Nền tư pháp Việt Nam bị lung lay nếu Quốc hội không lắng nghe đại biểu và cử tri về vụ án Hồ Duy Hải - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

Nền tư pháp Việt Nam bị lung lay nếu Quốc hội không lắng nghe đại biểu và cử tri về vụ án Hồ Duy Hải



Hai ĐBQH Lê Thanh Vân và Lưu Bình Nhưỡng gửi văn bản kiến nghị đến Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải.


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe

Đề nghị và Kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, vào ngày 12/5 gửi văn bản kiến nghị Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát hoạt động của TAND Tối cao trong phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải.

Trong văn bản vừa nêu, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân xác nhận kiến nghị này được đưa ra bởi do ông nhận thấy phiên giám đốc thẩm của TAND Tối cao đối với vụ án Hồ Duy Hải, diễn ra trong 3 ngày từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 5, có “dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng”.

Tiếp theo đó, vào ngày 13/5, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gửi văn bản đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với đề nghị bà Chủ tịch Quốc hội Việt Nam yêu cầu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao báo cáo vụ việc Hồ Duy Hải tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội; đồng thời tổ chức thực hiện giám sát tối cao của Quốc hội hoặc giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với vụ án này.

Đó sẽ là một sư lung lay lớn đối với niềm tin pháp lý, đặc biệt đối với những người có am hiểu và kiến thức về mặt pháp lý. Bởi vì họ nhận thấy có những sai phạm rất lớn mà không được xem xét một cách khách quan và đầy đủ tại một phiên tòa công khai ở tầm cao nhất của quốc gia. Thế thì việc đó khiến cho giới trí thức, giới tinh hoa trong xã hội bị mất niềm tin và người dân nhìn vào đó càng mất niềm tin hơn

-Luật sư Ngô Anh Tuấn
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, trong văn bản kiến nghị, cho rằng Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao tự đặt ra một quyền năng trên cả luật do Quốc hội ban hành, qua trưng dẫn Điều 388 Bộ luật Tố tụng hình sự (năm 2015). Ông Lưu Bình Nhưỡng ghi rõ “Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng cả về chính trị và pháp lý”, và không có quy định nào cho phép Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao phán quyết về việc kháng nghị của VKSND Tối cao đúng hay không đúng pháp luật.

Truyền thông trong nước cũng loan tin cử tri quận 9 và quận Thủ Đức, tại cuộc tiếp xúc với tổ Đại biểu Quốc hội TP.HCM, trong hai ngày 12 và 13/5 đã kiến nghị Ủy ban Tư pháp Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần quan tâm, can thiệp, xem xét lại một cách thấu đáo, đúng pháp luật đối với vụ án Hồ Duy Hải.
Quốc hội sẽ lắng nghe?

Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương mại, lên tiếng với RFA rằng kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải của các vị Đại biểu Quốc hội cho thấy họ đã làm đúng chức năng thể hiện tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến Quốc hội. Ông Lê Văn Triết bày tỏ:




“Khi nghe Đại biểu Quốc hội phát biểu và tôi cũng được nghe những tiếng nói của dư luận chung thì tôi thấy họ rất là quan tâm. Tôi cũng nhìn thấy ngay trong những người lãnh đạo Quốc hội, hay những người trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội, họ cũng có những chuyện bàn tán với nhau và có vẻ đồng tình. Nhưng giải pháp như thế nào thì đó là vấn đề thuộc về pháp lý, thuộc về luật pháp. Tôi không có điều kiện nghiên cứu nên tôi không nắm chắc được ra sao hết. Nhưng tôi biết là nhiều người quan tâm lắm, làm dấy lên dư luận xã hội làm cho cả nước quan tâm, chứ không phải trong hội trường Quốc hội.”

Từ Hà Nội, vào tối hôm 14/5, Luật sư Ngô Anh Tuấn chia sẻ quan điểm của ông trước những kiến nghị và đề nghị của Đại biểu Quốc hội cùng cử tri ở TP.HCM:

“Tôi nghĩ là những lời nói của Đại biểu Quốc có giá trị nhất định. Có thể trong tình huống này thì ngay cả Ủy ban Tư pháp Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chú tâm đến. Tôi nghĩ rằng sắp tới bên Ủy ban Tư pháp Quốc hội họ cũng sẽ có kiến nghị về việc này. Vụ án này sẽ được lật lại. Tôi nói rằng niềm tin của tôi bị rơi rụng khá là nhiều, cho nên tôi nói là tôi chỉ hy vọng thôi. Hy vọng rằng điều này sẽ được xem xét.”

Trước ngày thứ 3 là ngày cuối cùng của phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, Luật sư Ngô Anh Tuấn từng khẳng định với RFA rằng ông có niềm tin bản án sẽ được tuyên hủy bỏ. Tuy nhiên, vào lúc này thì Luật sư Ngô Anh Tuấn nhấn mạnh rằng dù niềm tin không còn nhưng ngày nào Hồ Duy Hải còn sống thì vẫn còn hy vọng.

“Trước đây, tôi đã từng nói là tôi tin nhưng mà không đúng. Do đó hôm nay, tôi chỉ nói là tôi hy vọng chứ không dám nói là tôi tin nữa.”




Phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải được kết thúc với kết quả 17 thẩm phán trong Hội đồng thẩm thán đồng nhất biểu quyết bác kháng nghị của Viện KSND Tối cao. Kháng nghị yêu cầu hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã xét xử bị cáo Hồ Duy Hải về các tội "giết người" và "cướp tài sản" để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.


Bà Nguyễn Thị Loan suốt hơn 12 năm kêu oan cho con trai tử tù Hồ Duy Hải. Courtesy: Facebook Trần Vũ Anh Bình
Đài RFA ghi nhận giới luật sư, các nhà báo, giới nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước đồng loạt phản biện lại kết quả của phiên tòa giám đốc thẩm đối với bản án tử tù Hồ Duy Hải.

Điển hình, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu vào ngày 10/5 đăng tải trên trang Facebook cá nhân một bài viết với nội dung khẳng định Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, qua phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, đã giáng một đòn chí mạng lên uy tín nền tư pháp nước CHXHCN Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu cho rằng đây là lúc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải thể hiện trách nhiệm vì Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã coi thường pháp luật tố tụng hình sự, trình độ kém, không độc lập, không công tâm, phá bỏ các chuẩn mực nền tảng của giáo dục và làm phương hại đến uy tín của nền tư pháp Việt Nam.

Luật sư Ngô Anh Tuấn khẳng định rằng uy tín của nền tư pháp Việt Nam sẽ bị lung lay một cách dữ dội, nếu như Quốc hội không lắng nghe và xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải.

Nếu Quốc hội mà lại tối tăm mà không can thiệp thì ảnh hưởng sẽ rất nặng nề. Bởi vì, vụ án này là vụ án không chỉ giết Hồ Duy Hải. Nếu tuyên án tử hình Hồ Duy Hải thì chính là tuyên án tử hình công lý, công bằng của chế độ này. Và một chế độ mà nền công lý, nền công bằng đã bị tuyên án tử hình thì tức là tuyên án cả chế độ, cả xã hội, cả thế chế rồi

-Nhà văn Phạm Đình Trọng
“Đó sẽ là một sư lung lay lớn đối với niềm tin pháp lý, đặc biệt đối với những người có am hiểu và kiến thức về mặt pháp lý. Bởi vì họ nhận thấy có những sai phạm rất lớn mà không được xem xét một cách khách quan và đầy đủ tại một phiên tòa công khai ở tầm cao nhất của quốc gia. Thế thì việc đó khiến cho giới trí thức, giới tinh hoa trong xã hội bị mất niềm tin và người dân nhìn vào đó càng mất niềm tin hơn.”

Nhà văn Phạm Đình Trọng cảm thấy thật sự rất thất vọng về kết quả phiên giám đốc thẩm đối với vụ án Hồ Duy Hải. Vào ngày 9/5, ông viết trên trang Facebook cá nhân rằng phiên tòa này là một phiên tòa nhục nhã, với kết luận “chính quyền không vì người dân, pháp luật không vì công lý, một cuộc chiến tranh đang âm thầm và khốc liệt diễn ra trong đạo đức xã hội sẽ còn gây ra nhiều cái chết oan cho người dân mang thân phận con ong cái kiến, thấp cổ bé họng”.

Mặc dù vậy, vào tối ngày 14/5, qua những diễn tiến liên quan vụ án Hồ Duy Hải như Luật sư Trần Hồng Phong trưng ra bằng chứng mới của vụ án, hay kiến nghị của Đại biểu Quốc hội và cử tri về vụ án này, Nhà văn Phạm Đình Trọng nói với RFA rằng ông chắc chắn Quốc hội phải thực hiện trách nhiệm, bởi vì như thế là cứu lấy chính nền tư pháp, pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà văn quả quyết nếu như Quốc hội làm ngơ, không vào cuộc thì hệ quả thật sự là nghiêm trọng:

“Nếu Quốc hội mà lại tối tăm mà không can thiệp thì ảnh hưởng sẽ rất nặng nề. Bởi vì, vụ án này là vụ án không chỉ giết Hồ Duy Hải. Nếu tuyên án tử hình Hồ Duy Hải thì chính là tuyên án tử hình công lý, công bằng của chế độ này. Và một chế độ mà nền công lý, nền công bằng đã bị tuyên án tử hình thì tức là tuyên án cả chế độ, cả xã hội, cả thế chế rồi.”


RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages