Điểm Tin Thứ Tư 02.01.2019 (ANM) - Tin Tức Hàng Ngày Online -->

Breaking

Home Top Ad

Post Top Ad

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Điểm Tin Thứ Tư 02.01.2019 (ANM)


BREAKING NEWS
  • KHÔNG THỂ SỢ NHỮNG GÌ TA ĐÃ QUÁ KHINH BỈ (BoxitVN) - Phạm Đoan Trang
    Ngày 1/1/2019 đánh dấu ngày có hiệu lực của (cái gọi là) luật An ninh mạng. Có thể đâu đó sẽ có một bộ phận facebooker lao xao vì sợ bị kiểm soát, bị bắt vì luật này. Còn với tôi thì 1/1 đơn giản là một ngày đầu năm mới.Tôi chẳng tin cái đảng ăn tàn phá hại này và bộ máy công an của nó sẽ bịt được miệng chúng tôi, bởi vì nhiều lý do: 1. Tự do có nguyên tắc là một khi ...
  • Hãy sống trong sự thật! (BoxitVN) - Nguyễn Quang A - Sợ quái gì 14 điểm này của Luật An Ninh Mạng, cảnh sát tư tưởng đừng có doạ dân!! 1) Ta KHÔNG vận động, lôi kéo… để GÂY RỐI, CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ,…. mà CHỈ vận động, lôi kéo,… để NÓI LÊN SỰ THẬT và phản đối SỰ BẤT CÔNG, bọn THAM NHŨNG, bọn LẠM QUYỀN,… 2) Ta KHÔNG xúc phạm DANH DỰ, UY TÍN của bất cứ ai khác, ta CHỈ nói SỰ THẬT. 3) Ta KHÔNG đưa tin BỊA ĐẶT, SAI SỰ THẬT, ta CHỈ đưa SỰ ...
  • Việt Nam : Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực (RFI) - Đạo luật An ninh mạng khắt khe, buộc các công ty internet phải gỡ bỏ tất cả những nội dung bị chính quyền cho là « độc hại », bắt đầu có hiệu lực kể từ hôm nay 01/01/2019 tại Việt Nam. Những người chỉ trích tố cáo luật này là « một mô hình độc đoán nhằm kiểm soát thông tin ».
  • Mạng xã hội của ai thưa ngài Võ Văn Thưởng? (BoxitVN) - Lưu Trọng Văn
    Ngài trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị Báo chí toàn quốc vừa diễn ra khi năm 2018 khép lại: “Phải chăng, trong mọi trường hợp, báo chí đều đi sau mạng xã hội? Đây thực sự là một câu hỏi nghiêm túc. Chúng ta có những bài học đắt giá. Nhiều trường hợp, ta nắm trước thông tin, kênh thông tin của chúng ta cũng rất đa dạng, hoàn toàn có thể chủ động thông tin, nhưng chính sự chậm trễ ...
  • VNTB - Thách thức năm 2019 của Đảng Cộng Sản Việt Nam (VNTB) - Phương Thảo dịch (VNTB) - Trong bài " Phép thử ổn định cho Việt Nam năm 2019" David Hutt nhận xét rằng Luật An ninh Mạng có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 sẽ đem đến cho Đảng Cộng sản cầm quyền quyền lực lớn hơn để kiểm duyệt internet ở một quốc gia đang phát triển nhưng phong trào dân chủ bị đàn áp. Điểm qua các sự kiện diễn ra ở Việt Nam trong năm qua David Hutt cho rằng với giới doanh nghiệp việc Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019 là thời điểm quan trọng bởi 95% thuế quan đối với các hàng hoá nhập khẩu vốn chiếm 10% GDP của Việt Nam sang các quốc gia tham gia thoả thuận sẽ được loại bỏ.
  • VNTB - Thế nào là trái ý đảng? (VNTB) - Nguyễn Hồng Phúc (VNTB) Hồ sơ các vụ án nói trên cho thấy tất cả các công dân đều phản đối độc đảng toàn trị, chứ không chống đối nhà nước được hình thành từ lá phiếu bầu chọn của cử tri. Phải chăng đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn đúng? Luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2019. Điều 16.1 của Luật An ninh mạng quy định nội dung tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
  • VNTB - Ai làm trái xu hướng chung? (VNTB) - Nguyễn Tường Thụy (VNTB) Phát biểu chỉ đạo hội nghị Chính phủ với các địa phương sáng 28/12/2018, ông Nguyễn Phú Trọng nói: "Ai làm trái xu hướng chung, ai có tư tưởng khu biệt cần sửa đi". Chữ đập trước hết vào mắt người đọc mà người ta không hiểu ông Trọng nói gì, đó là chữ “khu biệt”. Vậy khu biệt có tội vạ gì mà ông Trọng phê phán? Phải chăng khu biệt là một từ chỉ cái xấu? Tuy nhiên, xét về nghĩa thì nó chẳng có tội gì, lại còn mang nghĩa tốt là khác:
  • Từ hiện tượng H’Hen Niê nghĩ về sự độc đáo (RFA) - Thông thường, chúng ta đánh giá thấp sự độc đáo cho đến khi sự độc đáo được tôn vinh. Nếu H’Hen Niê không tham gia cuộc thi hoa hậu hoàn vũ, và do đó không có kỳ tích vừa qua, chúng ta không dễ nhận thấy sự độc đáo của cô là đáng giá.
  • Nhìn lại các cuộc đàn áp phong trào đấu tranh 2018 (BoxitVN) - Paulus Lê Sơn - Năm 2018 trôi qua gắn liền với biết bao biến cố bi thương của dân tộc Việt Nam. Phong trào đấu tranh dân chủ hóa cho Việt Nam tiếp tục bị đàn áp một cách khốc liệt, nhân quyền tiếp tục bị vi phạm trầm trọng với những cách thức tàn ác và tinh vi hơn từ phía nhà cầm quyền cộng sản. Từ đầu năm 2018, diễn ra những vụ xử án nhắm vào các nhà hoạt động và đấu tranh mang tính thù hằn với những bản ...
  • Tổng kết tình hình Việt Nam 2018 (BoxitVN) - Thanh Phương - RFI - Ông Nguyễn Phú Trọng thâu tóm quyền lực và đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới qua việc gia nhập CPTPP và chuẩn bị ký hiệp định tự mậu dịch với Liên Hiệp Châu Âu, nhưng chính quyền vẫn tiếp tục trấn áp những tiếng nói đối lập. Đó là một số điểm nổi bật của thời sự ...
  • 10 biến cố chính của Việt Nam trong năm 2018 (BoxitVN) - VOA Tiếng Việt - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ để nắm thêm cả chức Chủ tịch nước, 23/10/2018. 1. Nhất thể hóa tổng bí thư - chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời. Sau khoảng 4 thập niên, Việt Nam lại có một lãnh tụ nắm cả hai vị trí cao nhất của đảng và nhà nước cùng một lúc. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước hôm 23/10, ngay sau cuộc bỏ phiếu mang tính chất thủ tục ...
  • Việt Nam: Nhìn nhận kinh tế chính trị 2018 và dự báo 2019 (BoxitVN) - TS. Phạm Quý Thọ - Gửi cho BBC từ Hà Nội. Góc nhìn từ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ - Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam. Chuyển động kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay được phản ánh bởi hai hướng có vẻ trái ngược về tính chất: kinh tế theo hướng thị trường hơn và chính ...
  • “GDP 2018 Việt Nam tăng kỷ lục trong một thập niên: Số liệu rất đáng nghi ngờ” (BoxitVN) - Hòa Ái, phóng viên RFA - Số liệu thống kê GDP Việt Nam trong một thập niên 2008-2018. Courtesy: Ảnh chụp màn hình vov.vn. Tổng cục Thống kê, vào chiều ngày 27 tháng 12 công bố Tổng sản phẩm trong nước-GDP năm 2018 của Việt Nam đạt 7,08%, vượt qua dự báo của Ngân hàng Thế giới-World Bank ở mức 6,8% và lập kỷ lục cao nhất kể từ năm 2008. Đài RFA có cuộc trao đổi với Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng xoay quanh thông tin vừa nêu để tìm hiểu ...
  • Metro Bến Thành- Suối Tiên: Dọn đường cho Trung Quốc vào thay Nhật Bản! (RFABLOG) - Metro Bến Thành- Suối Tiên: Dọn đường cho Trung Quốc vào thay Nhật Bản! Viết về tiêu cực trong dự án Metro Bến Thành- Suối Tiên, báo Tiền Phong có bài “Ðường hầm tuyến metro số 1 TPHCM: Sai sót, vi phạm rất nghiêm trọng” nêu “sai phạm” của ông Minh Quang là gây mất đoàn kết, làm ông Hoàng Như Cương, Phó Ban Quản lý ĐSĐT đã làm đơn xin nghỉ việc ba lần vì “không hạp” với trưởng ban {1}. Cách thông tin này dễ làm người đọc hiểu rằng ông Cương đi nước ngoài do mâu thuẫn với ông Quang.
  • S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Cái Quần & Cái Luật An Ninh Mạng (RFABLOG) - Tôi chẳng tin cái đảng ăn tàn phá hại này và bộ máy công an của nó sẽ bịt được miệng chúng tôi. Phạm Đoan Trang - Ngày 6 tháng 12 năm 2018, trên trang nhà VOA xuất hiện một bài viết "Chuyện Cái Quần” thú vị của blogger Trân Văn. Câu chuyện đã được phổ biế́n khá rộng rãi nên chỉ xin ghi lại tóm tắt, đôi đoạn: “Ông Nguyễn Quốc Hùng – chồng bà Dương Ngọc Ánh – đã thay mặt vợ xin lỗi thầy giáo Hồ Văn Khánh, giáo viên trường Trung học cơ sở (THCS) Trần Huỳnh, tại một buổi họp với đầy đủ các bên được cho là có liên quan ... Sở dĩ ông Hùng phải thay mặt vợ đứng ra xin lỗi ... vì bà Ánh – vợ ông Hùng nhận thức sai, hành xử không đúng đối với một… cái quần!
  • VIỆT NAM LÀM GÌ TRƯỚC CUỘC SO GĂNG TRUNG-MỸ(PHƯƠNG TÂY)? (Phần 1) (RFABLOG) - BẢN CHẤT CUỘC SO GĂNG. Không giống như sự nổi lên của Nhật Bản thập niên 70s-80s biến nước này thành một hội viên được đón chào của câu lạc bộ phương Tây, sự trỗi dậy của Trung Quốc mang dáng dấp của Nga Sô sau Thế Chiến II ở chỗ đều thách thức trật tự quốc tế hiện hành do phương Tây kiểm soát với sự tự tin rằng họ đang vận hành một mô hình phát triển ưu việt hơn. Nghĩa là hơn Nga Sô về chiến thuật nhưng kém về chiến lược vậy.
  • VIỆT NAM LÀM GÌ TRƯỚC CUỘC SO GĂNG TRUNG-MỸ(PHƯƠNG TÂY)? (Phần 2) (RFABLOG) - ĐẤU TRƯỜNG CHÍNH CỦA CUỘC SO GĂNG. Lenin từng nói một câu mà hậu bối của ông ít khi muốn nhớ, rằng xét đến cùng chủ nghĩa xã hội nếu muốn thắng chủ nghĩa tư bản sẽ phải thắng về năng suất lao động [1]. Cuộc đối đầu giữa các mô hình phát triển cuối cùng cũng nằm ở chỗ mô hình nào tạo ra năng suất lao động cao hơn. Đó là lý do vì sao người ta đang dần nhận ra cuộc chiến Mỹ-Trung hiện nay chính yếu không phải về thương mại, mà là về công nghệ [2] - yếu tố quan trọng bậc nhất để tăng năng suất. Điều này cũng giải thích vì sao hai nước vừa tuyên bố đình chiến thương mại tạm thời nhưng ngay sau đó con gái chủ tịch Huawei - tập đoàn chủ đạo trong tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc - vẫn bị bắt.
  • VIỆT NAM LÀM GÌ TRƯỚC CUỘC SO GĂNG TRUNG-MỸ(PHƯƠNG TÂY)? (Phần 3) (RFABLOG) - PHE NÀO SẼ THẮNG?. Thái độ cẩn trọng không cho phép chúng ta dựa trên thiên kiến mà vội vàng đưa ra câu trả lời, đặc biệt khi chứng kiến sự phát triển vũ bão của Trung Quốc vài thập niên qua. Tuy nhiên nếu đồng ý rằng công nghệ là đấu trường chính của cuộc so găng, Trung Quốc rõ ràng đang gặp quá nhiều bất lợi: Đầu tiên, những diễn biến thời gian gần đây cho thấy mặc dù rất nỗ lực, Trung Quốc vẫn chưa chế ngự được khả năng sáng tạo công nghệ. Sự khốn đốn của ZTE - tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc, dưới lệnh cấm vận công nghệ của Hoa Kỳ là một minh chứng không thể rõ nét hơn.
  • VIỆT NAM LÀM GÌ TRƯỚC CUỘC SO GĂNG TRUNG-MỸ(PHƯƠNG TÂY)? (Phần 4) (RFABLOG) - VIỆT NAM PHẢI CHỌN. Câu hỏi đầu tiên đặt ra là liệu Việt Nam có thể đứng bên lề cuộc so găng lịch sử này với một tư thế trung lập được không? Khả năng cao là không. Việt Nam là một nước nhỏ yếu nằm ở vị trí trung tâm của đấu trường so găng là khu vực Biển Đông, mà đã nhỏ yếu thì khó thoát vòng chi phối của các siêu cường mỗi khi họ đụng độ. ‘Các nước Đông Nam Á có thể bị buộc phải chọn một trong hai’[7], lời phát biểu mới tháng trước của Lý Hiển Long tuy ngắn gọn nhưng đủ cho thấy đảo quốc này, nhờ đứng chân trên một di sản và kinh nghiệm ngoại giao phong phú, đã thấu hiểu thời cuộc ra sao.
  • VIỆT NAM LÀM GÌ TRƯỚC CUỘC SO GĂNG TRUNG-MỸ(PHƯƠNG TÂY)? (Phần 5) (RFABLOG) - CHỌN PHE NÀO? Với những phân tích ở trên rõ ràng là nên nghiêng về phương án Mỹ/phương Tây bởi ưu thế vượt trội của phe này. Thực tế thì tất cả những nước Đông Á kể trên (Nhật, Hàn, Đài, Trung) cũng đã từng lựa chọn tương tự trong những thời điểm quốc gia đòi hỏi hiện đại hóa. Đó là chưa nói đến có nhiều lý do khiến việc đứng về phe Trung Quốc không hề đảm bảo một kết cục tốt đẹp.
  • VIỆT NAM LÀM GÌ TRƯỚC CUỘC SO GĂNG TRUNG-MỸ(PHƯƠNG TÂY)? (Phần 6 - Hết) (RFABLOG) - PHẢI LÀM GÌ? Ngoại giao dù khéo léo đến đâu chỉ có thể trì hoãn chứ không thể chấm dứt được hiểm họa bành trướng Trung Quốc phủ bóng lên dân tộc chúng ta, và cũng không thể ngăn các siêu cường thương lượng trên lưng những nước nhược tiểu như chúng ta. Ở một vị trí như nước ta trong tình thế hiện nay, ngoại giao cùng lắm chỉ giúp mua thời gian để chúng ta hiện đại hóa quốc gia nhanh nhất có thể. Mục tiêu của chúng ta không bao giờ là đổi danh dự lấy hòa bình để rồi đánh mất cả hai trong ô nhục, mà phải tìm mọi cách để xây dựng quốc gia hùng mạnh nhất có thể. Chỉ khi quốc gia chúng ta đủ hùng mạnh thì Trung Quốc mới phải cân nhắc thật kỹ trước khi chọn chúng ta làm đối tượng bành trướng của họ, và chính chúng ta mới đủ khả năng xoay sở vượt thoát thân phận con cờ trên bàn cờ nước lớn.
  • Chàng Democracy (RFABLOG) - Dân chủ, như một thể chế, là cách thức tổ chức xã hội mà ở đó người dân làm chủ đất nước bằng cách ra quyết định, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua đại diện), về các vấn đề của đất nước. Trong trường hợp trực tiếp, ta có dân chủ trực tiếp. Trong trường hợp gián tiếp, ta có dân chủ gián tiếp hay dân chủ đại diện. Phát biểu trên đây về dân chủ mới chỉ dừng lại ở mặt hình thức của nó. Dân chủ về mặt bản chất, tức người dân thực sự làm chủ, bao hàm làm chủ hiệu quả, đòi hỏi một số đặc điểm. Các đặc điểm này làm nên dân chủ như một (hay một hệ) giá trị
  • Mỹ - Trung đã đi vào Chiến tranh Lạnh hay chưa ? (RFI) - Cuộc chiến thuế quan chưa từng có giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, khởi sự từ mùa hè 2018, và các đối đầu trên nhiều lĩnh vực khác như an ninh, quân sự… khiến cụm từ « Chiến tranh Lạnh Mỹ - Trung » ngày càng được nói đến nhiều hơn. Về phía quan điểm phản bác, không ít ý kiến cho rằng trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay một cuộc Chiến tranh Lạnh theo kiểu Mỹ-Xô trước đây là điều không thể có. Vậy thực hư ra sao ?
  • Hàng ngàn người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong (VOA) - Hàng ngàn người biểu tình đã xuống đường ở Hong Kong hôm 1/1 để đòi dân chủ, các quyền cơ bản và thậm chí là độc lập khỏi Trung Quốc trong bối cảnh họ phải đối mặt với sự đàn áp gia tăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các quyền tự do địa phương.
  • Thế giới từ Á sang Âu, Mỹ mừng Năm Mới 2019 (RFI) - Thế giới tưng bừng mừng Năm Mới bằng những màn trình diễn pháo hoa ở nhiều nơi. Một Năm Mới 2019 với nhiều thách thức : xu hướng dân tộc chủ nghĩa và dân túy đang gia tăng, quan ngại về Trái đất bị hâm nóng hay Brexit.
  • Thế giới chào đón năm mới 2019 (VOA) - Mời các bạn chiêm ngưỡng những hình ảnh chào đón năm mới 2019 đầy màu sắc. Nhân dịp này, VOA Tiếng Việt xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến các khán thính giả của đài trên toàn thế giới. Chúc các bạn một năm mới an lành và hạnh phúc.
  • Pháp: Hiểu nỗi giận dữ của Áo Vàng, Macron vẫn kiên quyết cải cách (RFI) - Ngày đầu năm mới 2019, tất cả các nhật báo lớn của Pháp nghỉ lễ, trừ tờ Le Monde ra số đúp cho ngày mùng 1 và mùng 2 tháng Giêng. Trang nhất của Le Monde nổi bật với hồ sơ « đồng tiền chung châu Âu tròn 20 năm, nhưng vẫn yếu ớt ». Tiếp theo là hình ảnh đô trưởng Paris Anne Hidalgo chuẩn bị cho cuộc chiến bầu cử địa phương sắp tới.
  • Rumani nắm quyền chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu (RFI) - Bắt đầu từ hôm nay, 01/01/2019, quyền chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu được chuyển giao từ nước Áo cho Rumani, trong bối cảnh thành viên Đông Âu này đang liên tục công kích Bruxelles và Liên Âu đang xáo động bởi hồ sơ Brexit, cũng như làn sóng hoài nghi vai trò của Liên Âu đang lên cao, trước cuộc bầu cử nghị viện EU.
  • Pháp : Đón Năm Mới an toàn trong không khí lễ hội (RFI) - Trong sự cảnh giác an ninh cao độ, nước Pháp đón Năm Mới 2019 không có sự cố lớn nào xảy ra tại những tụ điểm công cộng của các thành phố lớn. Lễ đón giao thừa trên đại lộ Champs-Elysées đã diễn ra an toàn, trong không khí lễ hội đầy màu sắc ánh sáng, dù ban đầu có lo ngại về các kêu gọi biểu tình của những người Áo Vàng.
  • Thượng nghị sỹ Elizabeth Warren ra tranh cử tổng thống Mỹ (VOA) - Thượng nghị sỹ Dân chủ Elizabeth Warren, người có quan điểm tự do nhiệt thành vốn hay đả kích Phố Wall và lời qua tiếng lại với Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã trở thành nhân vật nổi bật nhất của Đảng Dân chủ thông báo sẽ thách thức ông Trump vào năm 2020.
  • Đảng Dân chủ tìm cách ngưng đóng cửa chính phủ (VOA) - Phe Dân chủ trong Hạ viện Mỹ dự định sẽ bỏ phiếu vào ngày 3/1 về một gói cấp ngân sách để chấm dứt 10 ngày đóng cửa chính phủ một phần nhưng không cấp khoản tiền 5 tỷ đô la mà Tổng thống Donald Trump đòi để xây bức tường biên giới với Mexico.
  • Mỹ : Mattis rời Lầu Năm Góc với lời nhắn "hãy vững vàng bên các đồng minh" (RFI) - Tại Hoa Kỳ, bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis tối qua 31/12/2018 đã rời chức vụ, và tạm thời được thay thế bằng ông Patrick Shanahan, thứ trưởng Quốc Phòng từ 18 tháng qua. Trái với truyền thống, không có buổi lễ từ biệt nào dành cho vị tướng bốn sao rất được tôn trọng, từ chức vì bất đồng quan điểm với tổng thống Donald Trump về việc rút quân Mỹ khỏi Syria.
  • Đấu bò ở Costa Rica mừng tất niên (VOA) - Người dân Costa Rica mừng tất niên với môn đấu bò truyền thống. Đây là một phần của lễ hội Las Fiestas de Zapote kéo dài sáu ngày diễn ra giữa Giáng sinh và Năm mới.
  • Đồng euro : 20 tuổi nhưng vẫn chưa ''trưởng thành'' (RFI) - Ngày 01/01/2019, đồng tiền chung châu Âu « euro » thổi ngọn nến thứ 20. Những năm gần đây, đồng tiền chung của khoảng 340 triệu người dân tại 19 quốc gia châu Âu đã phải vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng và các bất đồng chính trị. Dù đã được củng cố nhờ một số chính sách tiền tệ của châu Âu, nhưng đồng euro vẫn còn là « một người khổng lồ yếu ớt ».
  • Thủ tướng Ấn Độ Modi tự tin vào cuộc tổng tuyển cử sắp tới (VOA) - Đảng Bharatiya Janata Party (BJP) cầm quyền ở Ấn Độ tự tin họ sẽ có kết quả tốt tại cuộc tổng tuyển cử vào năm nay bất chấp những thất bại gần đây của họ trong các cuộc bỏ phiếu ở cấp độ bang, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin ANI hôm 1/1.
  • Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ phát hình ảnh ‘vali chuyển xác Khashoggi’ (VOA) - Một kênh truyền hình thân chính phủ của Thổ Nhĩ Kỳ đã phát sóng hình ảnh cho thấy những người đàn ông đang đem những chiếc vali dường như được dùng để chứa thi thể của nhà báo Ả Rập Xê-út Jamal Khashoggi vào tư dinh của lãnh sự quán nước này ở Istanbul.
  • Cắt tóc kiểu 'thót tim' (VOA) - Thợ làm tóc người Tây Ban Nha này đã tìm được một cách tạo mẫu tóc độc đáo và có phần nguy hiểm, bắt chước theo phong cách của các thợ cắt tóc thời cổ xưa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad

Pages