Những Điểm Nóng Trên Địa Hình Chính Trị Thế Giới 2019 - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Những Điểm Nóng Trên Địa Hình Chính Trị Thế Giới 2019


Trong bài trước chúng tôi đã đem đến cho quý vị một số dự đoán về tình hình chính trị và kinh tế thế giới trong năm 2019 qua lăng kính của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Tình Hình Quốc Tế (Centre for Strategic & International Studies - CSIS) đăng trên trang báo điện tử news.com.au của Úc. Dưới đây là phần lược dịch về bài nhận xét của Michael Dempsey đăng trên trang báo điện tử Council on Foreign Relations và Columbia University, Center on Global Energy Policy.

Những Điểm Nóng Trên Địa Hình Chính Trị Thế Giới 2019 

Nếu năm 2018 là một năm được đánh dấu bởi những thách thức quốc tế đã nhen nhúm nhưng không bùng nổ thành khủng hoảng toàn diện, thì năm tới cũng có thể là năm mà vận may đã hết. Đã từng là cựu phó và sau đó là giám đốc tình báo quốc gia, tôi thường được hỏi trong các cuộc thảo luận về các mối đe dọa toàn cầu mà tôi quan tâm nhất. Vì vậy, hãy để tôi nhấn mạnh năm thách thức địa lý chính trị lớn mà tôi lo sợ có thể trở nên rắc rối hơn trong những tháng tới, cũng như một vài điểm nóng ít được công bố nhưng vẫn đáng lo ngại.

Syria

Trong khi một số chuyên gia về chính sách đối ngoại tin rằng cuộc chiến Syria đang kết thúc và chế độ Bashar al-Assad đã chiến thắng, thì theo tôi, vẫn có lý do đáng lo ngại về chiều hướng của cuộc xung đột năm 2019. Ví dụ, sự khó khăn để có được một cuộc đình chiến ở tỉnh Idlib, nơi có nhiều người (có lẽ là vài ngàn người) của các chiến binh Hồi Giáo cực đoan al-Qaeda và của các quốc gia Hồi Giáo khác còn sót lại ở Syria, cùng với 2 triệu thường dân, dường như ngày càng run sợ.

Có những báo cáo gần đây về các vụ pháo kích ở Idlib giữa các lực lượng của chế độ Assad và các dân quân cực đoan mà Thổ Nhĩ Kỳ là một phần của thỏa thuận Sochi vào tháng 9 năm ngoái đã được cho là sẽ rời khỏi tỉnh vào tháng 10. Cũng có những báo cáo gần đây cho biết Assad đang chuyển các đơn vị chiến đấu từ miền nam Syria đến khu vực Idlib.

Mặc dù rõ ràng rằng tất cả các bên tham gia thỏa thuận ở Sochi muốn Assad tái lập quyền kiểm soát Idlib thông qua một cuộc thương lượng, tôi nghĩ rằng rất có thể những kẻ cực đoan ở đó sẽ từ bỏ vũ khí của họ, hoặc Assad sẽ cho phép tình hình hiện tại kéo dài lâu hơn, có nghĩa là quân chính phủ sẽ tấn công để chiếm lại tỉnh có thể được đưa ra trong vòng vài tháng tới.

Và tại sao vấn đề của một cuộc xung đột đã được đánh dấu bằng bạo lực cực độ và sự đau khổ đến khó tin của con người? Hãy nhớ rằng, Liên Hiệp Quốc đã cảnh cáo rằng một cuộc đụng độ lớn ở Idlib có thể khiến hơn 1 triệu người Syria phải chạy trốn về phía bắc tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, một khu vực đang phát triển Ankara, nơi đã có hơn 3 triệu người Syria. Ngoài ra, nếu chiến tranh sa lầy, chính phủ của ông Assad có thể sử dụng vũ khí hóa học, đặc biệt là lịch sử cho thấy Assad đã dùng vũ khí hóa học ở nơi này. Điều này rõ ràng sẽ làm tăng áp lực lên Hoa Kỳ và phương Tây để đáp trả bằng quân sự.

  • Idlib là điểm nóng gần nhất có khả năng xảy ra ở Syria, cũng có những rủi ro tiềm ẩn khác, bao gồm các cuộc không kích định kỳ của Israel vào các cơ sở quân sự của Iran ở Syria (Israel đã tấn công hơn 200 mục tiêu trong hai năm qua) và một Iran có tiềm năng phản công, và những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm loại bỏ ảnh hưởng của người Kurd ở các khu vực gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria, đặc biệt là xung quanh khu vực Manbij. Chính phủ của ông Trump đã tuyên bố kế hoạch rút lực lượng Hoa Kỳ khỏi Syria một cách nhanh chóng, có thể làm tăng quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ để đưa quân đội về phía đông Euphrates và do đó, tăng khả năng đụng độ quân sự trực tiếp với lực lượng người Kurd trong vài tháng tới. Việc quân đội Hoa Kỳ rút quân đột ngột cũng có thể cho phép tàn quân của Nhà Nước Hồi Giáo ở miền đông Syria tái lập lực lượng, có thể gây phức tạp cho Baghdad trong việc bảo đảm biên giới phía tây với Syria.

Vì vậy, với viễn ảnh kết thúc chiến tranh còn xa vời, cuộc xung đột ở Syria vẫn là một thùng thuốc súng đe dọa nền an ninh và nhân đạo một cách đáng lo ngại.

Iran

Tehran đang trải qua sự kết hợp mạnh mẽ nhất giữa các khó khăn trong nước và quốc tế trong ít nhất một thập niên vừa qua, làm dấy lên mối lo ngại về cả sự ổn định nội bộ của chế độ và khả năng của họ để vượt qua những khó khăn đó bằng những phương thức không thể đoán trước được. Trước quyết định của Washington về việc tái áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ vào tháng 11, việc xuất khẩu dầu của Iran đã giảm xuống còn khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày (barrels per day - bpd) trong tháng đó, giảm từ mức cao nhất khoảng 2.500.000 bpd vào đầu mùa xuân này. Không có gì đáng ngạc nhiên khi điều này đã gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế của Iran, với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund - IMF) ước tính rằng nền kinh tế dựa trên việc khai thác dầu của Iran sẽ giảm 1,5% trong năm nay và khoảng 3,5% vào năm 2019. Trước khi có thông báo trừng phạt của Mỹ, IMF đã dự kiến tăng trưởng khoảng 4% trong năm nay và năm tới, vì vậy đây là một sự đảo ngược lớn trong vận may (sự thịnh vượng) của Iran.

Tin tức kinh tế mới nhất đang làm tăng thêm sự thất vọng của quần chúng đối với sự tham nhũng của chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp cao (đặc biệt là trong dân số trẻ có trình độ đại học), và thậm chí nạn thiếu nước lan rộng - Iran đã phải trải qua một thời kỳ hạn hán nặng nề nhất trong nửa thế kỷ vừa qua.

Có rất ít nghi ngờ rằng sự phối hợp của các yếu tố nêu trên sẽ tạo ra một năm đầy biến động cho chế độ Iran. Nên nhớ rằng Iran đã trải qua một loạt các cuộc biểu tình chống chính phủ tại nhiều thời điểm khác nhau trong năm 2018, phần lớn là do điều kiện kinh tế xấu đi, và nền kinh tế có thể sẽ tồi tệ hơn vào năm tới.

Trong khi đó, trên mặt trận chính sách đối ngoại, tôi tin rằng Iran sẽ không bị động trong khi việc xuất khẩu dầu bị bóp nghẹt, vì vậy chúng ta nên dự đoán các phản ứng của chính sách đối ngoại của Iran từ các vụ thử tên lửa đạn đạo mới (như đã làm vào đầu tháng 12) và tăng cường hải quân hoạt động ở Vịnh Ba Tư, đến các hành động ngầm như các cuộc tấn công mạng vào các mục tiêu cơ sở hạ tầng của Israel, Saudi và phương Tây. Chúng ta cũng nên dự đoán rằng sự hỗ trợ đằng sau hậu trường cũng sẽ gia tăng đối với các thành phần ủy nhiệm (proxies) của họ như Hizballah, Houthis ở Yemen và các nhóm dân quân Shiite khác ở Iraq.

Mặc dù hầu hết các chuyên gia nghiên cứu về Iran tin rằng Tehran sẽ cố gắng tránh xa các cuộc xung đột quân sự với Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực, họ cũng lo lắng rằng khi áp lực kinh tế và chính trị đè nặng lên chế độ trong những tháng tới, cơ hội sẽ tăng lên cho việc tính toán sai lầm của chế độ hoặc một cuộc đối đầu quân sự tình cờ leo thang nhanh chóng và rộng lớn hơn bất kỳ ai mong muốn.

Nga-Ukraine

Một thách thức địa lý chính trị lớn thứ ba có thể xấu đi một cách tệ hại vào năm tới là sự bế tắc ở Ukraine. Nga chiếm giữ Crimea năm 2014 và sự hỗ trợ liên tục của phe ly khai ở Đông Ukraine đã là một điểm gây tranh cãi lớn với cả Kyiv và phương Tây. Trong bốn năm qua, cuộc xung đột đã cướp đi hơn 10.000 mạng sống, và không có dấu hiệu chấm dứt chiến tranh trong tầm nhìn.

Trên thực tế, có những dấu hiệu đáng lo ngại về việc Moscow có thể đang chuẩn bị để tăng áp lực lên Kyiv. Cuối tháng 11 vừa qua, Nga đã chuyển quân đến Eo Biển Kerch để tấn công và cuối cùng bắt giữ ba tàu hải quân của Ukraine, đồng thời bắt giữ hai chục thủy thủ Ukraine, đã gây ra căng thẳng tăng vọt. Ukraine có các hải cảng quan trọng về mặt thương mại ở Biển Azov, và phải đi qua qua Eo Biển Kerch, vì vậy hành động của Nga là một thông điệp rõ ràng rằng họ kiểm soát đường thủy quan trọng này và họ vẫn giữ được khả năng đe dọa lợi ích kinh tế của Ukraine.

Cũng có báo cáo rằng Nga đang di chuyển các đơn vị quân sự đến gần biên giới Ukraine. Những báo cáo gần đây đã khiến Tổng thống Ukraine, ông Poroschenko, tuyên bố thiết quân luật trong 30 ngày và tuyên bố công khai mối lo ngại của ông rằng Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công trên bộ chống lại Ukraine bất cứ lúc nào.

Như vậy thì những lý do nào đã khiến Nga trở nên hung hăng? Theo quan điểm của tôi, có vẻ như bây giờ Tổng thống Putin nhận ra rằng mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ đã bị đóng băng trong tương lai gần và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga khó có thể kết thúc sớm. Kết quả là, ông ta có thể tính toán rằng ông ta sẽ không thể mất mát gì nhiều hơn, trong khi cố gắng tăng cường vũ lực gấp đôi ở Ukraine và đảo ngược việc tăng cường hội nhập kinh tế của Kyiv với phương Tây. Trên thực tế, Putin cũng đang phải đối mặt với một nền kinh tế tụt hậu (IMF dự báo tăng trưởng dưới 2% trong năm nay và năm tới) cũng như sự ủng hộ của dân chúng cũng bị giảm xuống (một cuộc thăm dò gần đây cho thấy niềm tin của người dân vào Putin đã giảm 20 điểm so với một năm trước) cũng có thể đây là sự ham muốn của Putin trong cuộc phiêu lưu quyền lực ra ngoài nước Nga.

Trong bối cảnh đó, tiếp theo là những điều đáng để ý theo dõi một cách đặc biệt về các dấu hiệu của sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine vào cuối tháng 3, và việc tăng cường hoạt động quân sự của Nga, thông qua việc cung cấp mới và nhiều hơn nữa những loại vũ khí sát thương cho các nhóm ly khai hoặc can thiệp quân sự trực tiếp vào Đông Ukraine.

Trung Cộng

Trong khi tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đang thu hút phần lớn sự chú ý của giới truyền thông, thì cũng không nên bỏ qua những căng thẳng quân sự của đôi bên, đặc biệt là khả năng của chúng, có thể, sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng giữa hai cường quốc một cách bất ngờ.

Để chống lại sự hung hăng về ngoại giao và quân sự của Trung Cộng ở Biển Đông trong vài năm qua, Hoa Kỳ đã tăng cường tuần tra không quân và hải quân ở khu vực này, ngăn cản Trung Cộng tham dự cuộc tập trận quốc tế vào mùa thu năm ngoái ở Thái Bình Dương và tăng nhịp độ của các cuộc hải hành qua Eo Biển Đài Loan. Về phía Trung Cộng, họ đã công khai bảo vệ các yêu sách về chủ quyền của họ đối với các đảo trong khu vực Biển Đông, bằng cách tiếp tục xây dựng căn cứ quân sự trong khu vực (bao gồm cả việc đặt các giàn hỏa tiễn đất đối không và trang bị hệ thống gây nhiễu radar) và công khai cảnh cáo Hoa Kỳ không nên vi phạm nguyên tắc Một Trung Quốc với Đài Loan.

Căng thẳng quân sự tăng vọt giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng vào tháng 10 năm ngoái gần quần đảo Trường Sa khi một tàu chiến Trung Cộng buộc một tàu khu trục Mỹ phải thay đổi hướng đi bằng cách lái tàu quá gần nó, các tàu được cho là cách nhau 45 mét. Việc này làm sống lại ký ức về biến cố ở đảo Hải Nam năm 2001, liên quan đến vụ va chạm trên không giữa một chiếc P-3 của Mỹ và một chiến đấu cơ của Trung Cộng, đã gây ra bế tắc ngoại giao dữ dội giữa hai quốc gia kéo dài gần hai tuần.

Theo quan điểm của tôi, viễn cảnh về một cuộc đối đầu quân sự vô tình giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng có lẽ còn đáng lo ngại hơn ngày hôm nay, ngoài những lời hoa mỹ nóng bỏng từ cả hai phía về tranh chấp thương mại đang diễn ra, dòng máu xấu (bad blood) trong mối quan hệ đã có từ lâu đang lan rộng trước mặt. Thật vậy, thật khó để tưởng tượng Tổng Thống Trump hoặc Chủ Tịch Tập có thể dễ dàng giải toả và giải quyết một cuộc đình chiến, nếu chiến tranh xảy ra, điều này làm tăng nguy cơ khủng hoảng mà cả hai bên đều không muốn nhưng cả hai đều khó kiềm chế.

Bắc Hàn

Mối đe dọa tiềm năng cuối cùng đáng lưu ý vào năm 2019 là Bắc Hàn và những biến chuyển xoay quanh các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của quốc gia này. Có vẻ như Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ gặp nhau vào một thời điểm nào đó vào đầu năm mới, nếu không có gì khác sẽ giữ được sự căng thẳng ở mức thấp trong vài tháng tới và giúp xây dựng mối quan hệ cá nhân mà hai nhà lãnh đạo đã vun đắp ở Hội Nghị Thượng Đỉnh Singapore.

Nhưng nếu, như tôi dự đoán, sẽ tiếp tục có một vài văn bản cụ thể cho cả hai bên được đưa ra từ các cuộc đàm phán này, chúng ta nên chuẩn bị cho việc Kim sẽ bắt đầu giảm đi những hành vi hung hăng của ông ta vào cuối năm nay. Hồ sơ theo dõi ngoại giao của Bắc Triều Tiên cho thấy họ tin rằng rất có thể sẽ giành được những nhượng bộ cụ thể qua sự tăng cường áp lực quân sự, và trong trường hợp không có những nhượng bộ có ý nghĩa như nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ hoặc tiếp tục hủy bỏ các cuộc tập trận quân sự của Mỹ với Nam Hàn, Kim sẽ sớm tấn công trở lại.

Theo quan điểm của tôi, Kim, ít nhất là ban đầu, không thể chứng minh sự thất vọng của mình bằng cách tham gia vào một thứ gì đó có tính cách khiêu khích như một vụ thử tên lửa hoặc hạt nhân khác. Nhưng ông ta có thể làm gì?

  1. Ông ta có thể đe dọa sẽ bán vũ khí thông thường và tân tiến, cũng như kỹ nghệ chế tạo vũ khí, cho một số những "khách hàng" lúc nào cũng sẵn sàng túi tiền để mua, bao gồm Iran, Pakistan và Syria. 
  2. Ông ta cũng có thể phát động một cuộc tấn công mạng với quy mô rộng lớn chống lại các lợi ích thương mại của Nam Hàn hoặc phương Tây.

Cả hai việc này đều nhắm vào việc kiếm tiền và để làm nổi bật khả năng về chế tạo vũ khí cũng như khả năng không gian mạng của Bắc Hàn.

Nếu một trong hai chiến thuật trên được thực hiện, thời gian căng thẳng gần đây với Triều Tiên sẽ chính thức chấm dứt, và Hoa Kỳ và các đồng minh, cũng như Trung Cộng, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn chính sách để đối đầu với Bắc Hàn.

Vì vậy, đây là năm vấn đề chính cần được theo dõi chặt chẽ trong năm tới. Trong mỗi trường hợp, các hậu quả của việc đối xử rất sâu sắc và mỗi vấn đề có thể, nếu điều kiện xấu đi một cách nghiêm trọng, sẽ chi phối chương trình nghị sự về an ninh quốc gia không những của Washington mà của cả phương Tây.

Nhưng đây có phải là những tiềm năng khủng hoảng duy nhất mà chúng ta có thể sẽ phải đối diện trong năm tới không? Đáng buồn thay, câu trả lời là không. Hãy để tôi làm nổi bật ngắn gọn một vài chủ đề khác ít được nhìn thấy hơn so với những chủ đề đã được thảo luận, nhưng đây cũng chỉ là những sự kiện mới ló dạng ở phía chân trời.

Những Điểm Nóng Sôi Sục

Theo quan điểm của tôi, có một số quốc gia ngày càng trở nên "nóng bỏng" có thể đạt đến đỉnh điểm (để bùng nổ) vào năm tới, nhiều quốc gia trong số đó sẽ có liên hệ lớn đối với lợi ích của Mỹ, đặc biệt là về thị trường năng lượng toàn cầu.

Ví dụ, tại Libya, sự kết hợp của sự bế tắc chính trị và các cuộc đụng độ định kỳ trong những tháng gần đây giữa các dân quân đối lập ở Tripoli đã cho thấy tình hình an ninh xáo trộn của đất nước này. Ngoài ra, một cuộc tấn công của Nhà Nước Hồi Giáo chống lại các quốc gia trong Ủy Ban Dầu Khí Quốc Gia Hồi Giáo hồi tháng 9 năm ngoái, và một cuộc tấn công khác vào Ủy Ban Bầu Cử ở Tripoli hồi tháng 5, cho thấy nhóm khủng bố Hồi Giáo đã phục hồi quyền lực ở đó, mạnh nhất là ở miền nam và miền trung Libya. Đáng buồn thay, bảy năm sau khi sự can thiệp của liên minh do NATO lãnh đạo để lật đổ Gaddafi, Libya vẫn bị phân hóa sâu sắc, mong manh về mặt chính trị và dễ xảy ra bất ổn.

Tại Venezuela, sự suy giảm kinh tế của đất nước này gần đây đã đạt đến một mức độ đáng kinh ngạc, một điều chưa từng xảy ra trên thế giới trong nhiều năm. Theo IMF, dự đoán sẽ giảm 18% GDP trong năm nay, năm thứ ba liên tiếp giảm hai số. Điều này, không có gì đáng ngạc nhiên, đã gây ra một làn sóng khốn khổ trong xã hội, bao gồm hệ thống chăm sóc sức khỏe sụp đổ và sự lây lan của các bệnh có thể phòng ngừa, tỷ lệ tội phạm tăng vọt và hàng loạt người Venezuela di cư trên khắp bán cầu. Theo Hội Hồng Thập Tự (Chữ Thập Đỏ), hơn 1 triệu người Venezuela đã đến Colombia trong năm qua, và con số đó chỉ tính những người đi qua các trạm kiểm soát chính thức mà thôi.

Trong khi luôn khó dự đoán chính xác khi nào chính phủ hoặc nền kinh tế cuối cùng sẽ đạt đến đỉnh điểm của sự đổ vỡ, nhưng rõ ràng sự phản đối về sự lãnh đạo của Tổng thống Nicolas Maduro là khá cao và đang phát triển cả trong nước và quốc tế qua mỗi tháng. Sự bất mãn trong nước gần đây nhất được thể hiện bằng một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong tháng 8 năm ngoái vào Maduro khi ông ta và vợ đang theo dõi một cuộc diễn hành quân sự.

Có một điều chắc chắn rằng cuộc khủng hoảng này càng kéo dài, thiệt hại càng lớn đối với đất nước mà cơ sở hạ tầng kinh tế đã bị tàn phá kể cả các cơ quan chính phủ, bao gồm cả công ty dầu khí nhà nước (PDVSA). PDVSA đã trải qua một sự sụt giảm sản xuất mạnh mẽ từ gần 3 triệu thùng mỗi ngày (bpd) trong năm năm trước, bây giờ xuống còn khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày, và thậm chí con số đó có thể sẽ giảm xuống nữa vào năm tới, khi nền chính trị và kinh tế của đất nước này bị nghiền nát bởi các cuộc khủng hoảng.

Một vấn đề cuối cùng cần theo dõi cẩn thận trong năm tới là động lực chính trị nội bộ đang phát triển ở Ả Rập Saudi, vốn luôn là một vấn đề mờ ảo (không thể hiểu rõ) đối với các nhà quan sát bên ngoài. Trong những tháng gần đây, vương quốc này đã hứng chịu một loạt các trận đòn lớn, từ dự án IPO của Saudi Aramco bị đình trệ cho đến những tranh cãi xung quanh hành vi của Saudis về cuộc chiến của họ ở Yemen và Thái tử Mohammed Bin Salman (MBS) dính líu vào vụ giết ký giả Khashoggi của tờ báo Washington Post. Những sự kiện này đã làm xáo trộn niềm tin quốc tế về tương lai của nỗ lực cải cách của Saudi và khả năng lãnh đạo dài hạn của MBS.

Và hãy nhớ rằng tất cả những điều này đang xảy ra vào thời điểm nền kinh tế Ả Rập Saudi vẫn đang vật lộn để rũ bỏ một sự thu hẹp kinh tế vào năm 2017 khi đầu tư nước ngoài vào vương quốc này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 14 năm. Cho đến bây giờ, không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy sức mạnh của MBS có nguy cơ, nhưng ông ta đã xa lánh các thành viên khác trong hoàng gia bằng cách chống tham nhũng và đã xa lánh các thành phần bảo thủ của xã hội thông qua một số biện pháp cải cách của ông ta, vì vậy sự ổn định của chế độ Saudi sẽ là một vấn đề quan trọng để theo dõi chặt chẽ trong năm tới.

Nhìn Về Tương Lai

Nếu danh sách của những khó khăn địa lý chính trị tiềm tàng này không đủ đáng sợ, thì hãy nhớ rằng chúng có khả năng mở ra trước bối cảnh hỗn loạn đáng kể ở Washington, Paris, London và Berlin; nền kinh tế toàn cầu đang chậm dần lại; và các tổ chức quốc tế, bao gồm cả Liên Hiệp Quốc, bị phân tán mỏng và đang phải chống đỡ lại sự chỉ trích công khai của quần chúng về hiệu quả trong việc làm của họ.

Ngoài ra, khởi đầu từ vài năm trước, có một tinh thần đơn phương (unilateralism) ngày càng tăng và sự xem thường đối với hành động tập thể (disdain for collective action) đang bén rễ ở nhiều thủ đô phương Tây. Khuynh hướng này, cùng với những khó khăn kinh tế và tài chánh đang gia tăng trên khắp phương Tây, và một quân đội Mỹ đã tham gia vào việc chiến đấu khắp nơi không ngừng nghỉ trong 17 năm qua, có thể làm phức tạp cho các nỗ lực chống lại các mối đe dọa. Nói cách khác, những thách thức địa lý chính trị mà chúng ta có thể sớm phải đối mặt có khả năng sẽ phải được giải quyết bằng các phương pháp thu gọn của một chính sách có sẵn (shrinking set of available policy).

Do đó, khi năm 2018 kết thúc, các nhà hoạch định chính sách có thể tạm dừng và suy nghĩ một cách hữu ích về những gì ở trước mặt họ. Họ nên xem xét cẩn thận một loạt các thách thức (khó khăn cần giải quyết) địa lý chính trị có thể đòi hỏi sự chú ý của họ vào năm tới và thực tế đơn giản rằng hy vọng tốt nhất để ngăn chặn các vấn đề sôi sục (nóng bỏng) biến thành khủng hoảng toàn diện là thông qua phương diện ngoại giao tích cực và uyển chuyển (proactive and dynamic diplomacy); sử dụng hợp lý lực lượng quân sự; thực tập sáng tạo của quyền lực mềm (soft power - khả năng thu hút và hợp tác thay vì ép buộc); và quay lại với một mô hình lãnh đạo của phương Tây bao gồm tầm quan trọng của các đồng minh, các tổ chức đa phương và việc thực thi các chuẩn mực quốc tế.

Nguyễn Thứ Dân
Đặc San Lâm Viên
Tham khảo:
  • Michael P. Dempsey là cựu giám đốc tạm thời của cơ quan tình báo quốc gia. Từ 2014-2017, ông giữ chức phó giám đốc tình báo quốc gia và là nhân vật chính báo cáo tin tức tình báo mỗi ngày cho tổng thống Obama. Trong vai trò này, ông cũng thường xuyên đại diện cho cộng đồng tình báo tại các cuộc họp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Giám Đốc, và Phó Ủy Ban, cũng như trong các cuộc trình bày trước quốc hội, và đứng đầu nỗ lực hợp nhất 16 cơ quan của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages