Phan Ba - Những người lính Việt Nam Cộng Hòa - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Phan Ba - Những người lính Việt Nam Cộng Hòa


Tôi chủ quan để nói rằng có rất nhiều người Việt Nam ở độ tuổi dưới 40, đặc biệt là những người ở trong nước,không biết gì về tấm hình thứ nhất” hoặc thoảng họ có nhìn thấy đâu đó trên internet thì chắc chắn một điều phản ứng của họ là chỉ nhìn thoáng qua rồi thôi, và cái ý nghĩ trong đầu của họ có thể là..”hình của lính ngụy”.


Thật tình mà nói, thì không ai có thể trách họ được, vì tấm hình này được chụp vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 năm 1972 tại Bình Long,bây giờ đổi thành Bình Phước.

Mùa hè năm 1972, trên toàn lãnh thổ của miền Nam VN bùng lên những cuộc chiến dữ dội và đẫm máu,đặc biệt tại An Lộc và Cổ Thành Quảng Trị.

Miền Bắc VN xua hàng chục sư đoàn từ mọi ngã đường xâm nhập vào miền Nam với quyết tâm đánh gục miền Nam trước khi Hiệp Định Paris được ký kết.

Hàng trăm ngàn con người của hai miền lăn xã vào nhau để chém giết, từng thôn làng phố thị tan nát cháy đỏ dưới đạn bom, và mùa hè này được gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa… bắt nguồn từ tựa đề của một bút ký chiến trường của Nhà Văn Phan Nhật Nam.

Riêng tại An Lộc Bình Long, hơn 40000 ngàn quân Bắc Việt với sự yểm trợ của các Trung đoàn Chiến Xa T54, đại pháo 130 ly, các trung đoàn súng phòng không hiện đại phong tỏa bầu trời An lộc, không một chiếc máy bay nào lọt vào An Lộc để tải thương hay tiếp tế mà không bị bắn tơi tả.

Hàng ngày 8000 quả đại bác rót vào An Lộc, không một ngôi nhà nào trong Thị Xã này còn nguyên vẹn.

93 ngày đêm, hàng ngàn người chết hai lần thậm chí chết đến 4 năm lần..thịt da nát tan..

Trước sức tấn công tàn bạo của Bắc quân, An lộc co cụm lại chờ chết.

Và những người Lính trong tấm hình này thuộc về đoàn quân vào giải vây cho An Lộc, tức là đi vào chỗ chết…

Nhìn kỹ tấm hình bằng con mắt của lương tâm, bạn sẽ nhận thấy một điều là tác phong của Họ, quân phục gọn gàng, quần vẫn túm ống, áo săn tay đúng quân phong quân kỷ.

Những trang bị trên người của họ ngoài vũ khí ra là chiếc ba lô nhẹ tênh, nhìn cách họ di hành theo hàng dọc của đội hình và nhìn ánh mắt và khuôn mặt của Họ, chúng ta nhận ra một điều Họ còn rất trẻ, với nét chất phác hiện lên từ ánh mắt nụ cười.

Khuôn mặt của họ không có gì lộ ra vẻ sợ hải hay tàn bạo sắt máu, chỉ lộ ra nét lo âu,ai đi vào chỗ chết mà không lo sợ.?

Điều muốn nhấn mạnh ở đây, bạn hãy nhìn thật kỹ tấm hình này, và bạn hãy tự đặt câu hỏi : Có bao nhiêu người trong tấm hình này còn sống sau trận An Lộc này?

Và nếu họ còn sống sau khi miền Nam thất thủ, thì cuộc đời họ như thế nào?

Họ là những người trai trẻ, sinh quán ở miền Bắc theo cha mẹ di cư vào Nam hay sinh đẻ ở miền Nam.Và họ cũng gồm nhiều người sinh trưởng ở m Nam và miền Trung yêu thương.

Họ có thể sinh viên trí thức , hay là những người nông dân chất phác.

Họ chỉ làm bổn phận của những người trai thời loạn, họ không bị nhồi nhét hận thù những người anh em bên kia chiến tuyến.
Trên chiến trường, hay khi bắt được tù binh, họ không bao giờ đối xử vô nhân đạo với các tù binh hoặc giết sạch.

Đơn giản chỉ vì ,họ đã được hấp thụ được nền giáo dục nhân bản của miền Nam.

Và trong tâm tưởng của họ , những người cán binh miền Bắc cũng là anh em đồng bào.

Cho nên, những điều mà các bạn bị nghe, bị nhồi sọ, rằng thì là họ là bọn ngụy ác ôn, tay sai giặc Mỹ, giết người mổ bụng moi gan hay hãm hiếp ,đốt nhà, chỉ là những điều dối trá ác độc.

Tàn cơn binh lửa, họ những người trong hình ,chỉ tiêu biểu cho một triệu người Lính miền Nam cùng đồng chung số phận.

Bị trả thù, bị đào mồ cuốc mả, bị phân biệt đối xử dù lành lặn hay thương tật.

Họ hoàn toàn bị tách ra khỏi đời sống của dân tộc, gia đình của họ cũng bị trả thù lây, và hoàn toàn không có một sự giúp đỡ nào của nhà cầm quyền ,chỉ vì một cái tội duy nhất là họ ở trong hàng ngũ những người thua cuộc.

Cuộc đời cứ thế trôi qua..

43 năm sau, các bạn có bao giờ biết gì về số phận của họ? Hoặc thoảng khi các bạn nghe Phi Nhung hát bài..’Chiều Qua Phà Hậu Giang”..trong đó có câu, “hò ơi…nào ai biết chăng, những kẻ ngày xưa đã âm thầm, hiến cả đời trai giữa sa trường ,giờ còn lại chi đây”bạn có thể tưởng lầm là bài hát, viết cho cán binh Việt Cộng, nhưng thực ra lời bài hát này được phổ thơ của một ông nhà văn hải ngoại, làm khi nhìn thấy cảnh đời tang thương, của đồng đội mình, trong một chiều mưa qua bến Bắc Cần Thơ.

Hay các bạn nghe Đặng Thế Luân với ‘ rượu uống mềm môi ,đã bao chiều rồi,chỉ thấy dòng sông đỏ ráng trời, chỉ thấy lòng ta mùa mưa mãi,sóng sầu nghiêng ngả mảnh hồn trôi” trong bài thơ được Nhạc Sĩ Anh Bằng phổ nhạc từ lới thơ của Thi Sĩ Thái Tú Hạp, viết về tình cảnh của hai người chiến hữu một người may mắn được đi nước ngoài , một người cam phận thương binh ở lại, để chỉ thấy trong ta những mùa mưa cũ , hãnh tiến đời ta dù gian khổ, vẫn như mãnh thú khép đời trong phố nhỏ..đốt hết cuộc đời nghiệt ngã đau thương.”Có bao giờ dòng lệ bạn rơi?

Thương phế binh VNCH tại Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đổng
Trong hàng sư đoàn tự nguyện bán vé số mà cộng sản tạo ra, không thiếu gì sự có mặt của họ, què cụt, đui mù, lết lê dưới đất, giữa trời nắng chang chang hay mưa gió bão bùng.

Những khuôn mặt oai hùng của ngày xưa chiến trận, giờ phong trần sương gió đen đủi ốm o.

Và tấm hình thứ hai tại Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đổng ,trong những năm gần đây.

Họ cũng từng đội hình nghiêm chỉnh, người mù vịn vai người què, họ dắt dìu nhau đi cho hết cuộc đời.

Năm nay 2018, lần lượt những lớp người trong thế hệ của họ, từ bỏ trần gian, vì bịnh hoạn, vì tuổi già sức yếu.. Họ có thể chết ngậm ngùi nơi quê cha đất mẹ ,hay dọc đường gió bụi mà không một ai, biết họ là ai, họ đã cống hiến gì cho miền Nam tự do nhân bản.

Phan Ba
Nếu không có :

Những cộng đồng người việt tỵ nạn cộng sản trên toàn thế giới, nếu không có những vị chân tu của nhiều tôn giáo, nếu không có sự hy sinh, cống hiến của những lớp người rất trẻ, được giáo dục khác đường lối với cộng sản, thì có lẽ cho đến ngày nhắm mắt tàn hơi, linh hồn họ sẽ vô cùng buồn tủi.

Xin chân thành cám ơn Các Cha, Các Thầy của Dòng Chúa Cứu Thế, Chùa Liên Trì cùng Các Vị Chức Sắc của Đạo Cao Đài ,Phật Giáo Hòa Hảo cùng với các Tình Nguyện Viên đã và đang tổ chức khám bịnh tặng quà định kỳ hàng năm cho Họ.

Chùa Liên Trì bây giờ đã bị đập phá, bọn cộng sản con tụ tập trước Dòng Chúa Cứu Thế phát loa, hùng hổ uy hiếp các Cha, các Tình nguyện viên, bọn cầm quyền địa phương uy hiếp tinh thần của những người đáng tuổi cha chú này, những người chiến binh dũng mãnh trên chiến trường, nhưng tâm luôn nhân ái, đã băng bó, đút cơm, mồi thuốc, trấn an cha ông của họ, những thương binh và cán binh bị bắt tại chiến trường.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

Và sáu điều tâm niệm của Quân Đội VNCH ,trong đó có điều phải đối xử nhân đạo với tù binh.

Họ,những con đại bàng năm xưa đã làm đúng theo quân lệnh và lương tâm, để đến khi vận nước tàn, suốt cuộc đời còn lại của Họ là những nhục nhằn nuốt nghẹn vào tim.

Các bạn những người bạn trẻ, những ông bạn già, dù ở trong nước hay ở hải ngoại, đưa một bàn tay ra, với nghĩa đồng bào, với tình nhân loại, để xoa dịu nỗi đau của Họ trong những ngày cuối của cuộc đời.

Chúng tôi mang nợ máu xương của các anh. Những người trai thời loạn.

Vương Điền

(Blog Phan Ba)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages