Tầm quan trọng của Đông Bắc Á đối với Chiến Lược Ấn Độ – Thái Bình Dương - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Tầm quan trọng của Đông Bắc Á đối với Chiến Lược Ấn Độ – Thái Bình Dương


Tầm quan trọng của Đông Bắc Á đối với Chiến Lược Ấn Độ – Thái Bình Dương . Hình minh họa


Đông Bắc Á như một vành đai thiên nhiên có thể giúp Trung Quốc phát triển kinh tế, duy trì hoà bình. Hoặc, với chiến tranh và cô lập.


Vào lúc Đế Quốc Trung Hoa cường thịnh nhất đã xua quân tới tận Đông Âu, Trung Á, Trung Đông, nhưng, không thể đặt chân lên Xứ Mặt Trời Mọc. Nhưng, Thanh Triều đã bị thua tuyệt đối trong hai trận hải chiến trên Hoàng Hải tại cửa Sông Áp Lục dù Hạm đội Bắc Dương của Trung Hoa có tàu chiến lớn hơn, súng thần công to hơn. Hạm đội còn được các sĩ quan từ các Đế quốc Tây Phương phụ tá hành quân. Hạm đội Nam Dương không cố gắng cứu khi đồng đội Bắc Dương lâm nguy.


Đế quốc Trung Hoa bị Hoàng quân Nhật Bản đoạt Bán đảo Triều Tiên, Quần đảo Đài Loan năm 1895. Nhật Bản xâm lăng Vùng Đông Bắc năm 1931 và cai trị toàn bộ Trung Hoa từ 1937 cho đến khi đầu hàng Hoa Kỳ năm 1945.


Từ năm 1979 đến nay, Nhật Bản viện trợ không-hoàn-lại cho Trung Quốc chiếm 70% tổng số viện trợ của nước ngoài. Bước vào thế kỷ 21, Tokyo chuyển từ lĩnh vực hỗ trợ cơ sở hạ tầng sang bảo vệ môi trường, truyền thụ công nghệ và đào tạo nhân sự.



Hơn 2 trong số 20 triệu dân Đài Loan đã giúp công nhân Trung Quốc nâng cao khả năng công nghiệp. Nền công nghệ không dây của Trung Quốc lệ thuộc không ít vào Công ty Chế tạo Chất bán dẫn TSMC của Đài Loan.


Nhưng, Bắc Kinh luôn luôn là mối đe doạ tiềm ẩn về an ninh đối với Nhật Bản và Đại Hàn nên hai nước này phải dựa vào Hoa Kỳ trên phương diện quân sự. Đặc biệt, chiếc dù che nguyên tử Mỹ.


Từ khi nắm toàn bộ quyền lực ở Hoa Lục, Chủ tịch Tập Cận Bình công khai tham vọng “Giấc Mộng Trung Hoa” với mục tiêu Thống trị Toàn cầu nên vừa đe doạ vừa ve vãn Nhật Bản và Đại Hàn.


Khẩu hiệu “Ẩn Mình Chờ Thời” của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đã che dấu ý đồ chiến lược “Trỗi dậy Hoà bình” của Bắc Kinh mà nghĩa chính xác là “Quật khởi Hoà bình”. Sau đó, đổi thành “Trỗi dậy Phát triển” khiến cho Tây Phương rơi vào ảo tưởng mà cắm đầu cắm cổ đầu tư vào Hoa Lục hàng trăm tỉ USD mỗi năm và chuyển giao kỹ thuật để được mua hàng rẻ, kiếm lời to.



Trung Quốc thao túng nền kinh tế thế giới khi nắm được chuỗi cung ứng toàn cầu. Bắc Kinh ngày càng cao giọng đe doạ, chèn ép cả nước lớn lẫn nước nhỏ quá lộ liễu. Năm 2014, Tập Cận Bình vẫn sử dụng luận điệu tuyên truyền: “Nhân dân Trung Quốc sẽ không tiếp nhận logic 'nước mạnh tất sẽ bá quyền' mà muốn chung sống hòa bình, phát triển hài hòa, cùng tìm kiếm hòa bình, cùng bảo vệ hòa bình, cùng hưởng hòa bình. Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, đồng thời cũng sẽ thúc đẩy các nước cùng kiên trì phát triển hòa bình”.


Suốt 40 năm qua, giới học giả thế giới đã lưu ý nguy cơ của Trung Quốc đối với nhân loại ngày càng rõ ràng. Nhưng, giới lãnh đạo Tây Phương còn hy vọng các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc sẽ lần lượt trở thành bạn cùng chia sẻ vận mệnh chung.


Khi công du Ấn Độ năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe đề ra ý tưởng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hợp tác chống lại sự bành trướng rầm rộ của Trung Quốc, nhưng, chưa đuợc dư luận quốc tế xem trọng. Abe nhận thấy một người hiểu rõ nguy cơ to lớn của Trung Quốc nên khi Donald Trump trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ thì đã tới Hoa Thịnh Đốn để bàn với Donald Trump về các biện pháp chống Trung Quốc.


Hiện nay, Bộ tứ Kim cương (QUAD) gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi đã đi vào hoạt động với mục đích chính: làm nãn lòng, răn đe, bao vây, đánh bại Trung Quốc một cách toàn diện và triệt để.



Trên phương diện quân sự


Những cuộc tập trận quy mô và thường xuyên trên Biển Đông Trung Hoa, Biển Nam Trung Hoa và Ấn Độ Dương làm thức tĩnh Bắc Kinh về tham vọng kiểm soát vùng biển quốc tế.


QUAD chứng minh khả năng bảo vệ tuyệt đối chuỗi hải đảo thứ nhất kéo dài từ Nhật Bản đến Borneo vòng qua tới Nha Trang (Việt Nam). Vì thế, không thể để Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc.


Tổng thống Trump và Thủ tướng Abe tăng cường sức mạnh quân sự trên Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS), sửa đổi Hiến Pháp Nhật Bản để Quân đội có thể tham chiến cùng với Hoa Kỳ trên Biển Đông Trung Hoa cũng như Biển Nam Trung Hoa.


Chiến hạm, phi cơ của Hoa Kỳ thường xuyên đi qua Eo Biển Đài Loan trong khi Hoa Kỳ tiếp tục bán vũ khí tối tân cho Đài Bắc. Ấn Độ cũng mua nhiều vũ khí tối tân của Hoa Kỳ.


Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi đang bàn chuyện thành lập tổ chức NATO Phương Đông theo mô hình NATO Tây Phương chống Liên Sô.


Đại Hàn, Indonesia và có thể cả ASEAN cũng có thể tham gia vào NATO nhằm bảo vệ chủ quyền trên biển, thoát khỏi áp lực từ Bắc Kinh.


Trên phương diện chính trị


Bảo vệ các quốc gia tự do dân chủ không bị rơi vào vào mô hình xã hội chủ nghĩa hoặc độc tài.



Úc Đại Lợi đã mở chiến dịch quét sạch các nhóm ủng hộ kiểu xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc. Hôm 1 tháng 10 năm 2020, các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ gồm 42 Cộng Hoà và 8 Dân Chủ thúc đẩy chính phủ Mỹ đàm phán hiệp ước thương mại với Đài Loan nhằm nâng cao vị thế cho đảo quốc này. Hoa Kỳ hiện đang có những bước đi thận trọng nhằm ủng hộ một nước Đài Loan độc lập theo nguyện vọng toàn dân Đài Loan được tổng thống Thái Anh Văn công khai chủ trương độc lập khỏi Trung Quốc.


Tập Cận Bình cố gắng ve vãn tân Thủ tướng Nhật Bản, Yoshihide Suga và Tổng thống Đại Hàn, Moon Jae-in tách rời Hoa Kỳ. Nhưng, cả Suga và Moon đều không dám rời bỏ thể chế chính trị từng đưa dân tộc của họ lên hàng phát triển thần kỳ nhất thế giới.


Tân thủ tướng Suga không đi thăm Hoa Kỳ đầu tiên mà chọn đến Việt Nam và Indonesia vì mối quan hệ với Hoa Thịnh Đốn rất bền chặt trong khi Việt Nam và Indonesia đang nghiêng ngữa cần một sự cam kết mạnh mẽ từ Nhật Bản.


Trên phương diện kinh tế


Các công ty Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, kể cả một số quốc gia Châu Âu sẽ chuyển từ Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á hoặc trở về tổ quốc. Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ thành hình khiến cho Bắc Kinh không còn điều kiện thao túng nền thương mại toàn cầu.


Chuyện tách rời hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không thể tránh khỏi và bắt đầu một cuộc chạy đua quyết liệt trong vài thập niên tới.


Việt Nam và Indonesia sẽ phát triển nhanh và bền vững nếu được sự giúp đỡ tận tình của Nhật Bản.


Đài Loan có vị trí rất quan trọng trong chuỗi đảo số 1 và chuỗi cung ứng toàn cầu nên bảo vệ đảo quốc này bằng mọi giá có thể được Bộ tứ Kim cương thực hiện.



© Đại Dương
Tài liệu tham khảo:

  • 50 U.S. senators call for talks on trade agreement with Taiwan (Reuters)
  • Australia and South Korea Can and Must Defense Industry Cooperation (Diplomat)
  • From China to the US, the ‘Self-Reliance’ Slogan is Back (Diplomat)
  • Japan’s military seeks record $52 billion budget (Asia Times)
  • China adds muscle to its marine patrol fleet (Asia Times)
  • China Wants You to Think It Can Track America's Stealth Fighters (National Interest)
  • Japan to push for one-year cost-sharing deal on U.S. troops in country (Japan Times)
  • With eye on 'Quad,' China steps up Japan courtship (Nikkei)
  • Australia to Discuss Security, Economic Recovery at 'Quad' Meeting With Japan, India, U.S. (Reuters)
  • Indo-Pacific cooperation can't be exclusionary: Armitage (Nikkei)
  • Japan reveals record high budget request eyeing hypersonic tech, F-35s and more (Yahoo News)
  • Taiwan scrambles fighter jets after PLA spy plane enters air defence zone (SCMP)
  • Japan PM Suga to skip US, plans to visit Indonesia, Vietnam for first trip abroad (SCMP) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages