Trương Duy Nhất đã trở nên khá rõ ràng. Được biết ông Trương Duy Nhất vẫn còn sống chứ chưa bị thủ tiêu. Theo một nguồn tin khả tín từ Hà Nội cho biết, hiện nay ông Trương Duy Nhất đang bị giam tại trại giam T16 - BCA, tại Thanh Oai, Hà Nội, đồng thời cũng là nơi giam giữ Vũ Nhôm.

Theo nhà báo Phạm Việt Thắng, một cây bút "tín hiệu" đã tiết lộ cho biết:

TRƯƠNG DUY NHẤT

Theo giới thạo tin thì ông Trương Duy Nhất đã “có mặt” tại Việt Nam.

Ông Nhất được cho là nhập cảnh Thái Lan nhưng sau đó thì “mất tích”.

Và sau đó, nghe nói ông Nhất bị “chụp” ở Lào.

Cũng theo giới thạo tin, ông Nhất buộc phải “có mặt” tại Việt Nam vì liên quan đến toà nhà văn phòng báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng được đem bán cho Vũ Nhôm. Lúc toà nhà này chuyển cho Vũ thì ông Nhất đang là trưởng văn phòng.

Trước đó, ngày 01/02/2019, bản tin với tiêu đề "Blogger Trương Duy Nhất bị bắt ở Thái Lan sau khi xin tị nạn chính trị?" của VOA Việt ngữ đã cho biết, "... một nguồn tin thân cận với chính quyền Việt Nam xác nhận với VOA rằng, ông Trương Duy Nhất đã bị bắt tại Thái Lan, nhưng “tin mật” này chỉ được phép loan báo sau dịp Tết Nguyên Đán."

Thông tin này không khác mấy với dự báo của của các nhà phân tích gần đây khi cho rằng:

"... nếu người của cơ quan tình báo Quân đội - TC2 tại Thái lan, một khi đã xác định được chỗ ở, hoặc tiếp cận được ông Trương Duy Nhất, thì đơn giản nhất họ sẽ thông báo với nhà chức trách Thái lan để tiến hành bắt giữ và trục xuất về Việt Nam sau đó một vài ngày. Chứ không ai dại dột dùng 10 người chụp bao (tải) vào đầu tại một siêu thị sầm uất, đông đúc như ở Future Park Rangsit. Nhất là chính quyền Việt Nam vừa trải qua cơn sóng gió khi vụ bắt cóc trái phép ông Trịnh Xuân Thanh tại trung tâm Berlin còn chưa yên. Hơn nữa, tầm quan trọng của nhà báo Trương Duy Nhất không bằng 1% của Trịnh Xuân Thanh. Nói thế để thấy việc cho rằng nhân viên Tổng Cục 2 bắt cóc Trương Duy Nhất tại Thái lan mang về Việt Nam là không có cơ sở....

... Vẫn theo, những cá nhân này cho rằng, khả năng chiều tối ngày 26/1, nhà báo Trương Duy Nhất đã bị một số đối tượng mặc thường phục tiếp cận được. Và dưới sự giám sát của nhân viên An ninh Thái lan tại Future Park Mall Rangsit, những kẻ lạ mặt đã thuyết phục ông Nhất phải "tự nguyện" trở về Việt Nam. Bằng không, ông Trương Duy Nhất sẽ bị Cảnh sát Thái lan bắt giữ ngay lập tức tại trận, với tội danh xâm nhập Thái Lan bất hợp pháp và sẽ bị trục xuất về Việt Nam. Đó là lý do buộc nhà báo Trương Duy Nhất phải chấp nhận và được đưa về Việt Nam bằng giấy thông hành tạm thời do Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok cấp tạm thời dưới một cái tên giả."


An ninh Việt Nam muốn bắt Nhất thì hết sức đơn giản. Họ chỉ cần thông báo cho Cảnh sát Thái lan rằng, ông Trương Duy Nhất xâm nhập Thái Lan trái phép và chỉ chỗ nơi nhà báo Trương Duy Nhất trú ngụ hoặc xuất hiện để tiến hành tiếp cận. Nếu phía Thái Lan bắt giữ ông Nhất xong, họ sẽ đưa ông Nhất ra tòa, tòa xét xử xong là họ có thể dẫn độ ngay nhà báo Trương Duy Nhất về Việt Nam, như họ đã từng bắt Vũ Nhôm ở Singapore. Những kẻ lạ mặt đã thông báo điều này cho ông Nhất rõ biết điều này, và ông Nhất đã lựa chọn phương án đi cùng với những kẻ lạ mặt về Việt Nam, thay vì ở tù tại Thái lan thêm 3-4 ngày mà vẫn không giải quyết được gì.



Vì thế nói nhà báo Trương Duy Nhất bị 10 người chụp bao vào đầu bắt cóc mang đi là hoàn tòan bịa đặt. Vì những biện pháp nghiệp vụ thời chiến tranh lạnh như thế hoàn toàn không không cần thiết và không có cơ sở. Có thể khẳng định, nhà báo Trương Duy Nhất có thể bị An ninh Việt Nam tiếp cận và ép buộc trở về nước kiểu "tự nguyện" đầu thú mà thôi.

Cộng với với thông tin từ nhà báo Phạm Việt Thắng, thì có thể thấy kịch bản An ninh VN đã bắt ép thành công nhà báo Trương Duy Nhất trở về Việt Nam như sau:

Nhà báo Trương Duy Nhất sau khi bị nhóm người lạ mặt tiếp cận tại một quán cafe' tại tầng 3 siêu thị Future Park Rangsit và bị cưỡng ép, đã "đồng ý" và chấp nhận lên một chiếc xe ô tô biển kiểm soát của Thái Lan của những kẻ lạ mặt tại Future Park Rangsit bố trí sẵn, để trở về Việt Nam, trong một không khí "hòa bình", thay vì bị khủng bố bắt cóc như ai đó đang cố tình suy đoán để đánh lạc hướng. Ngay sau đó, xe ô tô đã đưa ông Trương Duy Nhất đến một cửa khẩu có chung đường biên giới giữa hai nước Lào và Thái Lan sát với thủ đô Vieng chan, Lào. Tại đây, sau khi ông Nhất đã xuất cảnh khỏi Thái Lan và nhập cảnh Lào bằng giấy thông hành tạm thời do Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok cấp dưới một cái tên giả. Bước ra khỏi cửa khẩu phía Lào, lập tức ông Trương Duy Nhất được nghe lệnh bắt giữ từ phía giới chức CSVN và được đưa về Hà Nội bằng máy bay.

Việc ông Trương Duy Nhất xuất cảnh khỏi Việt Nam và nhập cảnh vào Thái Lan trái phép là một vi phạm pháp luật với mức án phạt không đáng kể, nếu đối chiếu với bộ luật hình sự của 2 quốc gia này. Kể cả với đối với luật pháp Việt Nam, thì ông Trương Duy Nhất chỉ phạm tội trốn đi nước ngoài, chứ không phải là trốn lệnh truy nã. Việc ông Trương Duy Nhất, có liên quan đến việc mua văn phòng cho báo Đại Đoàn Kết tại 82 Trần Quốc Toản, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng (tài sản công), sau đó được đem bán lại cho Vũ Nhôm để biến thành nhà riêng là chuyện có thật. Việc ông Nhất phải có mặt trong phiên tòa sắp tới xét xử Vũ Nhôm cũng là một chuyện sắp diễn ra. Có thể nhà báo Trương Duy Nhất không muốn vướng vào vòng lao lý một lần nữa, nên đã phải "tẩu vi là thượng sách". Và đã quyết định đến Thái Lan để tìm cơ hội đi định cư tại Canada, nơi con gái ông Nhất là cô Trương Thục Đoan đang du học theo gợi ý của một blogger ở Đức. Đây cũng chính là lý do, nhà báo Trương Duy Nhất bị phụ thuộc, trói buộc và chịu sự điều hành từ những người đại diện của nhóm buôn người thiếu kinh nghiệm và dẫn đến việc bị bắt mang về Việt Nam.

Những điều kể trên đã cho thấy, có một tổ chức và cá nhân đã ra sức cố tình bẻ cong vụ việc, để tránh né trách nhiệm. Bởi nhưng lý do như sau:

Vụ án Trương Duy Nhất không nghiêm trọng như vụ Trịnh Xuân Thanh và tính chất khác hoàn toàn với ông Trương Duy Nhất. Trịnh Xuân Thanh nhập cảnh Đức hoàn toàn hợp pháp và đã hoàn thiện thủ tục đăng ký tỵ nạn nên An ninh buộc phải dùng thủ đoạn bắt cóc. Còn trường hợp của nhà báo Trương Duy Nhất khác hoàn toàn, ông Nhất nhập cảnh Thái Lan trái phép và mới làm thủ tục xin ghi danh bước đầu tiên đối với UNHCR - Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (United Nations High Commissioner for Refugees) là điều chưa có giá trị về việc cơ quan UNHCR phải bảo vệ.

Thêm nữa, vì sao An ninh CSVN chọn thời điểm ngày 26/1 để bắt nhà báo Trương Duy Nhất? Câu trả lời là, vì đến thời điểm đó họ có đầy đủ bằng chứng chứng minh, ông Nhất đã tìm cách bỏ trốn nên họ phải bắt ngay. Nếu để chậm thêm một vài ngày nữa khi ông Nhất hoàn chỉnh thủ tục xin tìm kiếm cơ hội tỵ nạn tại UNHCR thì sẽ hết sức khó khăn. Tiếc rằng nhà báo Trương Duy Nhất và nhóm buôn người không ý thức được điều đó. Và Nhà báo Trương Duy Nhất đã mắc lừa kế "điệu Hổ ly sơn" của nhóm buôn người, khi có lời khuyên ông Trương Duy Nhất nên ra ngồi tại tụ điểm công cộng tại Future Park Rangsit, thay vì ẩn náu trong khách sạn Tissaraporn Resident 50/9 Moo.2, Tambon Lam Luk Ka, Pathum Thani. Với mục đích nếu như ông Nhất bị bắt cóc thì có nhiều người biết, như lời kể của ông A. :D Nếu cho rằng, có ai đó trong nhóm buôn người, cố ý bán đứng ông Nhất để đoạt số tiền vài chục ngàn USD do nhà báo Trương Duy Nhất "gửi", như tin đồn đoán thì cũng không ngoa.

Một câu hỏi được đặt ra là, nhà báo Trương Duy Nhất là một người có bản lĩnh, có đầy đủ kinh nghiệm sống, đã từng ở tù 2 năm. Vậy tại sao vẫn bị cuốn vào mê hồn trận của những kẻ buôn người? Xin nhấn mạnh là buôn người.

Việc ông A, người dùng Hộ chiếu của ông Trương Duy Nhất để thuê khách sạn mà không biết rằng đó là Hộ chiếu "chết" (nhập cảnh bất hợp pháp), là một sai lầm không thể tha thứ. Cũng như việc, chính ông A đã thừa nhận với tôi (tác giả) là, tưởng anh Nhất đến được Thái Lan là an toàn tuyệt đối rồi. Chưa kể đến việc, ông A là người phổi bò có tính thích khoe khoang, gặp ai cũng kể chuyện đang che dấu nhà báo Trương Duy Nhất.

Ai cũng biết, nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt là do bị lộ số điện thoại, mà số điện thoại của ông Nhất sử dụng là do những người đưa ông Nhất vượt biên đến Thái lan mua cho theo lời ông A kể lại. Mà số điện thoại này chỉ có Người Buôn Gió, và ông A biết rõ và thường xuyên liên lạc. Chính vì thế, số điện thoại của ông Trương Duy Nhất sử dụng bị lộ chỉ có thể do 2 người là Người Buôn Gió và ông A, hoặc nhóm người đưa ông Nhất vượt biên từ Campuchia sang Thái lan đã bán thông tin này cho An ninh CSVN.

Có lẽ đó là lý do mà giới phân tích cho rằng, việc vội vã tung những thông tin vô căn cứ từ facebooker Bùi Thanh Hiếu, về những diễn biến về sự mất tích của Nhà báo Trương Duy Nhất, với động cơ để đổ tội cho các tổ chức và cá nhân như các ông Cao Lâm, Kami, Huân, H, T, S... hay Tổng Cục tình báo Quân đội - TC2 trong những ngày gần đây. Mà tuyệt nhiên Người Buôn Gió không đả động tên của ông A, là thủ phạm chính, đồng thời là đàn em của người Buôn Gió đang tỵ nạn tại Thái lan. Và chỉ chịu bổ xung tên ông BHQ sau khi bị dư luận cộng đồng người tỵ nạn ở Thái Lan phản ứng dữ dội về sự lấp liếm không minh bạch, đàng hoàng. Cũng như việc khẳng định đang nắm giữ trong tay một clip "tuyệt mật", quay lại cảnh bắt cóc nhà báo Trương Duy Nhất chiều tối 26/1. Điều đó cho thấy, chỉ nhằm khỏa lấp nỗi lo sợ của Bùi Thanh Hiếu và đồng bọn. Và mang lại sự gây cười cho công chúng, do sự ấu trĩ đến mức ngớ ngẩn.

Sẽ còn nhiều tình tiết và những câu chuyện hay quanh vụ việc này để kể cho bạn đọc.

(Còn tiếp)

Ngày 14 tháng 02 năm 2019

© Kami
Blog RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages