Đêm ở bải rác lớn nhất Hà Nội "Ôi, VN đất nước tôi, đất nước tôi, suốt đời lam lũ..." - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Đêm ở bải rác lớn nhất Hà Nội "Ôi, VN đất nước tôi, đất nước tôi, suốt đời lam lũ..."


Số lượng người sống bằng nghề nhặt rác tới đây hàng đêm từ vài trăm cho tới cả nghìn. Mỗi đêm, “Mỗi đêm, tôi cũng kiếm được vài chục nghìn từ tiền nhặt rác bán. Anh Bảo, nghề ngỗng không có, ruộng đất vài sào sao đủ ăn được ? Đi bới rác tuy vất vả, nhưng cũng có đồng ra đồng vào”- chị Nguyễn Thị Thủy ở thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội cho biết.


3 giờ sáng, hàng trăm người lam lũ ùa vào trong bãi rác Nam Sơn, và cần mẫn nhặt nhạnh dưới ánh đèn mờ tỏ. Ảnh của độc giả Minh Trí giúp ta thấy một mảng cuộc sống Hà Nội về đêm.


Bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, là một trong những khu tập trung rác thải lớn nhất Hà Nội, mỗi ngày trung bình có tới cả nghìn tấn rác của thủ đô được đổ về đây, và hầu hết được hành xử bằng cách chôn sống.

Theo quy định của Ban quản lý Nam Sơn, cứ sau 3 giờ sáng, khi chuyến xe cuối cùng rời bãi thì người dân mới được phép vào nhặt phế liệu.

Số lượng người sống bằng nghề nhặt rác tới đây hàng đêm từ vài trăm cho tới cả nghìn. Mỗi đêm, người nhặt rác ở đây có thể bỏ túi từ 30.000 đến 80.000 đồng.


(1 đến 3 đô la) tiền bán phế liệu cho những lán tư nhân mọc lên quanh đó.


Tất cả các xe chở rác đều kết thúc công việc lúc 2 rưỡi đêm, và bắt đầu lúc 7 giờ sáng. Để bảo đảm an toàn, những người nhặt rác được vào khi không còn chiếc xe nào trong bãi nữa .


Những người nhặt rác trong này hầu như đều có "Trưởng lán" (như lời của nhân viên bảo vệ ) đứng ra thuê nhặt rác, mỗi Trưởng lán quản lý khoảng 30 tới 50 người. Nhiệm vụ Trưởng lán thay mặt công ty bảo đảm việc an toàn, tránh tranh cướp, cãi vã nhau trong thời gian làm việc.


Ngoài ra cũng có khá nhiều người làm tự do, mà không chịu sự quản lý của Trưởng lán nào cả.


Mỗi người có 1 đèn chiếu nhỏ sạc ắc quy để chiếu sáng vùng tìm kiếm.


Phút nghỉ ngơi.


Người đàn ông này đang xem có còn sót gì trong chiếc ví bỏ đi.


Chú Minh - nhà khu Bắc Sơn: Mỗi ngày người lớn tuổi như chú chỉ kiếm được 100 tới 150 ngàn. Tụi thanh niên khỏe hơn có thể kiếm gấp đôi.


Anh Vinh - đang cự ngụ gần khu vực bãi rác thải Nam Sơn chia sẻ: "Nhặt rác cũng là 1 nghề, không phải tự ti với nghề đã nuôi sống mình và gia đình".


Cái gì họ cũng có thể nhặt như: nilon, nhựa, dây điện, lốp.... ngay cả những chiếc gối cũ, gấu bông.


Chú Chính cùng con trai tên Trọng chuyên chủng loại cao su về đốt làm nhựa đường.


Thành quả sau 1 buổi làm việc.


Toàn cảnh cọc số 7 Khu xử lý rác thải Nam Sơn, nơi hàng ngàn con người đang vật lộn mưu sinh với núi rác khổng lồ.


“Mỗi đêm, tôi cũng kiếm được vài chục nghìn từ tiền nhặt rác bán. Anh Bảo, nghề ngỗng không có, ruộng đất vài sào sao đủ ăn được ? Đi bới rác tuy vất vả, nhưng cũng có đồng ra đồng vào”- chị Nguyễn Thị Thủy ở thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội cho biết.

Những phận đời ở bãi rác lớn nhất Thủ đô

Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1999, Chi nhánh Nam Sơn (Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội), hay còn gọi bằng cái tên thân thuộc là bãi rác Nam Sơn, có tổng diện tích lên tới 83,3 ha, được xem là bãi chôn lấp rác lớn nhất Hà Nội. Cũng kể từ đó không ít người dân ở thôn Lương Đình, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội gắn bó với nghề bới rác trong đêm...

“Không đi lấy gì nuôi thân”

Hôm đó là một ngày mưa phùn gió rét. Những đợt gió luồn vào ống áo ống quần, buốt đến tận xương. Thế nhưng bà Tạ Thị Thảo (59 tuổi) vẫn chỉ mặc một ít quần áo mỏng manh để đi bới rác. Vì muốn đi sớm nên bà phải dậy từ 1h30 để chuẩn bị.

Trong khi hầu hết dân đi bãi đều đã có xe máy thì bà Thảo vẫn gắn bó với chiếc xe đạp cọc cạch gần chục năm tuổi. Già cả, sức khỏe lại không ổn định, nhưng bà Thảo chẳng bỏ buổi nào. “Không đi lấy gì nuôi thân, không làm lấy đâu ra cơm bỏ vào bụng”, bà Thảo cười nói.

3 giờ sáng. Trong lúc phần lớn mọi người vẫn còn đang say ngủ thì con đường vào bãi rác Nam Sơn đã bắt đầu vang lên âm thanh của hàng trăm chiếc xe máy đổ về. Ấy là lúc các “mảnh đời rác” đang chuẩn bị bắt đầu một ngày làm việc của mình. Họ đứng lặng im trước cổng bãi rác Nam Sơn đợi mở cửa. Hầu như ai cũng mang theo một chiếc xe kéo (dân bản địa gọi là “xe lôi”) để chở “chiến lợi phẩm” mà bãi rác mang lại.

Trang phục đi bãi của họ đều na ná nhau: ủng, găng tay, khẩu trang, đèn pin đội đầu (người dân gọi là “đèn đi bãi”), móc hoặc cào hai răng, và vài chiếc bao tải. Trong môi trường lao động ô nhiễm nặng nề như bãi rác, thì đồ bảo hộ của họ quả thật quá thô sơ! Ngay khi đến cổng bãi, một mùi hôi thối đã bốc lên. Càng vào trong, mùi càng đặc, mấy lớp khẩu trang vẫn không ngăn được.

Trời có mưa nên đất và rác dưới chân quện lại, dính lép nhép dưới chân. Lên đến “đỉnh núi” rác, gió lẫn mùi thối bao vây khắp nơi, cơn buồn nôn cứ thế trực trào khỏi cổ họng chúng tôi. Ấy thế mà những người dân vẫn sục sạo trong rác, thậm chí bỏ cả găng tay cả khẩu trang ra để bới rác cho tiện. “Thanh niên khỏe tay khỏe chân thì được nhiều, tôi già rồi, mỗi ngày chỉ được một yến gạo thôi”, bà Thảo vừa nói vừa giũ một túi bóng rác.

Những túi bóng thường ngày chúng ta vứt đi, lại là món hời của dân đi bãi. Họ sẽ giữ lại những túi lành, rồi bán ngay trên bãi hoặc mang về nhà giặt. Trên bãi khoảng 600 đồng/cân túi bóng ướt, khi đã giặt sạch sẽ rồi thì sẽ là 1000 đồng/cân túi. Trong 4 tiếng bới bãi, một người nhanh nhẹn có thể thu đến vài chục cân bóng ướt. Ngoài túi bóng thì nhựa, sắt, quần bò, lông gà vịt, chai thủy tinh… là những thứ có thể đem lại thu nhập cho dân đi bãi.

Tính ra, một ngày trung bình, dân bãi sẽ kiếm được 100 nghìn đến 200 nghìn đồng từ bãi rác. Bà Thảo cho biết thêm: “Ban ngày bọn họ còn đi làm công nhân, làm xây dựng nữa nên nhiều nhà phất lên lắm”. Mỗi khi mệt, dân đi bãi lại nghỉ ngơi ngay tại nơi làm việc của mình. Cánh đàn ông ngồi giữa bãi rác châm thuốc lào rít từng hơi là chuyện quá bình thường còn cánh phụ nữ còn ngồi bệt hẳn xuống rác để trò chuyện. Hỏi ra mới biết có những người theo nghiệp rác được chục năm rồi, ngửi mùi thối đã thành thói quen nên không còn khó chịu như những ngày đầu “hành nghề” nữa.

Người đàn ông tên Thái vui vẻ nói: “Giờ còn chút sức thì cố mà lao động, chứ sau này già rồi có muốn làm cũng không được đâu”. Cạnh đó, chị Lan cũng đồng tình, rồi than thở: “Đi đêm mệt, sáng về còn phải cho lợn ăn. Thế mà mấy ngày nay nó biếng, chết không cơ chứ. Có ai chăn lợn giúp mình đâu”.

Nghỉ vài phút, họ lại lao đầu vào đống rác. Công việc cứ thế diễn ra liên tục đến sáng bảnh mắt. 7 giờ, dân đi bãi trở về với hàng bao tải đồ thải. Mùi rác hôi thối ám hết lên quần áo họ nhưng nụ cười vui vẻ vẫn nở rạng trên môi.

Nghèo mạt kiếp rác

Bà Thảo lọc cọc dắt chiếc xe vào cổng. Bà cởi ra bộ quần áo bảo hộ hôi hám, rửa sạch đất rác ở cào, móc và ủng rồi phơi chúng ở sân. Thời điểm này, nhiều người dân bãi đang chuẩn bị để làm công việc ban ngày của mình.

Còn bà Thảo, một thân một mình lại có tuổi, thì chỉ đi bãi xong là thôi. Bà kéo ghế ngồi nghỉ trước cửa. Hôm nay bà kiếm được 50 nghìn từ nhựa và túi bóng. Cuộn tiền vào trong tay, bà nói: “Bình thường tôi cũng được từng này. Tháng nào cân đều thì khá hơn chút, còn đâu kiếm được khoảng 1 triệu một tháng thôi”.

Tưởng chừng trong “làng rác” – nơi mà đa phần người dân làm nghề bới bãi – sẽ không thiếu các ngôi nhà lụp xụp nghèo khổ nhưng hóa ra lại ngược lại. Những ngôi nhà khang trang cao tầng xuất hiện dày đặc. Nhà bà Thảo ọp ẹp, nằm khuất sau bức tường gạch xỉ, lại trở thành ngôi nhà bé nhỏ nhất thôn. Cổng vào nhà bà là loại cổng lưới bằng sắt đã cũ, mỗi lần kéo là lại kêu ầm ĩ. Cổng rất yếu, không có khóa, chỉ có then cài.

Khu nhà bếp xây bằng gạch xỉ bé tí, lợp ngói cũ, bắc bếp nấu bằng củi gỗ. Trong bếp chất cả chục cái thớt dày cui. Bà chỉ đám thớt, bảo rằng: “Đống này nhặt trên bãi rác đấy. Cái thứ đồ bãi, tôi mang về chỉ để đun bếp thôi chứ không dùng được. Hôm tết, tôi dùng cả chục cái này mới nấu được nồi bánh chưng”. Nhà chính của bà có một gian duy nhất. Giữa nhà là bàn thờ, bộ bàn ghế tiếp khách kê ngay trước đó.

Ngước lên bàn thờ, bà kể, ông chồng mất sớm, thằng con thứ cũng yểu mệnh mà đi theo cách đây mấy năm. Còn mỗi đứa gái lớn. Hai bên gian nhà là hai cái giường cũ kĩ. Ngày trước bà và con gái chia nhau mỗi người một cái, giờ con đi lấy chồng, một bên giường đành bỏ không. Bên giường của bà lúc nào cũng buông màn kín mít, chăn chiếu để bừa bộn.

Bà Thảo vừa rót chè, vừa giải thích: “Nghề của tôi chủ yếu là đi bới bãi, nên hay ngủ sớm lắm. Cỡ 7, 8 giờ tối là ngủ rồi. Đến 1 rưỡi sáng thì dậy đi làm, đến 7 giờ sáng về, lại ngủ. Thế nên không gấp gọn chăn màn làm gì cả”.

Đôi mắt bà một bên bị lệch tròng, vằn tia đỏ, con ngươi đục ngầu. Bà nhìn di ảnh chồng, rồi lại cúi xuống mân mê hai bàn tay. Bàn tay dãi gió dầm sương ngoài ruộng một thời, giờ lại vùi trong đống rác. Đầu ngón tay nứt nẻ, các đầu móng tay két bẩn, ám vàng. Đôi bàn tay vất vả ấy giờ chỉ gắng gượng làm nuôi thân.

Tâm sự về cái duyên với nghề, bà Thảo chầm chậm nói, trước 50 tuổi bà vẫn ở nhà làm nông. Nhưng rồi bà phải đi mổ u xơ. Nghỉ mất một thời gian, đến lúc ra viện, bà mới thấy mình không còn sức nữa. “Nhà tôi có 5 sào ruộng, trước chỉ mình tôi làm, giờ thì chịu”, bà lắc đầu. Lúc bấy giờ, mấy đứa cháu họ đang làm nghề đi bãi bới rác, bà thấy vậy thì bảo họ đưa đi cùng. Công việc bới rác gắn với bà từ đó, tới giờ đã được 9 năm.

Khó khăn nhất với bà là mắt kém. Bà không còn nhìn rõ mọi thứ nữa, một phần do tuổi già, một phần do bãi rác. “Có nhiều người bị phổi bị mũi vì cái nghề này. Lắm nguy cơ lắm. Tôi làm đến đâu thì đến đó, họ làm được thì mình cũng làm thôi”, bà Thảo xoa xoa mấy ngón tay, rồi thở dài.

Nhưng cuộc đời người đàn bà ấy đâu chỉ toàn nỗi buồn. Khi nhắc đến những đứa cháu, đôi mắt bà ánh lên niềm hạnh phúc. “Mấy đứa nó hay lên thăm tôi, cũng hỏi han tôi nhiều lắm”, bà cười cười. Mỗi bữa ăn của bà chỉ toàn rau luộc với cơm trắng. Nhưng có các cháu đến, bà lại lọ mọ ra chợ mua thêm ít thịt cá, có hôm thì bún để đãi cháu yêu. Bản thân mình thì bỏ bê, còn bao nhiêu thứ tốt đẹp nhất bà dành hết cho con cho cháu.

Bà bảo, năm sào ruộng nhà bà giờ cho con rể hết. Bà thương rể cũng như thương con ruột, không muốn các con thêm vất vả nên bà chịu cảnh sống một mình. “Ở một mình nhiều thành quen, tôi không muốn về nhà con rể để làm phiền nó. Tôi chỉ là mẹ vợ, đòi hỏi gì chúng nó phải cung phụng mình”, bà Thảo từ tốn nói. Anh con rể cũng làm nghề đi bãi, anh giúp bà lấy chỗ, dỡ hàng, giúp dọn dẹp nhà cửa, còn cho bà mượn một con trâu để làm đất. Nhờ thế cuộc sống của bà đã thuận tiện hơn rất nhiều.

Nói về ý định chuyển nghề, bà thở dài: “Giờ thì còn biết nghề gì khác đâu, làm đến đâu hay đến đó vậy”...


Minh Tâm – Nhật Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages