Vì sao EU hoãn việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Vì sao EU hoãn việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam?


Ngày 15 tháng Giêng vừa qua, bà Malmström – quan chức cấp cao nhất về thương mại của Liên minh châu Âu – đã gửi một lá thư đến Hà Nội, tỏ ý mong muốn Việt Nam cam kết cải cách các vấn đề lao động và bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền, nhưng Chính phủ Việt Nam không trả lời.

Ông Bernd Lange, một nhà lập pháp kỳ cựu người Đức, thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SPD), và là Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn đưa thêm các biện pháp trừng phạt vào các hiệp định thương mại với các quốc gia thiếu coi trọng quyền của người lao động. Các nghị sĩ cao cấp trong Quốc hội châu Âu cho biết, còn lâu mới biết được rằng họ có thể phê chuẩn hiệp định này. Cú phản ngược mạnh mẽ này vào Việt Nam được coi là điềm báo cho một xu hướng mới đáng kể.

“Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc hội châu Âu thông qua hết”, ông Bernd Lange nói. Ông là một nhà lập pháp kỳ cựu (người Đức) thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SPD), và là Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU.

Để tìm hiểu nguyên do vì sao Liên minh châu Âu (EU) hoãn lại việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại EU-Việt Nam, mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài báo của Jakob Hanke đăng trên trang Politico, ra ngày 21/01/2019 với tựa đề “Nỗi lo các công xưởng tại châu Á bóc lột công nhân đang đe dọa đà phát triển thương mại của EU”.

***

Hiện bà Cecilia Malmström – quan chức cấp cao nhất về thương mại của Liên minh châu Âu – đang gặp phải một trở ngại lớn: quyền của người lao động, khi bà cố gắng đạt được các hiệp định thương mại tự do trên khắp châu Á.

Một hiệp định thương mại với Việt Nam, khi kết thúc đàm phán hồi cuối năm 2015, được coi là một thành công lớn đầu tiên của bà Malmström, nhưng bây giờ có nguy cơ bị đóng băng vì thất bại về luật lệ pháp lý nhằm thay đổi cái cách mà nhà nước độc đảng cộng sản đối xử với công nhân của mình. Các nghị sĩ cao cấp trong Quốc hội châu Âu cho biết, còn lâu mới biết được rằng, họ có thể phê chuẩn hiệp định này.

Cú phản ngược mạnh mẽ này vào Việt Nam được coi là điềm báo cho một xu hướng mới đáng kể.
Một phần, chính Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, là người đang thể hiện sự quyết đoán hơn của châu Âu. Hứa hẹn “Châu Âu có khả năng bảo vệ”, ông Macron muốn chống lại các đảng phái dân túy bằng cách cho thấy, EU có thể bảo vệ người lao động tại châu Âu trước làn sóng thương mại tự do và sự cạnh tranh không lành mạnh của các công xưởng bóc lột công nhân tàn tệ ở châu Á. Để làm được như vậy, ông Macron muốn đưa thêm các biện pháp trừng phạt vào các hiệp định thương mại với các quốc gia thiếu coi trọng quyền của người lao động.

Hiện tại, chính Quốc hội châu Âu đang thúc ép bà Cecilia Malmström về vấn đề Việt Nam, một đất nước với 93 triệu dân, được mệnh danh là con hổ kinh tế châu Á. “Nếu không có tiến bộ nào về nhân quyền, và đặc biệt là quyền của người lao động, thì sẽ không có bất cứ hiệp định nào được Quốc hội châu Âu thông qua hết”, ông Bernd Lange nói.  Ông là một nhà lập pháp kỳ cựu (người Đức) thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SPD), và là Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU.

Ông Lange cho rằng, thật không công bằng khi các công ty lớn sử dụng Việt Nam làm cơ sở sản xuất với nhân công giá rẻ, với tiêu chuẩn môi trường thấp hơn, sau đó xuất khẩu miễn thuế sang EU. Từng được xem là nơi sản xuất chính các mặt hàng may mặc và đồ thể thao, ông Lange nhấn mạnh rằng, Việt Nam hiện là nhà xuất khẩu điện thoại thông minh và máy tính bảng. Chính quyền Hà Nội cho biết, điện thoại thông minh là mặt hàng chiếm 21% tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam.



Công nhân được thuê và bị sa thải mà không có bất kỳ một sự bảo vệ nào, thời gian làm việc không được tôn trọng và công nhân nào đấu tranh cho các điều kiện công bằng hơn đều bị sa thải… Chúng tôi không thể miễn toàn bộ thuế quan cho các sản phẩm này để chúng được bán rẻ hơn ở đây (các nước EU) mà không có bất kỳ cải thiện điều kiện lao động nào cho công nhân ở đó (ở Việt Nam)”, ông Lange nói, đặc biệt ông liên hệ đến điều kiện lao động trong các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh.

Bà Malmström

Chiến lược tiếp cận nhẹ nhàng mềm mại kiểu Thụy Điển

Để đối phó với sự chỉ trích ngày càng tăng, bà Malmström (người Thụy Điển) đang thực hiện các biện pháp ngoại giao xây dựng sự đồng thuận với chính quyền Hà Nội và tránh không đưa ra bất cứ một sự đe dọa trừng phạt nào mà ông Macron muốn có.

Vào ngày 15 tháng Giêng vừa qua, Cao ủy Thương mại Malmström (người Thụy Điển) đã gửi một lá thư đến Hà Nội, mà báo Polico được đọc lá thư này, trong đó hỏi thẳng chính phủ Việt Nam “những tiến bộ cụ thể “ về “quyền tự do lập hội (thành lập công đoàn độc lập) và thương lượng tập thể” và cho biết bà sẽ “chú ý kỹ đến việc cải cách bộ luật lao động Việt Nam”.

Bà cũng yêu cầu một lịch trình cụ thể cho việc cải cách luật lao động và bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền và đánh bắt cá bất hợp pháp.

Trong khi Ủy ban châu Âu hoàn tất Hiệp định với Hà Nội vào tháng 12 năm 2015, nhưng bà Malmström vẫn có thể gây ảnh hưởng nhằm thúc đẩy sự thay đổi tại Việt Nam vì bà vẫn chưa trình Hiệp định lên Quốc hội châu Âu và 28 nước thành viên để phê chuẩn thông qua.

Cuộc tranh luận lớn ở châu Âu là câu hỏi, liệu rằng cách tiếp cận nhẹ nhàng, mềm mại của bà Malmström có hiệu quả hay không? Tình hình ngày càng nguy hiểm hơn khi Brussels đang tìm cách mở rộng quan hệ thương mại trên khắp châu Á. Brussels đang đặt mục tiêu là sửa đổi hiệp định với Hàn Quốc và tiến hành đàm phán với Indonesia. Các cuộc thảo luận với Philippines đã có hiệu quả về các vấn đề nhân quyền.

Những khó khăn của Brussels đối với Việt Nam một phần là do ban đầu EU hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ có những hành động cứng rắn hơn với Việt Nam.

Là một phần của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, ban đầu là một nhóm tự do thương mại gồm 12 quốc gia, Tổng thống Barack Obama khi đó đã đàm phán các điều kiện nghiêm ngặt, nghĩa là sẽ cấm Việt Nam và Malaysia tham gia quan hệ đối tác cho đến khi họ chấp nhận các cải cách trong việc thực thi các tiêu chuẩn an toàn tối thiểu và cho phép thương lượng tập thể. Hiệp định cũng bao gồm một hệ thống giải quyết tranh chấp, đe dọa trừng phạt nếu một quốc gia vi phạm các cam kết về quyền con người.

Sau khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi TPP, chính Brussels sẽ phải thúc đẩy các quốc gia thành viên cải cách bộ luật lao động.

Hành động quyết liệt của nước Pháp

Kế hoạch hành động” trong vấn đề thương mại của Macron phù hợp hơn với cách tiếp cận của Obama. Ví dụ, nếu một nhà nước vi phạm các cam kết tôn trọng quyền tự do lập hội, hoặc quyền của công đoàn được thương lượng về tiền lương, các quy định “sẽ cho phép EU đình chỉ các mức ưu đãi thuế quan”.



Các nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ Xã hội trong Quốc hội châu Âu cũng đồng ý với lập trường đó. Trong một cuộc tranh luận vào ngày 16 tháng 1 vừa qua về quyền của người lao động trong các hiệp định thương mại, bà Alessia Mosca (người Ý), nghị sĩ Quốc hội châu Âu cho biết, bà ủng hộ “phương pháp trừng phạt từng bước, đi kèm với … giám sát”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Bà Malmström lập luận rằng, Ủy ban sẵn sàng đẩy mạnh việc thực thi, nhưng cảnh báo rằng “không có gì cho thấy sự đồng thuận về việc thay đổi chính sách đối với việc đưa ra các biện pháp trừng phạt thương mại.”

Tuy nhiên, các nghị sĩ ngày càng hoài nghi rằng, liệu cách tiếp cận của bà Malmström tuy hữu hiệu nhưng mà có nguy cơ gây phản ứng ngược. Họ chỉ ra rằng Hàn Quốc, mặc dù đã thực hiện Hiệp định Thương mại với EU từ năm 2011 nhưng cho đến nay vẫn chưa phê chuẩn các công ước chính của Tổ chức Lao động Quốc tế.

Các quan chức Việt Nam cũng nói rằng họ cảm thấy bị lừa. Họ lập luận rằng EU đang yêu cầu những điều gì đó mà không phải là một phần của hiệp định thương mại này.

Trong khi Hà Nội không chính thức trả lời thư của bà Malmström, thì một quan chức cấp cao của Việt Nam đã phát biểu: “Có quá nhiều yêu cầu về các vấn đề phi thương mại không phải là một ý tưởng hay… Thật không đơn giản khi yêu cầu một quốc gia phải thay đổi luật lao động”.

Vị quan chức này lập luận rằng việc tiếp cận thị trường đã được đàm phán trước khi Ủy ban châu Âu bắt đầu khăng khăng đòi quyền của người lao động. “Phía EU đang yêu cầu một cái gì đó mà chẳng đáp trả lại một cái gì cả”.

Trên văn bản thì điều đó không hề chính xác vì quyền của người lao động là một phần ràng buộc của thỏa thuận mà Việt Nam đã ký với EU.

Trong hiệp định có ghi rõ: “Mỗi Bên khẳng định cam kết sẽ thực thi hiệu quả các Công ước ILO trong luật pháp và thông lệ của mình. Đó là các Công ước được Việt Nam và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu phê chuẩn”.

Hiệp định cũng ràng buộc Việt Nam phải “tiếp tục duy trì những nỗ lực phê chuẩn các công ước cơ bản khác của ILO, nếu nó chưa được thực hiện”. Tuy nhiên, Hiệp định không đặt ra một mốc thời gian cụ thể cho việc phê chuẩn và đây chính là kẽ hở để Việt Nam có thể không thực hiện.


Cho đến khi nào Quốc hội châu Âu không thấy được “cam kết rõ ràng” về lộ trình thực hiện cải cách và một số “biện pháp cụ thể”, ông Lange cảnh báo, thì “Hiệp định sẽ vẫn còn nằm trong ngăn kéo”.



Người dịch: Hoàng Trang
Biên tập: Hiếu Bá Linh
ThoiBao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages