Ánh Liên - Kỷ luật Tất Thành Cang: 64% có nghĩa gì? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Ánh Liên - Kỷ luật Tất Thành Cang: 64% có nghĩa gì?


Facebooker Lưu Trọng Văn trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân cho biết, chỉ có 64% ủy viên TW trong Hội nghị vừa rồi đồng ý cách chức ông Tất Thành Cang (kỷ luật đảng). Còn Facebooker Hien Nguyen chia sẻ thêm: thành ủy Tp. HCM hai phiếu đề nghị cách chức.

Kỷ luật Tất Thành Cang: 64% có nghĩa gì?
Nếu đúng như những gì được nêu, thì 64% sẽ là một trở lực rất lớn đối với ông Nguyễn Phú Trọng trong nửa nhiệm kỳ còn lại. Sở dĩ như vậy là vì 64% xuất hiện trong bối cảnh ông Nguyễn Phú Trọng nắm quyền Chủ tịch nước lẫn Tổng Bí thư, là người nhiều lần khẳng định ‘nhân dân ủng hộ đốt lò’, cũng như đây là con số nằm dưới mức 'đồng thuận cao' mang tính thường trực ở một thể chế như Việt Nam.

Nhiều sai phạm, trong đó có đại án Thủ Thiêm với sự góp mặt đậm nét của Tất Thanh Cang, một Phó Bí thư thường trực Thành ủy Tp. HCM chỉ ở mức 64%.

Con số này cho thấy vì sao, tham nhũng mặc dù bị coi là một trong những vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay; là một nguy cơ gây mất ổn chính trị trị - xã hội nhưng cuộc chiến chống tham nhũng vẫn hiệu quả đến đâu vẫn là một câu trả lời khó đoán. Liệu rằng, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng rời đi, giá trị chống tham nhũng có trở về lại vị trí ban đầu, khi ý thức chống tham nhũng trong TW ĐCSVN vẫn còn nhiều vấn đề để đặt ra.

Tất Thành Cang chỉ là bước đầu chạm đến lãnh đạo cấp cao ở trung tâm tài chính - kinh tế cả nước, nhưng cán cân không hề tạo ra sự chênh lệch cho thấy, chiến dịch đốt lò có xu hướng ngắn hạn, tương tự như tính chất tuổi tác của ông Nguyễn Phú Trọng. Cản lực lợi ích nhóm (hay là sân sau) gắn vớiTất Thành Cang sẽ khiến việc nhóm lò tại Tp. HCM trở nên khó khăn hơn.

64% là biểu hiện đặc sệct của cái mà báo Dân Trí gọi thẳng tên là ‘sự thất bại của công tác chuẩn bị nguồn cán bộ cho nhiệm kỳ XII của Đảng’. Điều này đồng nghĩa, phần lớn Ủy viên TW được quy hoạch trong giai đoạn trước năm 2016 đều có vấn đề. Tuy nhiên, giờ đây, những ủy viên này ngồi trong ghế TW, nếu không có sự ‘tự chuyển biến, tự chuyển hóa’ mang tính tích cực, thì những ‘thất bại’ này sẽ trỗi dậy khi ông Nguyễn Phú Trọng rời nhiệm sở. Và do đó, nếu ông Nguyễn Phú Trọng không tích cực triển khai một đội hình chính trị nòng cốt để thừa nhiệm quan điểm chống tham nhũng của mình, cũng như một hệ thống công tác cán bộ đủ ổn (nhằm loại bỏ chuyện bỏ phiếu vì quan hệ, vì tình cảm) cho ĐH XIII thì số phận chính trị của chính ông Trọng cũng sẽ rơi vào an nguy.

Trước đó, vào năm 2012, tại Hội nghị TW 6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị đề nghị kỷ luật nhưng kết thúc hội nghị ông đã không phải chịu hình thức kỷ luật nào. Câu chuyện ở đây là mặc dù Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật, nhưng đưa ra TW lại không đồng ý kỷ luật, chính xác là những ‘cảm tình viên’ của ông Nguyễn Tấn Dũng đã từ chối thẳng lời đề nghị của Bộ Chính trị.

Có lẽ xuất phát từ yếu tố này mà trong một bài viết của báo Thanh Niên vào tháng 12.2018, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức TW - ông Nguyễn Đình Hương cho rằng, cần thay đổi việc kỷ luật từ việc đưa người ra Hội nghị TW, thì có thể đưa ra cho 1.500 đại biểu ĐH quyết định (thay vì 200 Ủy viên TW). Đây là bước thứ hai trong hướng thay đổi luật biểu quyết kỷ luật nhằm loại bỏ lợi ích nhóm ở nhiệm kỳ trước.

Điều này cực kỳ cần thiết, và hỗ trợ tốt cho việc bóc tách lợi ích nhóm trong xử lý kỷ luật đối với các cá nhân vi phạm, không chỉ đối với Tp. HCM, mà tại các tỉnh thành khác.

Vào tối ngày 27.12, một bài viết trên báo Người Tiêu dùng với nhan đề: ‘Nhiều cấp dưới bị bắt giam và kỷ luật nặng, bao giờ ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân ‘vào lò’?’ của hai tác giả Thiện Hiếu và Minh Nguyễn đã bị gỡ bỏ. Nội dung bài viết đề cập: Dư luận đang mong chờ Ban Chỉ đạo Phòng Chống tham nhũng Trung ương và các cơ quan tố tụng sớm tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Lê Thanh Hải (Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM) và ông Lê Hoàng Quân (Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM).

Nếu không giải quyết được bài toán về cán bộ, từ khâu bổ nhiệm đến thẩm quyền kỷ luật, thì ĐH XIII sẽ không thể kế tục xử lý các đảng viên, tổ chức đảng cơ sở gây thất thoát ngân sách nhà nước trong tương lai.

Tuy nhiên, khâu cán bộ chỉ là một phần của các biện pháp hiệu quả trong phòng chống tham nhũng. Trong đó, then chốt nhất của chống tham nhũng vẫn nằm ở việc phải tạo mọi điều kiện và cách thức để gia tăng sự giám sát của người dân. Chính người dân sẽ là yếu tố quyết định số phận chính trị của người đứng đầu công cuộc chống tham nhũng đi đến đâu, trước tác động tiêu cực và đông đảo của lợi ích nhóm. Giống như cách mà ông Nguyễn Đình Hương diễn giải, thì nếu chỉ ‘một cái áo nó rách rồi, vá cũng chỉ là vá tạm […] vá từng khúc, từng khúc thì không ăn thua.’

Ánh Liên

(VNTB)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages