Tại sao ông Nguyễn Quang Hồng Nhân bị trục xuất khỏi nước Đức? - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019

Tại sao ông Nguyễn Quang Hồng Nhân bị trục xuất khỏi nước Đức?


Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ cùng con gái Hồng Ân trong buổi lễ tốt nghiệp Đại học Âm nhạc Nürnberg hôm 12.02.2019. Photo by thoibao.de

Năm 1979, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân được biết là một Tù Nhân Lương Tâm với án tù 20 năm, bị tòa án ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa cáo buộc “hoạt động tuyên truyền chống phá cách mạng”. Một thời gian dài, sau khi ra tù, ông Nhân và gia đình sống lặng lẽ tại Việt Nam.

Năm 2011, Đức và Việt Nam ký quan hệ "đối tác chiến lược".

Năm 2014, con gái của ông Nhân - cô Nguyễn Quang Hồng Ân thắng tất cả 3 giải trong cuộc thi Piano Quốc Tế tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ vào lúc 15 tuổi.

Năm 2015, do cô bé Hồng Ân dưới 18 tuổi, nên các kỳ thi âm nhạc của cô dành cho Piano đến Đức và Áo, luôn phải có cha mẹ tháp tùng.

Từ đó, gia đình ông Nguyễn Quang Hồng Nhân đã xin tị nạn chính trị tại Đức.

Hồ sơ xin tị nạn gặp trở ngại vì lúc bấy giờ Đức cho là nhà cầm quyền VN không có vấn đề nhân quyền bị vi phạm tại VN.

Cũng trong năm 2015, Việt Nam và EU cơ bản đàm phán xong hiệp định EVFTA.

Vào tháng 7/2016, tình "hữu nghị thắm thiết đó" bị Trịnh Xuân Thanh "phá hoại" bằng cách đào thoát khỏi Việt Nam và đến Đức xin tị nạn chính trị, rồi bị phía nhà cầm quyền VN bắt cóc không lâu sau đó.

Từ đấy, quan hệ ngoại giao Việt - Đức chưa có dấu hiệu gì tiến triển tốt hơn, trong khi Đức vẫn đòi phải trả Trịnh Xuân Thanh như là một trong các chỉ dấu "phục thiện" của nhà cầm quyền Việt Nam.

Tháng 2/2019 Phạm Bình Minh - Bộ trưởng BNG sang thăm Đức vẫn phải xin visa nhập cảnh.

Tháng 3/2019 chuyến đi âm thầm của Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng BKHĐT đến Đức cũng theo "quy trình" xin cấp visa.

Vào ngày 24 đến 26/3/2019 Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức đã thăm chính thức Việt Nam.

Tại sao trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân một cách bất ngờ và vội vã?

Sau khi bị Đức từ chối, ông Nguyễn Quang Hồng Nhân làm lại đơn xin tị nạn với chính quyền Canada tại Tòa Đại Sứ của nước nầy ở Áo - quốc gia đầu tiên gia đình ông đặt chân đến khi rời VN.

Vào lúc 8 giờ sáng thứ ba, ngày 26 tháng 3, cảnh sát Đức đã đến trại tị nạn ở thành phố Nürnberg thuộc bang Bayern miền Nam Đức bắt và trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ về lại Việt Nam. Photo by thoibao.de
Cách đây hơn một tuần, Tòa Đại sứ Canada ở Vienna gửi thư báo tin cho ông hay, gia đình ông được mời phỏng vấn để tiến hành thủ tục cấp visa.

Ông Nhân và gia đình xin cơ quan thẩm quyền của Đức cấp giấy đến Vienna để được Tòa Đại Sứ Canada ở Vienna phỏng vấn, nhưng Đức từ chối. Không những thế, ngày 26/3/2019, cảnh sát Đức ép buộc cả 2 vợ chồng ông Nhân đến phi trường, lên máy bay về VN.

Ông Nhân và vợ bị trao lại cho nhà cầm quyền Việt Nam ở sân bay Nội Bài, như cô Hồng Ân báo tin.

Điều vô cùng bất ngờ với dư luận là ông Nhân bị đối xử thô bạo và rất vội vã, ngay vào lúc Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức đang ở thăm Việt Nam!

Thật khó thay đổi!

Trịnh Xuân Thanh không thể được nhà cầm quyền VN trao trả cho phía Đức vì các lý do sau:

- Trịnh Xuân Thanh tự tay viết đơn đầu thú.

- Đã bị kết án chính thức tại tòa án của nhà cầm quyền Việt Nam.

Một khi trả Trịnh Xuân Thanh về Đức, mặc nhiên nhà cầm quyền Việt Nam tự tay xác nhận họ đã thực hiện hành vi bắt cóc.

Sự xác nhận này sẽ kéo theo những hậu quả lớn:

- Tất cả những viên công an tham gia vào đường dây bắt cóc này, buộc phải trả lời trước tòa án tại Berlin về việc xâm phạm an ninh quốc gia của Đức Quốc, bất chấp Trịnh Xuân Thanh có lên tiếng phủ nhận đi chăng nữa.

- Hiệp định EVFTA không thể biến thành hiện thực cho đến khi danh dự quốc gia của nước Đức được khôi phục trọn vẹn.

Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ bị trục xuất khỏi Đức thô bạo và vội vã, như là một thông điệp không thể rõ ràng hơn của nhà nước Đức, đối với nhà cầm quyền Việt Nam:

- Nước Đức là của người Đức. Cho phép cư trú hay buộc phải ra "khỏi nhà" là quyền của người Đức.

- Nhân quyền là giá trị phổ quát toàn thế giới, nhưng nó vẫn buộc phải đi cùng danh dự - phẩm giá của người Đức và an ninh quốc gia của nước Đức.

- Những chuyến đi của Phạm Bình Minh, Nguyễn Chí Dũng và cả của Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức không mang lại một kết quả khả quan nào hơn cho quan hệ ngoại giao Đức - Việt.

Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và vợ thật vô phước, khi trở thành nạn nhân cho mối bang giao Đức - Việt rạn vỡ, vốn không phải do gia đình ông gây ra!


Nguyễn Ngọc Già
Blog RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages