Công nhân Bình Dương đình công vì bị ‘kích động'? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Công nhân Bình Dương đình công vì bị ‘kích động'?



Công nhân đình công ở công ty Chí Hùng, tỉnh Bình Dương hồi cuối tháng 5/2020


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Cuộc đình công của khoảng 10 ngàn công nhân công ty Chí Hùng, do doanh nhân Đài Loan làm chủ, đã manh nha từ hôm 25/5. Đây là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu thương hiệu giày thể thao Adidas nổi tiếng trên thế giới.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Chí Hùng có mặt tại phường Thái Hòa, Thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương từ năm 2.000, tổng số lao động được thuê trên 10.000 người.

Theo báo Tiền Phong Online ngày 30/5, nguyên nhân đình công được người của công ty Chí Hùng cho hay vì có người đưa tin không chính xác trên mạng rằng Chí Hùng không có đơn đặt hàng từ tháng 7 tới nên sẽ cho công nhân nghỉ việc không lương. Thông tin bị cho không chính xác như thế kích động công nhân dẫn tới những cuộc biểu tình đông người làm xáo trộn trật tự xã hội.

Một công nhân không muốn nêu tên cho biết nguyên nhân biểu tình:

Nói chung thì công ty cũng có công đoàn mà tại sao không giải quyết gì cho công nhân, không một lời  giải thích hay hứa hẹn gì hết. Ngồi  hoài luôn mà không thấy ai xuống thì bắt đầu người ta kéo ra ngoài đường, người ta đi rất là đông luôn. Một số thì người ta ngồi vòng vòng phía trong khuôn viên của công ty. Đó là bắt đầu đình công từ ngày 26, ngày 27”

Cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương, nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi người lao động nay phải lánh nạn sang Thái Lan để tránh bị  bắt bớ, cho biết:

Năm người bị bắt bị công an tỉnh Bình Dương cho là kích động nhưng xin thưa ở đây không có gì gọi là kích động cả. Sự tranh chấp đó là vấn đề giữa doanh nghiệp với công nhân, chính quyền lại đưa cảnh sát cơ động, trong đó có cả công an chìm, xịt hơi cay đến những công nhân, đến phụ nữ mang thai là những người  làm việc và đóng thuế nuôi họ thì tôi thấy thật là bất công”.




Anh Đoàn Huy Chương cho biết tiếp, các công nhân của công ty Chí Hùng sau khi bị trấn áp rất ngại nói chuyện với người bên ngoài, cũng như rất hoang mang vì không biết ai sẽ bênh vực cho họ:

Bản thân tôi đã hoạt động trong lãnh vực nghiệp đoàn độc lập trên 10 năm nay, tôi biết Liên Đoàn Lao Động của Việt Nam, hoặc là công đoàn nhà nước, không bảo vệ cho quyền lợi của người lao động”

“Cuộc đình công ở công ty Chí Hùng đã xảy ra từ ngày 25 nhưng đến ngày 27, 28 mới có những cuộc biểu tình rầm rộ như vậy. Nếu công đoàn của Việt Nam có vai trò thực sự bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì từ ban đầu, từ ngày 25 họ phải vào cuộc rồi. không thể để vấn đề đáng tiếc là có những người bị xịt hơi cay đến ngất xỉu, có những người bị bắt và bị qui chụp là những người kích động”.

“Đối với tôi công đoàn của nhà nước không bảo vệ người lao động, họ chỉ đóng vai trò giám sát người lao động, chỉ là cánh tay nối dài của đảng mà thôi”.

Một người quan tâm đến vụ việc ở Bình Dương, facebooker Lưu Trọng Văn, nói rằng dù không có mặt tại hiện trường nhưng hình ảnh qua YouTube và mạng xã hội khiến ông có suy nghĩ:

Nếu chỉ có một nhóm thôi thì chúng ta có thể đặt vấn đề ở đây có ai đó hiểu sai hay kích động. Nhưng nếu có 11.000 công nhân cùng đồng lòng với nhau thì rõ ràng  họ có niềm tin vào lẽ phải nào đó. Bản thân công nhân, nhất là  trong thời buổi khó khăn này, cần được bảo đảm theo đúng luật định”.


Hình minh hoạ. Đình công ở công ty Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, hồi cuối tháng 5/2020
Trong năm 2019, Việt Nam có 120 vụ đình công, ngừng việc tập thể của công nhân trên cả nước, giảm 50% so với 2018.

Đây là thống kê được truyền thông trong nước dẫn nguồn từ Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam ngày 5/2, theo đó nguyên nhân là vì công nhân phản đối các chế độ lương, thưởng Tết, đóng bảo hiểm xã hội, chất lượng bữa ăn…

Trong tháng 1/2020 nổ ra một số cuộc đình công gồm trường hợp Công ty Highvina Apparel ở tỉnh Tây Ninh với hơn 1300 công nhân, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 6/1. Kế đó, cuộc đình công tại Công ty Knitpassion, tỉnh Tiền Giang, với 2400 công nhân, từ ngày 2 đến ngày 4/1.




Vẫn theo Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thì những cuộc đình công của công nhân từ đầu năm 2020 không có qui mô và tính chất phức tạp so với các năm trước. Cơ quan này còn cho hay đã phối hợp cùng chủ lao động để đối thoại với công nhân nhằm tìm giải pháp ổn định mối quan hệ lao động giữa hai phía.

Như vậy cuộc đình công từ ngày 25/5 tại công ty Chí Hùng ở Bình Dương, với trên 10.000 công nhân tham dự, được coi là lớn và kéo dài nhất.

Facebooker Lưu Trọng Văn khẳng định trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho công nhân không nằm trong tay Liên Đoàn Lao Động, công đoàn do Nhà Nước lập ra, mà phải là công đoàn độc lập, cái Việt Nam đang thiếu:

“Nếu có một công đoàn độc lập thì họ chỉ cần cử đại diện ra để đấu tranh, để điều tra xem việc 11.000 công nhân đấu tranh này đúng hay sai”

“Ý thứ hai, hàng ngàn công nhân đó đều có học, đều lớn lên trong môi trường có sự rộng mở hơn về thông tin, họ biết cái nào đúng luật, cái nào sai luật”
.

Đối với nhà hoạt động Đoàn Huy Chương, chừng nào chưa có những tổ chức công đoàn độc lập thì chừng đó người lao động vẫn là những thành phần chịu thua thiệt nhất.

Còn theo facebooket Lưu Trọng Văn, công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi công nhân là hướng tới mà Việt Nam phải quyết định:

“Theo 2 hiệp ước CPTPP và EVFTA thì Việt Nam đã cam kết cho phép thành lập các tổ chức công đoàn độc lập. Nhưng vì do Việt Nam có những tính đặc thù, đâm ra các tổ chức thương mại này cho phép Việt Nam tạm chưa làm ngay mà phải có một tiến độ. Tiến độ ấy theo tôi được biết là trong 3 năm, Việt Nam phải hợp thức hóa việc thành lập các công đoàn độc lập”




Việt Nam đang trong tiến trình ra luật, ông Lưu Trọng Văn nói tiếp, có nghĩa là Quốc hội phải phê chuẩn hình thành một đạo luật để công nhân công đoàn độc lập trong tương lai.

Về mặt lý thuyết đình công là vũ khí cuối cùng, duy nhất có hiệu lực để người lao động bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Ai cũng biết chuyện đó, trừ những trường hợp quá khích. Thế nhưng suốt mấy chục năm nay, không lần nào xảy ra đình công mà công đoàn thực hiện được chức năng hòa giải của mình, hầu như rất hiếm
Và khi chưa có công đoàn độc lập, ông nói, mọi hình thức đình công, biểu tình tự phát, tụ tập đông người đều dễ dàng bị qui chụp bất hợp pháp, phá hoại an ninh trật tự công cộng theo luật hiện hành của Việt Nam.

Từ vụ việc công ty Chí Hùng rồi nhìn lại những cuộc đình công trước đó, cựu chiến binh, nhà báo Võ Văn Tạo suy ra rằng:

“Về mặt lý thuyết đình công là vũ khí cuối cùng, duy nhất có hiệu lực để người lao động bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Ai cũng biết chuyện đó, trừ những trường hợp quá khích. Thế nhưng suốt mấy chục năm nay, không lần nào xảy ra đình công mà công đoàn thực hiện được chức năng hòa giải của mình, hầu như rất hiếm”

“Khi đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 họ tuyên bố giai cấp công nhân nông dân là giai cấp tiền phong lãnh đạo lực lượng quần chúng. Đương nhiên độ giác ngộ thì giai cấp nông dân không bằng giai cấp công nhân, cho nên cuộc cách mạng do đảng lãnh đạo là phải do giai cấp công nhân. Thực tiễn tôi cho đấy là sự lừa đảo, luôn luôn người công nhân là giai cấp chịu thiệt thòi dưới chế độ cộng sản Việt Nam”


Thực tế của mấy chục năm qua, dưới mắt nhà báo Võ Văn Tạo, những cái gọi là lao động vinh quang, công nông chủ đạo, đấu tranh giai cấp, chỉ có trên lý thuyết và chỉ được sử dụng để đánh bóng chủ nghĩa mà thôi.


Thanh Trúc
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages