Freedom House: Việt Nam đất nước không có tự do - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2019

Freedom House: Việt Nam đất nước không có tự do


Dân Chủ Bị Suy Thoái là chủ đề buổi họp tại Washington hôm thứ Ba 5 tháng Hai, kết hợp giữa Freedom House và Trường Nghiên Cứu Quốc Tế Đại Học Johns Hopkins.

Hình ảnh tại buổi báo cáo thường niên của Freedom House 2019, hôm 5/2 tại thủ đo Washington D.C. 


Nhấp vào nút play (►) dưới đây để nghe
Như mọi năm trước, biểu đồ tự do thế giới của Freedom House năm nay vẫn sử dụng màu xanh lục đối với các nước có tự do (Free), màu vàng để chỉ các nước có tự do phần nào (Partly Free), và màu tím dành cho những nước không có tự do (Not Free). Việt Nam thuộc về màu tím nhóm các nước thiếu tự do về mọi mặt.

Như vậy, sau 13 năm kể từ lúc Freedom House khởi sự quan sát và ghi nhận tình trạng tự do, dân chủ và nhân quyền tại các nước trên thế giới, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách không có tự do về mọi mặt. Quan điểm của nhà cầm quyền Việt Nam về dân chủ, nhân quyền và quyền công dân không theo đúng giá trị phổ quát và cần thiết mà Freedom House căn cứ vào đó để thẩm định tính tự do của một chính phủ và một đất nước.

Giám đốc Freedom House, ông Michael Abramowitz, nói rằng tổ chức có người đảm trách việc theo dõi, tìm hiểu chuyên sâu về tình hình Việt Nam để có thể trả lời mọi thắc mắc liên quan đến việc tại sao Việt Nam là một trong những nước trên thế giới không có tự do đích thực.

Ngoài những điều kiện như dân chủ, quyền con người, một đất nước tự do còn có nghĩa là ý dân được tôn trọng, người dân được quyền ứng cử, công dân được hưởng quyền phổ thông đầu phiếu.

Những gì tôi có thể nói là một số lý do khiến Việt Nam không có tự do và vẫn bị giữ lại trên dánh sách các nước thiếu tự do là vì cái thể chế toàn trị và sự thiếu thốn quyền chính trị của người dân. Có những dấu chỉ cho thấy chính trị không được cải tổ đã làm chậm đi tiến trình dân chủ của đất nước này.

Đó là nhận định của bà Amy Slipowitz, chuyên gia nghiên cứu của Freedom House.

Ngoài hành động trấn áp đối lập, đàn áp các bloggers và các xã hội dân sự trong nước, Luật An Ninh Mạng của nhà cầm quyền Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng năm 2019 cũng là một bước lùi đáng tiếc về tự do dân chủ ở Việt Nam, bà Slipowitz nói tiếp:

Có thể nói như vậy, Luật An ninh Mạng được đặc biệt quan tâm bởi dưới nhãn quan toàn cầu thì đây là thí dụ điển hình của một chế đô toàn trị không chỉ thấy ở Việt Nam mà cả một vài nước trên thế giới.

Trong một đất nước đang phát triển với thành phần trung lưu ngày càng tăng cao như Việt Nam, nhu cầu hay sự đòi hỏi về tự do chính trị và tự do dân sự cũng tăng cao. Đó là chuyện đang xảy ra ở Việt Nam, chuyên gia Slipowitz của Freedom House kết luận.

Có mặt tại buổi họp báo để theo dõi bản phúc trình Freedom House về tự do thế giới 2019, từng phục vụ nghành truyền thông chuyên trách phát thanh quốc tế ở Hoa Kỳ, cũng là người có công trong việc hình thành Đài Âu Châu Tự Do, đài Radio Liberty và sau này là Đài Á Châu Tự Do, luật sư John Lindberg, phát biểu:

Rằng nếu quan tâm đến nhân quyền hẳn ai cũng biết từ năm 1948 đã có bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền, khẳng định mọi quyền căn bản của con người là tự do ngôn luận, tự do hội họp, quyền được xét xử bằng những phiên tòa công bằng và nhiều quyền khác nữa. Đáng tiếc là khi chiến tranh lạnh chấm dứt, giấc mơ dân chủ, tường có thể nở rộ, đã có dấu hiệu thoái trào.

Tự do trên thế giới đã suy giảm trong 12 năm qua, ông Lindburg nói tiếp, phúc trình hôm nay của Freedom House đã chứng minh điều đó. Tự do đang tiếp tục suy thoái và đang trở thành mối quan tâm của những người luôn tôn trọng và đề cao quyền căn bản của con người trên trái đất này.

Trở lại với Việt Nam bị đánh giá là không có tự do tính đến lúc này, luật sư Lindburg nhận định:

Dù không phải là một chuyên gia về Việt Nam nhưng nhận định của tôi là trong vòng mưới, mưới lăm năm trở lại đây kinh tế Việt Nam đã phát triển một cách ngoạn mụ và sẽ còn tiến nhiều hơn nữa. Thế nhưng tình hình chính trị của đất nước này hãy còn là vấn đề. Trung quốc thường tự ca tụng rằng sự phát triển kinh tế của họ dẫn tới khuôn mẫu dân chủ tốt đẹp hơn các nước dân chủ Tây Phương. Theo tôi phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến trình dân chủ hóa, không thể có phát triển kinh tế khi thiếu minh bạch, thiếu dân chủ.

Vậy trở lại với Việt Nam, tôi nghĩ Việt Nam phải cởi mở hơn, phải để cho người dân được quyền ăn nói, quyền hộp họp, quyền biểu tình, quyền được xét xử công bằng.


Phúc trình tự do thế giới 2019 của Freedom House được đăng tải trên mạng để mọi người có thể truy cập và tìm kiếm phần mình quan tâm.

Trong số 195 quốc gia và 14 vùng lãnh thổ liệt kê trên phúc trình, 86 quốc gia được coi là có tự do, 59 có tự do phần nào và 50 là hoàn toàn không có tự do; trong số này có Việt Nam.


Thanh Trúc
RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages