Từ khi ông Trump tuyên bố ứng cử năm 2015 là bắt đầu những chuỗi ngày bị truyền thông tấn công vô cùng tàn bạo. Họ tô vẽ ông là hình ảnh một kẻ độc tài, dâm dật, kỳ thị phụ nữ, kỳ thị sắc tộc, ngu si, láo toét, không xứng đáng gác cổng tòa Bạch Cung chứ đừng nói là làm tổng thống.
Liệu lần này kịch bản bầu cử tổng thống Mỹ có giống năm 2016, khi ông Trump lật ngược thế cờ vào những phút cuối?
Cuộc tranh cử sôi động và kịch tính nhất trong lịch sử Mỹ đang đến hồi kết.
Sự xuất hiện của Donald Trump, một tay ngang lên làm tổng thống, làm đảo lộn nhiều thứ, khiến bầu cử Mỹ đã không còn yên ổn như xưa. Đó là khi kẻ thua cuộc bắt tay chúc mừng người chiến thắng, ở chiều ngược lại, vị tân tổng thống nói lời cảm kích và khen ngợi đối thủ trên tinh thần thượng võ, rồi tất cả chung tay vận hành đất nước, bỏ lại sau lưng không khí đối đầu, tấn công nhau của mùa tranh cử.
Truyền thống mã thượng, tôn quy đó nay đã không còn
Từ khi ông Trump tuyên bố ứng cử năm 2015 là bắt đầu những chuỗi ngày bị truyền thông tấn công vô cùng tàn bạo. Họ tô vẽ ông là hình ảnh một kẻ độc tài, dâm dật, kỳ thị phụ nữ, kỳ thị sắc tộc, ngu si, láo toét, không xứng đáng gác cổng tòa Bạch Cung chứ đừng nói là làm tổng thống.
Thật không may ông lại thắng cử bằng cú lội ngược dòng ngoạn mục, và thắng lớn với tỉ số 306/232 phiếu cử tri đại diện (electoral vote). Tiếc là kết quả này đã không được tôn trọng. Từ khi ông chưa chấp chính là phải đối mặt với làn sóng phản đối, biểu tình đốt phá khắp nơi, cùng nhiều âm mưu lật đổ từ âm thầm đến lộ liễu. Truyền thông phe tả chính là kẻ thù lớn nhất, ghê gớm nhất, ngày ngày tìm cách hạ bệ ông bằng mọi cách, bất chấp thủ đoạn trong suốt 4 năm qua.
Tiếp tay với truyền thông nghiêng lệch này là một số trí thức phe tả, đặc biệt là từ lục địa già Châu Âu, vốn đã xem Mỹ là trọc phú rồi, nay sự xuất hiện của Trump làm họ thêm khó chịu.
Đó là những người luôn miệng rao giảng về giá trị dân chủ, nhưng lại không muốn chấp nhận kết quả của việc thực hành quyền công dân một cách không thể dân chủ hơn bằng cách sử dụng lá phiếu. Trí thức mà, họ viện dẫn triết học cao siêu, càng khó hiểu càng tốt, để góp phần tô vẽ thêm 1 ông Trump độc tài, ngu dốt, mị dân không khác gì các lãnh tụ cộng sản. Họ ra sức tìm hiểu vì sao ông Trump được nhiều người thương mến, và kết luận rằng, vì đám đông còn mông muội, còn ý thức nô lệ trong dòng máu, nên mới bị ông Trump dụ. Chỉ có họ mới là thông minh tuyệt đỉnh, mới nhìn thấy tính ác quỷ, mị dân của ông Trump.
4 năm đầy sóng gió của Tổng thống Trump
Thế là vừa mới nhậm chức vài tháng, ông đã bị đưa vào 1 cuộc điều tra dài 22 tháng với tố giác ông thông đồng với Nga. Đây là tội phản bội tổ quốc, xứng đáng ngồi ghế điện nếu bị kết tội.
Hội đồng đặc biệt dẫn đầu bởi cựu giám đốc FBI Robert Mueller cùng 14 điều tra viên và luật sư thiện chiến nhất nước Mỹ đã bước vào cuộc một cách đầy tự tin rằng Trump sẽ bị hạ bệ. Sau này mới biết họ thừa hiểu ông Trump không hề có thông đồng, đây chỉ là 1 âm mưu lật đổ đã ngấm ngầm từ trước ngày bầu cử.
Với luật pháp Mỹ chằng chịt, họ tin không quá khó để kết tội 1 người, giống trường hợp của tướng Michael Flynn hiện tại vậy. Một câu nói nổi tiếng trong giới luật là: "A prosecutor can indict even a ham sandwich" - "một công tố viên có thể kết tội cả ổ bánh mì thịt", huống hồ là Trump với mấy chục năm lăn lộn trên thương trường làm gì không để lại một vệt đen nào.
Chiến thuật của hội đồng này là "coi bói ra ma, quét nhà ra rác", họ có đủ quyền hành để bươi móc đủ mọi ngõ ngách, ông Trump sẽ không có tội thông đồng với Nga, nhưng chắc chắc sẽ gặp rắc rối trong hàng chục năm kinh doanh vừa qua, như là trốn thuế chẳng hạn, hay dễ hơn là "chuyện đàn bà" mà với đàn ông đó là tử huyệt.
Ấy vậy mà sau 22 tháng dài họ không thể tìm ra 1 lỗi nào. Thật ngạc nhiên, hoặc là ông Trump quá sạch, hoặc ông quá siêu đẳng đến độ không để lại 1 vết tích nào.
Sau 22 tháng trường, hội đồng phải đành lòng tuyên bố Trump vô tội. Robert Mueller trở thành kẻ thất bại, bị các chiến hữu ghẻ lạnh, chê bai vì đã không hoàn thành nhiệm vụ.
Rồi chỉ vài tháng sau, từ 1 cú phone với tổng thống Ukraine, phe Dân Chủ lại một lần nữa tiến hành thủ tục truất phế ông. Một lần nữa họ lại thất bại.
Khi tiến trình phế truất ở thượng viện còn chưa ráo mực, tai họa cúm Vũ Hán ập đến. Mặc cho những cố gắng không mệt mỏi để đối phó tai ương toàn cầu này, ông Trump vẫn bị chửi là kẻ giết người độc ác, chỉ lo nghĩ đến cái ghế, không thèm quan tâm sinh mạng người Mỹ.
Ông Trump có thể không làm việc hiệu quả như mong đợi, nhưng chắc chắn tình hình sẽ tệ hơn nếu là phe DC nắm quyền. Với cái kiểu phải đạo chính trị, lịch sự, ra chiều đạo đức, né tránh dùng từ "chinese virus" thì làm sao mà dám ra lệnh cấm travel từ Trung Quốc và châu Âu. Khi ấy nước Mỹ chỉ có toang nặng hơn mà thôi.
Khi ông lên tiếng ủng hộ mở cửa kinh tế, chống lockdown (cách ly xã hội), thì giới trí thức khoa bảng lại được dịp nguyền rủa, tố ông là chống lại khoa học. Nhưng nay họ đã bị việt vị nặng khi tuyên bố Great Barrington ra đời, kêu gọi bỏ lockdown, chỉ trong 1 thời gian ngắn có đến 30 ngàn y bác sĩ cùng 10 ngàn nhà khoa học sức khỏe cộng đồng ủng hộ.
Những người này có phải là khoa học không? Khoa học có nhiều cách nhìn khác nhau, khoa học chính là hoài nghi, và khoa học không dành cho những cái đầu chất đầy thương ghét.
Ông Trump đã vượt qua 4 năm đầy sóng gió như thế để sống còn. Và hôm nay ông bước vào những ngày cuối của cuộc tranh cử lần 2 với đối thủ là Joe Biden.
Truyền thống mã thượng, tôn quy đó nay đã không còn
Kịch bản năm nay có giống 2016?
Còn nhớ 4 năm trước không ai tin rằng ông thắng cử vì tất cả thăm dò đều nghiêng hẳn về ứng viên Hillary, ứng viên Trump chỉ có chừng 10% cơ hội. Dã man nhất là buổi sáng ngày thứ ba 8/11/2016, tức ngày bầu cử, báo New York Times đưa thăm dò lần cuối, và Trump chỉ còn 1.9% cơ hội thắng.
Năm nay cũng vậy, trên các thăm dò, nhất là báo cánh tả, ông Biden luôn dẫn trước ít hoặc nhiều.
Như các bạn đã biết, năm 2016 ứng viên Trump đã thắng lớn, và tất cả các thăm dò nói trên đều sai, sai trầm trọng. Không ai biết họ lấy mẫu thế nào, có đủ số và chất lượng không, và nhất là làm sao loại bỏ được tính thiên vị. Do đó, tất cả các thăm dò từ cả 2 phía đều không đáng tin cậy, mà chỉ nhằm mục đích lôi kéo cử tri về phía số đông.
Một siêu thủ trong trận chiến thăm dò bầu cử
Nói đến thăm dò (poll) cần phải nhắc đến một quái kiệt với độ chính xác 100%. Đó là Brad Parscale, giám đốc truyền thông kỹ thuật số (Digital Media Manager) trong ban vận động bầu cử của ông Trump. Nắm giữ vị trí này bên phía ứng viên Hillary là Eric Schmidt, cựu chủ tịch đại tập đoàn Google. Nói như vậy để biết vị trí này quan trọng đến dường nào.
Brad chính là phù thủy của những con số. Nhóm của ông lần theo vết tích của các ủng hộ viên tiềm năng trên các mạng xã hội, rồi làm chỉ điểm cho những cuộc vận động (rally) hiệu quả. Trong điều kiện quỹ tranh cử giới hạn, thua đối phương rất xa, phải biết chọn nơi mà đầu tư tốt nhất. Chính nhờ ông mà ủy ban vận động của Trump đã có mặt ở Wisconsin (10 electoral votes) và Michigan (16 electoral votes).
Đây là cú đánh bất ngờ từ phía sau lưng địch. 2 tiểu bang Wisconsin và Michigan từ vài chục năm qua được mặc nhiên là thành trì của đảng Dân chủ. Từ khi biết ông Trump có mặt ở Wisconsin nhiều nhà báo và các chính trị gia chuyên nghiệp đã phá lên cười, chê phe của ông Trump là dốt nát chính trị. Ấy vậy mà những con số tính toán của Brad đã dẫn ông Trump đến 2 tiểu bang cam go này. Bà Hillary đã quá tự tin và bỏ ngõ, để rồi mất luôn 2 tiểu bang quan trọng.
Những dữ liệu trong mô hình phỏng đoán của Brad cho thấy Trump sẽ được nhiều cử tri ủng hộ hơn tất cả ứng viên Cộng hòa trước đây. Quan trọng hơn nữa là con số của những cử tri ma (ghost voters). Đây là những người chưa bao giờ đi bầu trong đời, lần này họ xuất hiện như 1 bóng ma, và bầu cho Trump. Dĩ nhiên họ không hề có mặt trong các thăm dò của nhiều tờ báo khác. Chỉ bằng lăng kính quan sát, tính toán riêng của Brad mới thấy được bóng dáng của những cử tri tiềm năng này.
Ngày thứ năm, 5 ngày trước ngày bầu cử thứ ba 8/11/2016, đang khi trên toàn bộ báo đài đều tiên đoán bà Hillary sẽ thắng lớn, Brad làm tổng kết và tuyên bố Trump sẽ chiến thắng, và thắng lớn với số cử tri đại diện là 306.
Đây là một tin giật gân và phấn khởi, nên phó ủy ban vận động của Trump là David Bossie dẫn Brad đến các nhà đài để anh ta trình bày cách tính toán của mình, hòng thuyết phục họ phát sóng. Nhưng bất cứ ở đâu anh cũng bị đáp lại bằng những tràng cười nhạo báng.
Sáng ngày thứ ba bầu cử, Brad đến và nói với Eric Trump là ứng viên Trump đã thắng, đối phương không còn có thể đuổi kịp, cho dù họ có chiếm được Wisconsin và Michigan đi nữa.
Tổng hành dinh của ban vận động bầu cử đặt tại tầng 14 của Trump Tower trên đại lộ Thứ Năm (Fifth Avenue). Cách đó chỉ 1 block đường là Peninsula Hotel, nơi ứng viên Hillary chọn làm nơi điều hành bầu cử. Vào ngày cuối cùng, nơi đây quy tụ hàng ngàn fan của bà, tất cả các nhà báo và nhà sử học đều tập trung quanh đây để chuẩn bị cho đêm đăng quang lịch sử.
Bên tòa nhà Trump Tower, ngược lại, hoang vắng như bãi tha ma. Chỉ có những bạn bè và người thân cận của gia đình Trump.
Trong war room (phòng theo dõi hành quân) tầng 14, khắp nơi trên tường là màn hình theo dõi từng biến động về bầu cử qua từng giờ từng phút.
Hầu hết những tin tức trên màn hình đều ảm đạm cho phe Trump, do đó tuyên bố của Brad chỉ giúp họ nuôi thêm một chút hy vọng chứ khó mà vui nỗi. Ngay cả khi Brad trình bày với Trump là ông sẽ chiến thắng, ông cũng đáp lại chiếu lệ: "Maybe, you are right.".
Chỉ có Brad là vui suốt ngày, anh xếp những chiếc tàu bay giấy và chơi đùa với nó. Brad tin vào khả năng và mô hình tính toán của mình. Và cuối cùng anh đã đúng, đúng và chính xác đến kinh ngạc - Trump thắng với 306 electoral votes.
Brad Parscale chính là siêu cầu thủ trong trận chiến thăm dò bầu cử tổng thống Mỹ.
Tác giả: Larry De King
Đăng theo Facebook Larry De King với sự đồng ý của tác giả.
* Bài viết thể hiện quan điểm và ý kiến cá nhân của tác giả
© Larry De King
NTDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét