Các dự án lớn của Viettel và công ty VN ở Myanmar sẽ ra sao? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021

Các dự án lớn của Viettel và công ty VN ở Myanmar sẽ ra sao?


Viettel và MEC, đối tác làm ăn ở Myanmar, đều là các công ty của quân đội


Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar đã đẩy tình hình chính trị của nước này thụt lùi lại hơn một thập niên.


Một lần nữa, quốc tế gây áp lực, đòi giới lãnh đạo quân sự phải trao quyền cho một chính phủ dân sự.


Và một lần nữa, các nhà hoạt động đang kêu gọi hãy có các biện pháp trừng phạt kinh tế mới, nhằm gây tác động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của giới tướng lĩnh.


Nếu điều đó xảy ra, các công ty Việt Nam có lẽ sẽ rơi vào tình thế bị ảnh hưởng.



Việt Nam: Nhà đầu tư lớn ở Myanmar


Việt Nam về mặt chính thức là nhà đầu tư lớn thứ tư tại Myanmar, đứng trên Nhật Bản.


Số liệu do Ủy ban Đầu tư Myanmar công bố hồi tháng Hai cho thấy trong vòng năm năm qua, các công ty Việt Nam đã đầu tư 1,5 tỷ đô la vào 18 dự án.


Hai trong số này là những dự án rất lớn.


Một là 'Mytel', mạng điện thoại di động lớn thứ ba tại Myanmar, mà Viettel là nhà đầu tư chính.


Dự án còn lại là dự án phát triển bất động sản 'Myanmar Center' tại Yangon, trong đó tập đoàn THACO nắm phần sở hữu lớn nhất.


Các công ty Việt Nam là những nhà đầu tư quan trọng trong hai lĩnh vực khác tại Myanmar là ngành sản xuất thức ăn gia súc và may mặc, nhưng đều ở quy mô nhỏ hơn nhiều.


   Mời xem thêm »


'GreenFeed Vietnam' hiện đang xây dựng nhà máy thứ nhì của mình tại Myanmar và có một số các công ty khác đầu tư vào các nhà máy may mặc ở ngoại vi Yangon và những nơi khác ở Myanmar.


Các doanh nghiệp Việt Nam nằm trong số những công ty đầu tiên nhận ra cơ hội làm ăn khi Myanmar bắt đầu mở cửa, hồi một thập niên về trước.


Theo một chuyên gia phân tích kinh tế phương Tây hoạt động tại nước này , nói với tôi trong điều kiện ẩn danh vào lúc này thì:


"Trong thời gian một thập niên từ 2010, các doanh nghiệp từ Việt Nam sẵn lòng vào thị trường này, bất chấp những thách thức. Tôi nghĩ rằng điều này phản ánh việc họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức cao, nhưng cũng là bởi họ có khả năng chèo lái trong một thị trường đang phát triển, và muốn tìm kiếm những cơ hội."


Myanmar: Kỷ niệm quân lực, nổ súng nhiều người chết


Lệnh trừng phạt Mỹ và Anh áp lên quân đội Myanmar liệu có hiệu quả?


Nhà báo BBC bị bắt giữ ở Myanmar trong lúc biểu tình tiếp tục



Viettel và những cơ hội kinh doanh


Viettel là một một trong số những doanh nghiệp này.


Hồi 2007, cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã gặp gỡ quyền Thủ tướng Myanmar khi đó, ông Thein Sein.


Sau đó, theo các tường thuật trên báo chí Việt Nam tại thời điểm đó, thì "giới chức Myanmar cam kết tạo những điều kiện ưu đãi cho Viettel để đầu tư vào dịch vụ viễn thông ở nước họ."


Viettel mở văn phòng đầu tiên tại Myanmar hồi năm 2010 nhưng đã không giành được giấy phép khi kết quả đấu thầu được công bố vào tháng 6/2013.


Thay vào đó, Viettel hợp tác với một công ty con của tổng công ty Myanmar Economic Corporation (MEC), và vào 1/2017 đã được cấp giấy phép đặc biệt để điều hành một một mạng ảo mà không cần phải thông qua tiến trình đấu thầu.


Myanmar Plaza ở Yangon là dự án do Hoàng Anh Gia Lai thực hiện, và là khu mua sắm lớn đầu tiên của Myanmar​/


MEC chiếm một vị trí đặc biệt trong nền kinh tế Myanmar: Đây là một trong hai công ty đầu tư (holding company) do giới lãnh đạo quân sự nước này kiểm soát.


Cơ cấu tổ chức chính xác của các công ty này rất bí ẩn, nhưng cả hai đều điều hành nhiều công con hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.


Lợi nhuận thu được rốt cuộc rơi vào tay quân đội, giới lãnh đạo quân sự nước này và gia đình họ.


Viettel cũng là một công ty quân đội: chủ sở hữu đích thực của Viettel là Bộ Quốc phòng Việt Nam.


Tuy có gốc gác tương tự, nhưng có lẽ đây không phải là điều khiến Viettel có ý định ban đầu trong việc hợp tác với MEC.


Theo nhà phân tích nói trên thì xuất phát điểm của Viettel là thương mại:


"Tôi nghĩ rằng mối quan hệ này về căn bản là mang tính thương mại, nhưng Viettel có thái độ dễ dãi hơn trong việc hợp tác với công ty thuộc sở hữu của quân đội Myanmar. Viettel quyết định bước vào mối quan hệ hợp tác đó và biết rằng họ sẽ đạt được những gì."


Bị rớt trong vòng đấu thầu chính, nhưng Viettel nhận phần thưởng nhỏ hơn. Phần thưởng nhỏ hơn nhưng đó lại là thứ mở ra những cơ hội mới để kiếm lợi.



Viettel hiện sở hữu 49% MyTel, bên cạnh Star High - một công ty con của MEC - nắm 28%. Số 23% cổ phần còn lại thuộc sở hữu của Myanmar National Telecom Holding, một tập đoàn đầu tư với 11 công ty thành viên.


Hồi tháng 12 năm ngoái, nhóm vận động có tên Công lý cho Myanmar công bố một báo cáo chi tiết về hoạt động của Viettel tại Myanmar.


Bản báo cáo nêu những mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa Viettel với quân đội Myanmar.


Chẳng hạn như một trong các giám đốc của MyTel là người đứng đầu Tổng cục Thông tin Trinh sát của quân đội Myanmar.


Một dữ liệu rò rỉ mà nhóm Công lý cho Myanmar công bố có cho thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng một chi nhánh của Viettel đã xây dựng các tháp phục vụ mạng lưới di động tại các căn cứ quân sự ở những khu vực có tranh chấp quanh đường biên giới của Myanmar.


Cũng có những gợi ý rằng các công ty con khác của Viettel có mối liên hệ trực tiếp hơn với quân đội.


Một công ty có tên là M1 được Bộ Tư lệnh Phòng Không của Myanmar tới thăm hồi năm 2018, và một công ty khác, M3, đã công bố các hợp đồng với Myanmar trong cùng năm đó.


Không dễ gì để nói liệu các mối liên hệ giữa Viettel và quân đội Myanmar là thuần túy mang tính thương mại hay đó là mối quan hệ mang tính chiến lược nhiều hơn.


Thái độ ở cấp chính quyền ra sao?


Chính phủ Việt Nam đã nuôi dưỡng mối quan hệ tốt với giới lãnh đạo Myanmar, ngay cả trong những tuần sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự ở nước này.


Việt Nam mới chỉ bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình hình tại Myanmar và kêu gọi kiềm chế.


Các nhà ngoại giao được dẫn lời trên các tường thuật nói rằng Việt Nam, với tư cách là đương kim Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, đã có những lời lẽ "yếu đuối" trong tuyên bố chung được đưa ra hôm 10/3.


Hôm 27/3, tám quốc gia đã gửi các sĩ quan cao cấp tới dự lễ kỷ niệm ngày thành lập quân đội Myanmar, cùng ngày với việc có hơn 100 người biểu tình đòi dân chủ bị bắn giết tại Yangon và những nơi khác ở nước này.



Toàn bộ năm nước láng giềng gửi đại diện tới dự sự kiện này là Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Lào và Thái Lan.


Việt Nam là một trong ba quốc gia duy nhất không phải là láng giềng sát vách có mặt, cùng với Nga và Pakistan.


Có vẻ như Hà Nội muốn giữ mối quan hệ gần gũi với Naypyidaw, bất kể điều gì đang diễn ra trên đường phố.


Hoàng Anh Gia Lai, BIDV và các công ty khác


Hoạt động đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam tại Myanmar do tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai thực hiện bắt đầu từ tháng 12/2012.


Tổ hợp khổng 'Myanmar Center' tại Yangon nay thuộc sở hữu của THACO sau khi có 'hợp tác chiến lược', ký hồi 2019.


Một phần tư các hoạt động về bất động sản của THACO nay thuộc sở hữu của hãng đầu tư Jardine đóng tại Singapore. Cho đến nay, cả hai công ty đều không tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ rút lui khỏi việc đầu tư ở Myanmar.


Vào thời điểm cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm Myanmar hồi 11/2019, đã có 200 công ty Việt Nam đang hoạt động tại Myanmar.


Đã có những hy vọng tràn trề về việc tăng trưởng đầu tư và lợi nhuận, nhưng kể từ đó, theo một nhà phân tích rủi ro chính trị chuyên theo dõi tình hình Myanmar, thì một số nhà đầu tư Việt Nam đã cảm thấy thất vọng. Một số công ty thậm chí đã bỏ đi trước khi xảy ra cuộc đảo chính hồi tháng Hai.


Tuy nhiên, các công ty khác vẫn lạc quan.


Ngân hàng lớn nhất Việt Nam, BIDV, hiện đang trong tiến trình thành lập một chi nhánh ở Myanmar. Theo một nguồn tin tay trong thì BIDV đang trông đợi là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ trở lại nước này vào năm tới.


Có vẻ như hầu hết các nhà đầu tư Việt Nam từ lớn đến nhỏ đều tin rằng cuộc khủng hoảng hiện nay chỉ là tạm thời, và việc làm ăn sẽ sớm trở lại ở mức độ gần như bình thường tại Myanmar.


Cho đến nay, các lệnh trừng phạt kinh tế đối với những người lãnh đạo cuộc đảo chính vẫn chỉ giới hạn ở một số cá nhân ở cấp cao nhất.


Nhưng nếu như châu Âu và chính phủ các nước khác quyết định tăng áp lực, thì một số doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ rơi vào tình thế bị rà soát khắt khe hơn.


Cuốn 'Vietnam Rising Dragon' của ông Bill Hayton mới được tái bản


Tiến sĩ Bill Hayton từng là phóng viên BBC News ở Hà Nội (2006) và dạy báo chí ở Myanmar (2013). Sau khi rời BBC, ông làm nghiên cứu ở cương vị học giả tại thinktank Chatham House, London. Bài thể hiện quan điểm riêng của ông, tác giả một số sách mới xuất bản về Việt Nam và châu Á.


   Mời xem thêm »



© Bill Hayton
    Học giả, cựu phóng viên BBC ở Việt Nam và Myanmar
    BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages